Các giai đoạn bệnh viêm da cơ địa
Ở trẻ sơ sinh, bệnh chàm thể tạng ( chàm sữa) thường bắt đầu khoảng 6-12 tuần tuổi. Đầu tiên các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện quanh má và cằm, chẳng hạn như một phát ban trên khuôn mặt, có thể tiến triển thành màu đỏ, tróc vảy, chảy dịch. Da có thể bị nhiễm trùng.
Khi trẻ trở nên năng động hơn và bắt đầu bò, khu vực tiếp xúc như đầu gối và khuỷu tay cũng có thể bị ảnh hưởng. Trẻ bị viêm da cơ địa có thể bồn chồn và cáu kỉnh vì bị ngứa và khó chịu. Nhiều trẻ sơ sinh cải thiện các triệu chứng khi đến 18 tháng tuổi, mặc dù vậy chúng vẫn còn nguy cơ lớn hơn bình thường về vấn đề da khô hoặc eczema thể địa ở tay sau này.
Trong thời thơ ấu, biểu hiện phát ban đỏ có xu hướng xảy ra phía sau đầu gối và bên trong khuỷu tay, ở hai bên cổ, và trên cổ tay, mắt cá chân, và bàn tay. Thông thường, phát ban bắt đầu với các mụn sẩn, sau trở nên cứng và đóng vảy khi bị trầy xước. Vùng da quanh môi có thể bị viêm, và liếm môi liên tục có thể dẫn đến các vết nứt nhỏ, đau đớn. Trường hợp nặng của eczema thể địa có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng, và đứa trẻ có thể thấp hơn trung bình. Trong những người có làn da sẫm màu, đặc biệt là vùng mặt, vùng da bị bệnh có thể sáng hơn xung quanh. Tình trạng này được gọi là lang ben. Nó không vĩnh viễn, sẽ cải thiện theo thời gian và màu sắc cuối cùng của da sẽ bình thường trở lại.
Bệnh có thể đi vào giai đoạn thuyên giảm (giai đoạn ổn định không có triệu chứng) trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Trong hầu hết các trẻ em, bệnh biến mất sau tuổi dậy thì. Có một số người đã mắc viêm da cơ địa khi còn là trẻ em vẫn bị bệnh này khi trở thành người lớn.
Căn bệnh này khởi phát lần đầu tiên ở tuổi trưởng thành là hiếm gặp. Biểu hiện và triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở người lớn là tương tự như thấy ở trẻ em. Đó là bệnh có thể lan rộng hoặc khu trú ở một trí nào đó. Ở một số người lớn, chỉ có bàn tay hoặc bàn chân có thể bị ảnh hưởng và trở nên khô, ngứa, đỏ và nứt nẻ tróc vảy.
Giấc ngủ và hiệu suất làm việc có thể bị ảnh hưởng, và sử dụng lâu dài của các loại thuốc để điều trị bệnh có thể gây ra các biến chứng. Người lớn bị bệnh cũng có một khuynh hướng bị viêm da tiếp xúc, đặc biệt là nếu họ đang làm trong các ngành nghề liên quan đến ướt tay hoặc rửa tay thường xuyên, hoặc tiếp xúc với hóa chất. Một số người phát triển một ban đỏ quanh núm vú của họ. Những triệu chứng cục bộ là khó điều trị, và mọi người thường không nói với bác sĩ của họ vì ngại hoặc bối rối. Người lớn cũng có thể phát triển bệnh đục thủy tinh thể mà rất khó để phát hiện vì chúng không có biểu hiện triệu chứng. Do đó, các bác sĩ có thể khuyên bạn nên kiểm tra mắt thường xuyên.
Khô da, đỏ da, ngứa là những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da cơ địa
Các chất gây kích thích, dị ứng thực phẩm và dị ứng trong không khí,..là một số yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng lên.
Điều trị liên quan đến sự hợp tác giữa bác sĩ và bệnh nhân và các thành viên trong gia đình.
Bất chấp các triệu chứng khó chịu do viêm da cơ địa gây ra, một người mắc bệnh này vẫn có thể duy trì được cuộc sống chất lượng cao.
- 1 trả lời
- 1440 lượt xem
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
- 1 trả lời
- 1226 lượt xem
Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.
- 1 trả lời
- 1180 lượt xem
Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?
- 1 trả lời
- 1110 lượt xem
Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là bị đỏ ửng 2 má, da bị khô, ngứa. Thỉnh thoảng còn nổi mụn nước li ti và chảy dịch ướt ướt. Đêm bé hay gãi nên bệnh càng nặng hơn. Bé năm nay 1 tuổi rưỡi. Có cách nào để phòng bệnh cho bé không ạ? Mình thương bé lắm
- 1 trả lời
- 1091 lượt xem
Năm nay cháu 16 tuổi, cháu bị á sừng hơn 7 năm nay rồi. Đi đâu cũng tự ti, xấu hổ. Cháu muốn hỏi bệnh của cháu sau khi lấy chồng, sinh con thì có khỏi được không ạ? (cháu nghe nhiều nói là sẽ thay máu là khỏi bệnh?)