1

Bệnh vảy phấn đỏ nang lông - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG

  • Vảy phấn đỏ nang lông được đặc trưng bởi các biểu hiện dày sừng nang lông khu trú, dày sừng lòng bàn tay bàn chân và đỏ da.
  • Bệnh gặp ở cả hai giới. Tuổi hay gặp nhất từ 40-60 tuổi và từ 1-10 tuổi.

2. NGUYÊN NHÂN

  • Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng. Một số trường hợp xuất hiện sau nhiễm khuẩn hay nhiễm virút.
  • Các nghiên cứu cho thấy chu chuyển các tế bào ở thượng bì tăng, chỉ số đánh dấu thymidin tăng 3-27%. Tốc độ phát triển của móng tăng hơn bình thường.

3. CHẨN ĐOÁN

a) Chẩn đoán xác định

- Lâm sàng

+ Sẩn nang lông

  • Màu nâu bẩn, vàng nâu hoặc màu da
  • Thô ráp
  • Vị trí:
  1. Vùng da dầu như đầu, trán, tai, mũi, cổ, ngực
  2. Tỳ đè: đầu gối, khuỷu tay Mặt duỗi đốt ngón gần của ngón tay, ngón chân
  3. Lúc đầu riêng lẻ sau tập trung thành mảng

+ Dát đỏ

  • Vùng tỳ đè, đầu, mặt, cổ
  • Trên có vảy da khô
  • Bề mặt sần sùi, thô ráp
  • Tiến triển từ đầu xuống thân mình và các chi
  • Có thể gây đỏ da toàn thân

+ Lòng bàn tay, bàn chân: dày sừng, màu ánh vàng

+ Dấu hiệu lộn mi (khi có tổn thương ở mặt)

+ Tổn thương móng

  • Dày móng
  • Rỗ móng
  • Tăng sắc tố ở bờ tự do

- Cận lâm sàng

+ Mô bệnh học

  • Nang lông: nút sừng dày đặc
  • Á sừng ở xung quanh các nang lông và giữa các nang lông
  • Dày sừng
  • Lớp hạt teo
  • Các mạch máu ở trung bì giãn nhưng không xoắn
  • Thâm nhiễm các tế bào lympho và tổ chức bào

+ Các xét nghiệm khác

  • Giảm protein gắn retinol trong máu.
  • Tăng CRBP (Cellular Retinol Binding Protein).
  • Tăng CRABP (Cellular retinoic Acid Binding Protein).
  • Tăng hoạt động của tế bào T ức chế, giảm hoạt động của tế bào Th.
  • Chẩn đoán xác định: Dựa vào lâm sàng và xét nghiệm mô bệnh học.

b) Chẩn đoán thể lâm sàng

- Thể điển hình ở người lớn

+ Dát đỏ, bong vảy ở đầu tiên ở đầu, cổ, phần trên của thân mình.

+ Sẩn ở nang lông, dày sừng, ở đốt một các ngón và vùng tỳ đè.

+ Lúc đầu các sẩn đứng riêng rẽ sau liên kết lại thành mảng lớn, màu đỏ, sần sùi, thô ráp.

+ Xung quanh các mảng đỏ da có các sẩn ở nang lông đứng riêng lẻ. Đây là dấu hiệu quan trọng giúp cho chẩn đoán xác định bệnh.

+ Tiển triển của bệnh theo xu hướng từ đầu đến thân mình đến các chi.

+ Ở mặt: gây đỏ da và có dấu hiệu lộn mi. Đôi khi thương tổn giống với viêm da dầu.

+ Ở đầu: đỏ da và bong vảy.

+ Bàn tay bàn chân: dày sừng và có màu vàng.

+ Móng tay, móng chân dày, rỗ, tăng sắc tố ở bờ tự do, đôi khi có hiện tượng xuất huyết.

+ Cơ năng: người bệnh ngứa, kích thích hay khó chịu.

+ Các biểu hiện có thể gặp:

  • Yếu cơ
  • Thiểu năng giáp trạng
  • Đau khớp
  • Một số kết hợp với bệnh máu: leucemia, hội chứng Sezary, u lympho ở da.

- Thể không điển hình ở người lớn.

  • Chiếm 5% tổng số người bệnh.
  • Khởi phát ở tuổi 40-50.
  • Sẩn nang lông ở một số vùng của cơ thể.
  • Nhiều người bệnh có biểu hiện giống với eczema.
  • Ít gây đỏ da toàn thân.

- Thể điển hình ở trẻ em

  • Khởi phát lúc 5-10 tuổi.
  • Lâm sàng giống typ 1.
  • Có 3⁄4 người bệnh xuất hiện sau nhiễm trùng.
  • Tự khỏi sau 1-2 năm.
  • Có thể chuyển sang typ 4.

- Thể khu trú ở trẻ em

  • Xuất hiện muộn vài năm sau đẻ.
  • Mảng đỏ giới hạn rõ trên có các sẩn ở nang lông, vị trí ở đầu gối, khuỷu tay.
  • Có thể có dày sừng bàn tay bàn chân.
  • Hình ảnh lâm sàng giống với vảy nến.
  • Tiên lượng: một số trường hợp có thể khỏi sau 10 tuổi.

- Thể không điển hình ở trẻ em

  • Đỏ da và dày sừng từ lúc sơ sinh hoặc trong những năm đầu của cuộc sống.
  • Dày sừng rất thường gặp đi kèm với sẩn ở nang lông.
  • Một số trường hợp có dày da kiểu xơ cứng bì ở các ngón tay.
  • Ít khi khỏi.
  • Một số trường hợp có tính chất gia đình.

- Thể liên quan đến HIV

  • Dày sừng ở mặt và phần trên của thân mình.
  • Trứng cá mạch lươn.
  • Suy giảm miễn dịch.
  • Giảm globulin máu.

b) Chẩn đoán phân biệt với vảy nến

 

  PRP Vảy nến
Tuổi 2 đỉnh  Trên 20 tuổi
Vảy Mỏng Dày
Dày sừng Thường gặp Ít gặp hơn
Đảo da lành Thường gặp Ít gặp
Móng Dày  Dày móng, rỗ móng
Chu chuyển thượng bì ++ ++++
Áp xe Munro - ++
Đáp ứng với UVB Kém Tốt
Đáp ứng với corticoid  Kém +
Đáp ứng với methotrexat Tùy từng trường hợp Tốt

 

4. ĐIỀU TRỊ

a) Nguyên tắc điều trị

  • Tránh dùng các thuốc kích ứng da.
  • Dùng các thuốc dịu da, ẩm da.
  • Corticoid bôi tại chỗ không có tác dụng.
  • Sử dụng thuốc điều trị toàn thân kết hợp với ánh sáng trị liệu trong trường hợp cần thiết.

b) Điều trị cụ thể

- Tại chỗ

  • Bôi kem chống khô da: vaselin, kem dưỡng ẩm.
  • Chiếu UVB kết hợp với vitamin A axít.

- Toàn thân

+ Vitamin A axít (acitretin)

  • Liều tấn công từ 0,5-0,75mg/kg/ngày.
  • Khi tình trạng bệnh tiến triển tốt, thì giảm liều dần.
  • Thời gian điều trị từ 6 đến 12 tháng.
  • Cần theo dõi tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid trong máu.

+ Methotrexat

  • Chỉ định ở trường hợp không đáp ứng với vitamin A axít.
  • Liều từ 20 đến 30 mg/tuần (uống hoặc tiêm một lần).
  • Thời gian điều trị từ 4 đến 12 tháng.

+ Azathioprim (Immurel)

  • Tác dụng tốt đối với thể ở người lớn.
  • Liều 100 đến 200mg/ngày.

+ Cyclosporin

  • Liều tấn công 5mg/kg/ngày.
  • Khi bệnh ổn định (thường sau 1 tháng), có thể giảm liều xuống 2-3mg/kg/ngày.
  • Thời gian điều trị kéo dài vài tháng.
  • Đối với người bệnh HIV: sử dụng các thuốc chống virút.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Thể khu trú thường tiến triển tốt sau một vài năm. Thể điển hình tiến triển dai dẳng và có thể gây đỏ da toàn thân sau 2 đến 3 tháng. Một số trường hợp giảm dần rồi ổn định từ 2 đến 3 năm và có thể tự khỏi. Bệnh có thể tái phát nhưng hiếm gặp.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Sử dụng giường khí hóa lỏng điều tri người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Viêm nang lông - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Dị sừng nang lông - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Nuôi dưỡng tĩnh mạch cho bệnh nhân nặng hồi sức cấp cứu  - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Bệnh suy dinh dưỡng do thiếu Protein – Năng lượng  - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Âm đạo: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp
Âm đạo: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Tìm hiểu về giải phẫu, chức năng và các vấn đề thường gặp của âm đạo

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Viêm nang lông và cách điều trị
Viêm nang lông và cách điều trị

Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis - CF) ở trẻ sơ sinh
Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis - CF) ở trẻ sơ sinh

Xơ nang (Cystic fibrosis - CF) là một bệnh di truyền, có thể đe dọa đến mạng sống của trẻ. Trẻ mắc bệnh xơ nang có một gen bị lỗi, ảnh hưởng đến chuyển động của muối natri clorua ở trong và ngoài một số tế bào nhất định.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1281 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ sinh non 34 tuần, 4 tháng đi ngoài phân xanh đen, bết dính và nặng mùi là bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2495 lượt xem

Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?

Làm gì để khắc phục tình trạng biếng bú, sôi bụng, phân lỏng của bé gần 3 tháng tăng cân chậm?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  901 lượt xem

Bé trai nhà em sinh non ở tuần thứ 36, bé nặng 2,6kg. Đến nay bé đã được gần 3 tháng nhưng chỉ nặng 5,2kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg, tháng thứ 2 là 1,2kg nhưng tháng thứ 3 chỉ tăng 400g. 15 ngày nay bé nhà em ị 4-5 lần/ngày, sôi bụng, phân lỏng có nhầy và bọt. Mẹ không ăn gì lạ. Và bé bú cũng chỉ được 10p là nhả ti, ép bú thêm là khóc. Bé nhà em phân bị như vậy có nhỏ rota được không ạ? Em bổ sung men vi sinh cho bé có được không và làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

Bé trai 6 tháng 10 ngày nặng 9,2kg đi ngoài thườngrặn đỏ mặt và có máu trong phân thì phải làm gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  751 lượt xem

Bé trai nhà em sinh mổ lúc mẹ 39 tuần 4 ngày. Bé nặng 3,4kg. Hiện bé được 6 tháng 10 ngày và nặng 9,2kg ạ. Từ lúc sơ sinh đến giờ bé uống sữa công thức. Bé bắt đầu ăn dặm bột ngọt lúc 5 tháng 10 ngày với 50ml vào buổi sáng. 2 tuần gần đây, bé có hiện tượng rặn đỏ mặt khi đi ngoài và thỉnh thoảng có ít máu trong phân. Em có cho bé ăn hoa quả xay nhuyễn như chuối, bơ, xoài nhưng không cải thiện. Em có nên cho bé uống thuốc trị táo bón không ạ? Và thực phẩm nào tốt cho bé bị táo bón ạ? Ngoài ra bé nhà em chân phải to hơn chân trái. Bé vẫn hoạt động bình thường nhưng 6 tháng vẫn chưa thể tự đứng với sự giúp đỡ của người lớn. Em có cần cho bé đi khám không, thưa bác sĩ?

Bé 3,5 tháng nặng 6kg và đi ngoài phân xanh rêu có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1934 lượt xem

Bé nhà em hiện 3,5 tháng, bé nặng 6kg là có trong tiêu chuẩn bình thường không ạ? Hiện bé đang uống sữa Nan. Gần đây em thấy phân bé có màu xanh rêu, như thế có khác thường không ạ? Hơn nữa em thấy bé có hiện tượng rụng tóc, chiều tối đang ngủ lại khóc thét lên. Ngày thì bé chơi ngoan. Cho em hỏi bé rụng tóc có phải do thiếu canxi không? Em cho bé uống bổ sung cobie (canxi) và ostelin (vitamin D)có tốt không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây