1

Nuôi dưỡng tĩnh mạch cho bệnh nhân nặng hồi sức cấp cứu  - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG

  • Dinh dưỡng đường tĩnh mạch hoàn toàn (TPN): là đưa các chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch vào máu để nuôi dưỡng cơ thể. Các chất dinh dưỡng bao gồm: protein, carbohydrate, lipid, nước, muối khoáng và các chất vi lượng.
  • Trẻ bệnh nặng có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng do stress với đặc trưng là tăng chuyển hóa cơ bản và dị hoá protein mạnh. Vì vậy với bệnh nhân nặng, ngoài điều trị bệnh chính thì việc can thiệp dinh dưỡng sớm, hợp lý đóng vai trò quan trọng.

2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

2.1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ bệnh nặng

Bảng 1. Nhu cầu năng lượng bình thường

Cân nặng Nhu cầu năng lượng
<= 10kg 100 Kcal/kg
10 – 20 kg  1000 + 50 Kcal/mỗi kg trên 10
> 20 kg 1500 + 20 Kcal/mỗi kg trên 20



 Bảng 2. Nhu cầu dinh dưỡng cho nuôi dưỡng tĩnh mạch

Tuổi (năm)  Kcal/kg Protein
(g/kg)
Phân bố calo
Chất béo  protein Carbonhydrat
0-1
1-10
11-18
80 - 120
60 - 90
30 - 75
2,0 – 2,5
1,7 – 2,0
1,0 – 1,5
35% - 45%
30% - 35%
25% -3 0%
8% - 15%
10% - 25%
12% - 25%
45% - 65%
45% - 65%
45% - 65%

 

 

Bảng 3. công thức tính năng lượng tiêu hao lúc nghỉ ngơi theo WHO

Tuổi (năm)  Nam  Nữ
0 - 3
3 - 10
10 - 18
60,9 x p(kg) - 54
22,7 x p(kg) + 455
17,5 x p(kg) + 651
61,0 x p(kg) - 54
22,5 x p(kg) + 499
12,5 x p(kg) + 746

 

Bảng 4. Ảnh hưởng của hệ số hoạt động và yếu tố stress đối với nhu cầu năng lượng của trẻ

Yếu tố Hệ số x chuyển hóa cơ bản
*Yếu tố hoạt động:
Thở máy,an thần, bất động.
Nghỉ tại gường.
Đi lại nhẹ nhàng.
0,8-0,9
1,0-1,15
1,2-1,3

*Yếu tố stress:
Đói
Phẫu thuật.
Nhiễm trùng.
Vết thương đầu kín.
Chấn thương.
Kém tăng trưởng.
Bỏng.
Suy tim.

0,7-0,9
1,1-1,5
1,2-1,6
1,3
1,1-1,8
1,5-2,0
1,5-2,5
1,2-1,3

Tổng năng lượng tiêu hao (TEE) = Năng lượng tiêu hao lúc nghỉ ngơi (REE) x hệ số hoạt động (AF) x Yếu tố stress (SF)

 

Bảng 5. Nhu cầu dịch bình thường

Cân nặng  Lượng dịch
1 - 10 kg  100ml/kg
11 - 20 kg 1000ml + 50ml/kg (cho mỗi cân nặng tăng trên 10kg)
> 20kg 1500ml +20ml/kg (cho mỗi cân nặng tăng trên 20kg)


Bảng 6. Nhu cầu dịch cho bệnh lý

Bệnh lý  Lượng dịch
Không hoạt động thể lực Nhu cầu cơ bản (NCCB) x 0,7
Suy thận  Nhu cầu cơ bản (NCCB) x 0,3 + nước tiểu
Tăng tiết ADH  Nhu cầu cơ bản (NCCB) x 0,7
Thở máy  Nhu cầu cơ bản (NCCB) x 0,75
Bỏng  Nhu cầu cơ bản (NCCB) x 1,5
Sốt  Nhu cầu cơ bản (NCCB) +12% nhu cầu cơ bản




Bảng 7. Nhu cầu chất điện giải cần thiết cho nuôi dưỡng tĩnh mạch

Điện giải đồ Trẻ < 2 tuổi Trẻ 2 - 11 tuổi  ≥ 12 tuổi
Natri
Kali
Clo
Calci
Magie
phospho
2-5mEq/kg/ng
1-4mEq/kg/ng
2-3mEq/kg/ng
0,5-4mEq/kg/ng
0,15-1,0mEq/kg/ng
0,5-2mmol/kg/ng
3-5mEq/kg/ng
2-4mEq/kg/ng
3-5mEq/kg/ng
0,5-3,0mEq/kg/ng
0,25-1mEq/kg/ng
0,5-2mmol/kg/ng
60-150mEq/ng
70-180mEq/ng
60-150mEq/ng
10-40mEq/ng
8-32mEq/ng
9-30mmol/ng

 

2.2. Chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch

- Khi không thể nuôi dưỡng qua đường miệng hoặc đường ruột.

- Khi nuôi dưỡng qua các đường khác nhưng không thể cung cấp đủ nhubcầu.

- Cụ thể:

  •  Ngoại khoa: hội chứng ruột ngắn, dò đường tiêu hóa, bỏng diện rộng, tắc ruột cơ giới, Omphalocele/ Gastroschisis, thoát vi cơ hoành bẩm sinh và một số dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, giai đoạn sớm hậu phẫu đường tiêu hóa.
  •  Nội khoa: suy thận cấp nặng, xuất huyết tiêu hóa nặng, viêm ruột hoại tử thiếu máu cục bộ ruột, viêm tụy cấp, kém hấp thu nặng, sơ sinh <1000g. Hôn mê kèm co giật, suy hô hấp có chỉ định giúp thở (giai đoạn đầu).

2.3. Chống chỉ định

  •  Nhiễm trùng đường trung tâm.
  •  Các trường hợp dị ứng với các thành phần nuôi dưỡng.
  •  Khi bệnh nhân còn tình trạng n ặng như sốc , rối loạn nộ i môi n ặng,cần điều trị ổn định trước.

2.4. Dưỡng chất cơ bản

-  Protein:

  • Là acid amin, cung cấp năng lượng 4kcal/g, chiếm khoảng12- 20% tổng nhu cầu năng lượng (tùy thuộc giai đoạn của bệnh và từng bệnh cụ thể) không quá 35% nhu cầu năng lượng.
  •  Nhu cầu: 1,25 - 2g/kg/ngày, giao động từ 1,2 - 1,5g/kg/ngày (tùy mức độ nặng và từng bệnh).
  •  Tỷ lệ acid amin cần thiết/không cần thiết từ 0,7→1.
  •  Tốc độ truyền: <0,1g/kg/giờ (trung bình 0,5 - 1,0 g protein/kg/ngày)
  •  Bắt đầu truyền 0,5g/kg/ngày, tăng mỗi 0,5g/kg/ngày đến khi đạt đích.

- Glucose:

  • Cung cấp năng lượng chủ yếu, chiếm 45-65% tổng nhu cầu năng lượng. 1g cung cấp 4Kcal.Tuy nhiên còn phụ thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhu cầu calo và khả năng chịu đựng khối lượng chất lỏng của bệnh nhân.
  •  Tốc độ <0,5g/kg/h (TB 0,12 - 0,24 g/kg/h) (5-8mg CH/kg/phút) sau tăng dần hàng ngày 1-2mg/kg/ phút.

- Chất béo:

  •  Chiếm 30-35% tổng nhu cầu năng lượng và không quá 60%. 1g lipit cung cấp 9 Kcal.
  •  Tốc độ < 0,11g/kg/h (1g L/kg/ngày).sau tăng dần đến khi đạt nhu cầu.
  •  Khi trglyceride >400mg/dl, cần thay đổi dung dịch nồng độ thấp có omega 3, giảm tốc độ, nếu không cải thiện phải ngừng chất béo.
  •  Ngoài ra điện giải đồ (ĐGĐ) tính theo nhu cầu, và điều chỉnh khi có rối loạn. Cần bổ xung các vitamin, yếu tố vi lượng khi nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn trên 2 tuần.

2.5. Lựa chọn dung dịch nuôi tĩnh mạch

- Theo đường nuôi

+ Ngoại biên: sử dụng khi áp suất thẩm thấu của dịch nuôi dưỡng ≤ 900 mosm/l

  •  Dung dịch: Glucose: 5%,10%,15%. Béo nhũ tương: 10%, 20%. (Intralipid, lipopundin). Đạm: 5%,10% (alvesin,Aminoplasma,vaminolac...)

+ Trung ương: sử dụng khi áp suất thẩm thấu của dịch nuôi dưỡng ≥1500 mosm/l.

  •  Dung dịch Glucose : 20%, 30%, 50% ;
  • Lipid : 10%, 20%;
  • Đạm : 5%, 10%, 15%

- Theo bệnh

  •  Suy tim: hạn chế dịch, Natri. Suy thận mạn và thiểu niệu: Hạn chế Na, K, dịch, không hạn chế đạm ở bệnh nhân có điều kiện lọc thận.
  •  Suy gan: đạm 1,2 - 1,5g/kg/ngày,loại đạm giàu acid amin nhánh

- Xem xét chỉ định đặt implantofix trong trường hợp cần dinh dưỡng tĩnh mạch trung tâm dài ngày.

2.6. Kỹ thuật nuôi dưỡng tĩnh mạch

2.6.1. Nguyên tắc

  •  Các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể cùng lúc, chậm, đều đặn 24/24h, lipid được truyền riêng từ 12-18 giờ, hoặc cùng dịch khác qua chạc ba. Dung dịch đạm, đường, điện giải có thể pha chung.
  •  Phải đảm bảo tốc độ truyền các chất đạm, đường, béo

2.6.2. Các bước tiến hành

  •  Đánh giá bệnh nhân: dấu hiệu sinh tồn, cân nặng, tình trạng dinh dưỡng hiện tại, bệnh lý hiện tại và bệnh lý nền
  •  Xét nghiệm: CTM, điện giải đồ, đường huyết
  •  Tính nhu cầu năng lượng cần thiết
  •  Tính nhu cầu dịch cần thiết
  •  Tính thành phần proein, lipid
  •  Tính thể tích điện giải
  •  Tính thể tích glucose
  •  Tính nồng độ thẩm thấu hỗn dịch glucose – acid amine – điện giải dựa vào công thức sau:

                mOsm/L = [amino acid (g/L) x 10 ] + [dextrose(g) x 5 ] + ([mEq Na + mEq K] x 2)/L + (mEq Ca x 1,4 )/L

  •  Tính năng lượng thực tế cung cấp

2.7. Theo dõi

  •  Dấu hiệu sống, cân nặng, cân bằng dịch, vị trí/chân catheter hàng ngày
  •  Đường niệu, ĐGĐ, đường máu, CTM hàng ngày/tuần đầu. Khi ổn định xét nghiệm 1-2 lần/tuần.
  •  Xét nghiệm khác: protide, albumin, ure, creatinin, GOT, GPT, khí máu, triglyceride, can xi, phospho, magnesium...2 - 3 lần/tuần đầu, khi ổn định thì tuần/lần.

2.8. Theo dõi biến chứng

- Do catheter:

  •  Nhiễm trùng catheter (nếu sử dụng đường tĩnh mạch trung tâm) : Viêm, tắc tĩnh mạch.
  •  Thẩm thấu tĩnh mạch (nếu sử dụng tĩnh mạch ngoại biên).
  •  Nhiễm trùng huyết
  •  Tràn khí, tràn máu màng phổi
  •  Dò động tĩnh mạch, tổn thương ống ngực,
  •  Huyết khối tĩnh mạch, tắc mạch

- Do chuyển hóa:

  •  Tăng đường máu và tiểu đường, hạ đường máu
  •  Đa niệu thẩm thấu
  •  Rối loạn nước điện giải, thiếu vi chất
  •  Tăng lipide máu (triglycerid),
  •  Thiếu acide béo không no cần thiết
  •  Tăng ure huyết.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chẩn đoán và điều trị nội khoa cường cận giáp trạng thứ phát ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính  - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

Nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân đặt Catheter mạch máu - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Bệnh suy dinh dưỡng do thiếu Protein – Năng lượng  - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Bộc lộ tĩnh mạch ngoại vi để truyền dịch điều trị người bệnh bỏng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Tăng áp tĩnh mạch cửa là bệnh gì?
Tăng áp tĩnh mạch cửa là bệnh gì?

Động mạch mang máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan, cơ bắp và các mô khác trong khi tĩnh mạch mang máu trở lại trái tim, ngoại trừ tĩnh mạch cửa mang máu đến gan.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng có phải là bệnh lây qua đường tình dục không
Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng có phải là bệnh lây qua đường tình dục không

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến. Mặc dù được coi là một bệnh lây qua đường tình dục nhưng quan hệ tình dục không phải con đường lây truyền duy nhất.

Tiêm PRP dương vật (P-shot) một giải pháp mới để điều trị rối loạn chức năng tình dục
Tiêm PRP dương vật (P-shot) một giải pháp mới để điều trị rối loạn chức năng tình dục

P-Shot dựa trên liệu pháp PRP – liệu pháp này vốn được sử dụng để hỗ trợ bệnh nhân phục hồi sau chấn thương cơ và khớp. P-Shot đã và đang được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như điều trị rối loạn cương dương và cải thiện chức năng tình dục.

Huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân và cách điều trị
Huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân và cách điều trị

Huyết khối tĩnh mạch thận là một tình trạng nghiêm trọng trong đó cục máu đông hình thành ở một hoặc cả hai tĩnh mạch thận.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1281 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1349 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  786 lượt xem

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Siêu âm thai 19 tuần có nang rối mạch mạc hai bên não trái và phải
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  4933 lượt xem

Hôm nay em được gần 19 tuân khi đi siêu âm. Bác sĩ nói em có nang rối mạch mạc 2 bên não trái và phải. Hồi 12 tuần em đã làm nipt gói 7tr tại bệnh viện phụ sản mê kông khảo sát trên 23 cặp nhiễm săc thể! Và bên đó cho kết quả bình thường! Bác sĩ chia sẻ giúp em với

Nang đám rối mạch mạc và dây rốn bám màng có ảnh hưởng đến em bé không, thai 16w6d?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1683 lượt xem

Em đi khám thai định kỳ. Bác sĩ nói em bé phát triển bình thường. Nhưng có 1 nang đám rối mạch mạc não thất bên trái kích thước 2.6 mm. Và dây rốn bám màng. Em hoang mang quá ạ. Nang đám rối mạch mạc có ảnh hưởng gì đến não em bé không. Tình trạng dây rốn bám màng nữa ạ. E mong bác sĩ tư vấn giúp em với.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây