Vàng da ở trẻ sơ sinh
Nội dung chính bài viết:
- Bilirubin là một loại sắc tố trong máu và là sản phẩm phụ khi tế bào hồng cầu vỡ ra. Ở em bé vừa mới chào đời, gan chưa bắt đầu làm việc nên bilirubin tích tụ lại trong máu và da của bé có màu vàng. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, ít lo ngại.
- Một số trẻ sơ sinh phát triển tình trạng “vàng da do bú sữa mẹ” trong vài tuần đầu tiên.
- Nếu mức bilirubin quá cao thì có thể gây nguy hiểm cho trẻ: tổn thương vĩnh viễn hệ thần kinh hoặc chứng kernicterus – vàng da nhân (gây điếc, chậm phát triển, bại liệt não).
- Một số trẻ dễ bị vàng da hơn những đứa trẻ khác
- Lý tưởng nhất là kiểm tra tình trạng vàng da của bé vào thời điểm 3-5 ngày sau khi sinh, nhờ chuyên gia y tế hoặc bạn có thể tự kiểm tra theo hướng dẫn trong bài.
- Nếu trẻ bị vàng da trong 24 giờ đầu sau khi sinh thì luôn được coi là vấn đề nghiêm trọng.
Con tôi mới sinh, da bé có màu vàng. Như vậy có bình thường không?
Điều này là bình thường. Có khoảng 60% trẻ sơ sinh đủ tháng có da màu vàng – được gọi là bệnh vàng da – trong tuần đầu hoặc tuần thứ hai sau sinh. Trên thực tế, hầu như tất cả trẻ sơ sinh đều mắc chứng bệnh này và không phải lúc nào tình trạng cũng đáng chú ý.
Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, đây chỉ là một tình trạng tạm thời, vô hại mà nó sẽ tự biến mất hoặc được can thiệp điều trị đơn giản. Nhưng trong một số ít trường hợp, tình trạng lại rất nghiêm trọng, vì vậy các bậc phụ huynh vẫn cần phải theo dõi kỹ.
Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh
Nồng độ cao của một loại sắc tố trong máu được gọi là bilirubin sẽ khiến da có màu vàng. Máu của mọi người đều chứa bilirubin và đây là một trong những sản phẩm phụ được tạo ra khi các tế bào hồng cầu cũ vỡ ra. Thông thường, gan sẽ loại bỏ bilirubin khỏi máu và cơ thể sau đó được loại bỏ nó trong các lần đi đại tiện.
Trong thời kỳ mang thai, gan của người mẹ sẽ loại bỏ bilirubin cho đứa bé. Sau khi sinh, phải mất một thời gian gan của bé mới bắt đầu làm việc. Kết quả là: sắc tố này tích tụ trong máu và da của bé sẽ có màu vàng.
Loại vàng da này, được gọi là vàng da sinh lý, thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau khi sinh và sẽ biến mất trong vòng hai tuần (Ở trẻ sinh non, có thể mất từ 5 đến 7 ngày hoặc lên đến hai tháng chứng bệnh này mới biến mất). Màu vàng dường như xuất hiện đầu tiên trên mặt em bé, sau đó di chuyển xuống cổ và ngực và xuống đến gót chân là được xem như tình trạng nặng.
Cho con bú có gây vàng da không?
Cho con bú sữa mẹ sẽ không gây vàng da, nhưng tình trạng này có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.
Chất lỏng không đủ sẽ làm nồng độ bilirubin trong máu tăng lên. Vì vậy, nếu con của bạn đang bú mẹ nhưng chưa nhận được nhiều sữa mẹ, thì nhiều khả năng bé sẽ trở nên vàng da. (Có thể một em bé bú sữa công thức cũng bị bệnh vàng da, nếu bé không có đủ sữa).
Nếu bạn nghĩ rằng con không có đủ sữa, hãy thảo luận vấn đề cho con bú với bác sĩ. Bạn có thể muốn tìm kiếm nguồn sữa mẹ từ thiện.
Khi con bú đủ sữa mẹ - thông qua việc cho bú nhiều hơn, thường xuyên hơn hoặc bổ sung sữa công thức – bệnh vàng da có thể sẽ biến mất. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo rằng bạn cho con bú ít nhất 8 đến 12 lần trong một ngày trong vài ngày đầu tiên.
Một số trẻ sơ sinh phát triển tình trạng gọi là "vàng da do bú sữa mẹ" trong vài tuần đầu tiên. Tình trạng này thường được chẩn đoán vào khoảng khi bé được 7 đến 11 ngày tuổi.
Em bé của bạn có thể được chăm sóc tốt và tăng cân bình thường, nhưng một chất gì đó trong sữa mẹ có thể can thiệp vào khả năng xử lý bilirubin của gan. Điều này thường xảy ra đối với tình trạng vàng da sinh lý, và nó có thể tiếp tục xảy ra trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.
Bệnh vàng da do bú sữa mẹ rất phổ biến ở những trẻ bú mẹ hoàn toàn, và thường được coi là vô hại. Nếu nồng độ bilirubin của bé quá cao, bác sĩ có thể khuyên bạn nên ngừng cho con bú trong một hoặc hai ngày để giảm chúng. Bạn có thể sử dụng máy hút sữa để hút và trữ sữa trong thời gian này, và một khi mức bilirubin giảm, bạn có thể bắt đầu cho con bú lại như bình thường.
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Trong phần lớn các trường hợp, vàng da không phải là tình trạng cần lo ngại.
Nhưng nếu mức bilirubin ở trẻ quá cao, bệnh vàng da có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thần kinh. Một tỷ lệ phần trăm rất nhỏ trẻ sơ sinh bị vàng da đã phát triển tình trạng gọi là kernicterus, có thể dẫn đến điếc, chậm phát triển, hoặc một dạng bại liệt ở não.
Một số trẻ dễ bị vàng da hơn những đứa khác?
Đúng thế, những trẻ dễ bị vàng da hơn nếu chúng:
- Có anh chị em ruột bị vàng da
- Có vết thâm tím khi sinh (các tế bào hồng cầu là một phần của vết thâm tím đã bị vỡ và sản sinh ra bilirubin như một sản phẩm phụ)
- Sinh non, vì gan chưa trưởng thành của bé không thể kiểm soát được mức bilirubin
- Thuộc gốc Đông Á
- Có một rối loạn di truyền nhất định (như hội chứng Gilbert, các dị tật màng tế bào hồng cầu do di truyền, hoặc thiếu chất galactosemia, rối loạn chuyển hóa di truyền)
- Có một bệnh nào đó, như xơ nang hay tuyến giáp
Bệnh vàng da trong 24 giờ đầu của bé cũng có thể do các tình trạng nghiêm trọng như gan, túi mật và rối loạn ruột, nhiễm trùng, chấn thương quá mức khi sinh, hoặc sinh non (sinh trước 28 tuần). Rh không tương thích và sự không tương thích về nhóm máu cũng có thể gây vàng da trong ngày đầu tiên.
Có xét nghiệm nào kiểm tra tình trạng vàng da sinh lý không?
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng vàng da của bé khi sinh. Lý tưởng là họ kiểm tra bé từ 3 đến 5 ngày sau khi sinh, khi mức bilirubin của bé có thể cao nhất. Nếu có bất kỳ lo ngại nào về việc bé bị chứng vàng da, bác sĩ có thể sẽ làm xét nghiệm trên da hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ bilirubin. (Việc kiểm tra chắc chắn sẽ được thực hiện nếu con bạn bị vàng da trong 24 giờ đầu tiên, bởi vì tình trạng này sau đó thường là một vấn đề nào đó).
Tuy nhiên, nếu bạn xuất viện ngay sau khi sinh, thì bé có thể bị vàng da khi đã ở nhà, và bạn sẽ là người chú ý đến tình trạng này đầu tiên. Đây là cách kiểm tra: Bế bé vào phòng có nhiều ánh sáng tự nhiên hoặc đèn huỳnh quang. Nếu bé có làn da trắng, hãy nhẹ nhàng ấn ngón tay lên trán, mũi hoặc ngực và tìm xem da có màu vàng khi nhấc ngón tay ra hay không. Nếu con có làn da tối màu, kiểm tra màu vàng ở vùng nướu hoặc lòng trắng mắt.
Khi nào nên gọi bác sĩ?
Nói chuyện với bác sĩ nếu da của bé có màu vàng, đặc biệt nếu lòng trắng mắt, bụng, cánh tay hoặc chân của bé có màu vàng. Cũng nên gọi bác sĩ nếu con của bạn bị bệnh vàng da kèm theo tình trạng khó đánh thức hoặc quấy khóc, không muốn ăn, và nếu bé bị vàng da nhẹ kéo dài trong hơn 3 tuần.
Khi nào bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh được coi là nghiêm trọng?
Nếu trẻ bị vàng da trong 24 giờ đầu sau khi sinh, thì luôn được coi là vấn đề nghiêm trọng và cần theo dõi cũng như điều trị chặt chẽ. Tuy nhiên, loại vàng da này cũng thường gặp và thường là do sự không tương thích về máu giữa mẹ và con.
Nếu nhóm máu của bạn là O hoặc Rh âm tính, nó có thể không tương thích với nhóm máu của em bé. Trong các cuộc thăm khám tiền sản, bác sĩ có thể kiểm tra loại máu để xem liệu bạn có nguy cơ mắc bệnh này hay không, nhưng không có cách nào chắc chắn cho đến khi con bạn chào đời và bạn biết nhóm máu của bé là gì.
Nếu bác sĩ quan tâm đến các loại máu không tương thích thì mẫu máu của bé sẽ được lấy ngay lúc sinh để xác định nhóm máu. (Một số bác sĩ đợi cho đến khi bé biểu hiện các dấu hiệu vàng da rồi mới tiến hành xét nghiệm máu, vì bé hoàn toàn có thể ổn ngay cả khi nhóm máu không tương thích).
Một thử nghiệm Coombs cũng sẽ được thực hiện để xem có phải tình trạng không tương thích đã ảnh hưởng đến các tế bào máu của bé không. Nếu con bạn có tình trạng không tương thích nhóm máu hoặc thử nghiệm Coombs cho kết quả dương tính, bé sẽ được theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh vàng da.
Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).
Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.
Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.
Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.
“Sinh đôi cùng trứng hay khác trứng?” Các cặp vợ chồng và cha mẹ của cặp song sinh luôn đặt câu hỏi này, và đó là một câu hỏi dễ trả lời. Trừ một tình huống: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa.
- 1 trả lời
- 701 lượt xem
Nhà em ở miền trung, thời tiết hiện giờ đang vô cùng nóng. Bé gái nhà em đang được 1 tháng tuổi nhưng em thấy bé tiểu rất ít và ở bộ phận sinh dục có dịch hôi, màu vàng. Bé bị như vậy có bình thường không ạ?
- 1 trả lời
- 1104 lượt xem
Em sinh bé lúc thai mới được 34 tuần. Nay bé đã được 12 ngày rồi, tuy nhiên bé 2-3 ngày mới chịu đi ị. Phân có hạt, màu thẫm ạ. Bé bú ít nhưng ngủ nhiều, còn bị khò khè nữa. Em cân cho bé thì thấy sụt 100gr. Ngoài ra, hiện giờ da bé nhà em vẫn thấy vàng. Em có phơi nắng cho bé hàng ngày ạ. Với tình trạng của bé thì em có cần cho bé đi khám bác sĩ không ạ?
- 1 trả lời
- 1033 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 5740 lượt xem
Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?
- 1 trả lời
- 887 lượt xem
Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?