Vấn đề sức khỏe thai kỳ: Thường xuyên đi tiểu!
Tại sao tình trạng này xảy ra?
Tại sao bạn đột nhiên phải đi nhiều như thế? Hầu hết là vì lượng máu trong cơ thể sẽ tăng đáng kể khi bạn mang thai. Điều này dẫn đến nhiều chất lỏng dư thừa được xử lý qua thận của bạn và kết thúc trong bàng quang của bạn.
Bạn cũng có thể phải đi tiểu thường xuyên hơn vào ban đêm, đặc biệt là nếu bị sưng phù nhiều ở chân và tay. Khi nằm xuống, đôi chân của bạn ở vị trí ngang bằng với phần trên cơ thể, điều này làm cho máu dễ dàng mang theo một số chất lỏng tích tụ ở chân vào bàng quang.
Một yếu tố quan trọng khác nữa: Tại một thời điểm nào đó tử cung đang phát triển của bạn có thể bắt đầu chèn ép bàng quang, điều này có thể khiến bạn cảm thấy cần phải đi tiểu nhiều hơn. Triệu chứng này có thể sẽ tiếp tục hoặc thậm chí trầm trọng hơn trong suốt thai kỳ.
Cách đối phó
Những mẹo dưới đây có thể giúp ích:
- Giảm số lần phải vào toilet trong đêm bằng cách uống nhiều chất lỏng vào ban ngày nhưng hạn chế ăn trong vài giờ trước khi đi ngủ.
- Tránh uống cà phê và trà vào cuối ngày cũng là một ý tưởng hay.
- Khi đi tiểu, hãy rướn người lên phía trước đẩy đẩy hết nước tiểu ra khỏi bàng quang
Có thể các cách trên không giúp ích nhiều, nhưng như một người mẹ mà chúng tôi biết đã nói: “Đây là cách đào tạo khắc nghiệt của tự nhiên để chuẩn bị cho những đêm giấc ngủ ngắt quãng sắp tới khi em bé đến (các bà mẹ sẽ phải dậy nhiều lần trong đêm để chăm con)”.
Chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh và trẻ sinh ra quá to.
Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!
Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.
Tiêm insulin nhằm giảm lượng đường trong máu của bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ bằng mức nồng độ đường máu của người phụ nữ bình thường. 1
- 1 trả lời
- 1829 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 873 lượt xem
- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1179 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 807 lượt xem
- Bác sĩ ơi, phụ nữ mang thai sẽ đi tiểu nhiều hơn, đúng không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi nhé, cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 782 lượt xem
Thưa bác sĩ, để có một cơ thể khỏe khoắn, cân đối, sung sức trong suốt thai kỳ, tôi cần lưu ý những điều gì ạ? Cảm ơn bác sĩ!