Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Ợ nóng, khó tiêu!
Tại sao xảy ra tình trạng này?
Ợ nóng là do một số thay đổi nội tiết tố và thể chất của thai kỳ. Nó thường đến và đi cho đến khi con của bạn được sinh ra.
Trong thời kỳ mang thai, nhau thai sản sinh ra một lượng lớn hormone progesterone, nó làm giãn các cơ trơn của tử cung. Progesterone cũng làm thư giãn van ngăn cách thực quản của bạn khỏi dạ dày của bạn, cho phép axit dạ dày thấm ngược trở lại. Đây là nguyên nhân gây ra cảm giác bỏng rát khó chịu.
Progesterone cũng làm chậm các cơn co thắt trong thực quản và ruột, làm cho quá trình tiêu hóa trở nên chậm chạp hơn. Trong giai đoạn sau của thai kỳ, đứa trẻ đang phát triển của bạn tập trung ở khoang bụng và đẩy các axit dạ dày lên trở lại cổ họng.
Cách đối phó
Không có cách nào chắc chắn có thể ngăn chặn tình trạng ợ nóng vào ban đêm, nhưng thực hiện một số bước dưới đây có thể giúp giảm thiểu:
- Tránh thực phẩm và đồ uống gây ra chứng ợ nóng. Các nghi phạm thông thường là đồ uống có ga; rượu (tốt hơn là tránh hết trong thời kỳ mang thai); caffeine (bạn sẽ muốn hạn chế trong thời kỳ mang thai); socola; thực phẩm có tính axit như hoa quả và nước ép cam quýt, cà chua, mù tạt, và dấm; thịt chế biến sẵn; thức ăn nhiều gia vị, nhiều đồ chiên, sào hay chất béo.
- Ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên và nhai kỹ thức ăn. Cho mình hai hoặc ba giờ để tiêu hóa trước khi đi ngủ hoặc nằm xuống.
- Kê thêm gối dưới ngực và đầu của bạn. Nâng phần trên của cơ thể lên một chút sẽ giúp giữ axit dạ dày ở đúng vị trí của nó. Bạn cũng có thể ngủ ngồi tựa vào một cái ghế thư giãn thoải mái.
- Chọn quần áo co giãn ở vùng quanh bụng, eo.
Nếu vấn đề không hết, hãy yêu cầu bác sĩ cho các lời khuyên để khắc phục, hoặc sử dụng thuốc kháng axit an toàn trong thai kỳ.
Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!
Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.
Tiêm insulin nhằm giảm lượng đường trong máu của bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ bằng mức nồng độ đường máu của người phụ nữ bình thường. 1
Kích thước của em bé là yếu tố chính để bác sĩ xác định xem bạn có thể đẻ thường không hay cần mổ đẻ.
- 1 trả lời
- 897 lượt xem
- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 806 lượt xem
- Bác sĩ ơi, phụ nữ mang thai sẽ đi tiểu nhiều hơn, đúng không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi nhé, cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1984 lượt xem
- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, có lúc tôi bị lên cơn nóng bừng bừng trong người. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 641 lượt xem
- Bác sĩ có thể cho tôi biết thuốc trị chứng ợ nóng nào an toàn cho thai phụ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 671 lượt xem
Bác sĩ cho hỏi, sử dụng liệu pháp quấn tảo biển nóng để làm đẹp khi đang mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!