1

Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (ung thư bể thận và niệu quản)

Ung thư bắt đầu trong các tế bào chuyển tiếp là loại ung thư phổ biến nhất xảy ra ở bể thận và niệu quản.
Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (ung thư bể thận và niệu quản) Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (ung thư bể thận và niệu quản)

Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp là gì?

Nước tiểu sau khi được tạo ra ở thận sẽ chảy xuống bàng quang qua một ống gọi là niệu quản. Đa số mọi người sinh ra có hai quả thận và do đó có hai niệu quản.

Phần đầu của mỗi niệu quản nối với phần chính giữa của thận gọi là bể thận. Bể thận chứa nước tiểu và sau đó nước tiểu chảy qua niệu quản vào bàng quang.

Bề mặt của bể thận và niệu quản được bao phủ bởi một loại tế bào gọi là tế bào chuyển tiếp (hay tế bào chun giãn). Những tế bào này có thể uốn cong và kéo giãn mà không bị vỡ. Ung thư bắt đầu trong các tế bào chuyển tiếp là loại ung thư phổ biến nhất xảy ra ở bể thận và niệu quản.

Giống như các loại ung thư khác, ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp cũng có thể di căn, có nghĩa là ung thư lan từ bể thận và niệu quản đến các cơ quan hoặc bộ phận khác của cơ thể.

Triệu chứng ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp

Ở giai đoạn đầu, ung thư niệu quản thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi ung thư tiến triển sang các giai đoạn sau, các triệu chứng sẽ xuất hiện. Các triệu chứng triệu chứng gồm có:

  • Tiểu ra máu
  • Đau lưng dai dẳng
  • Mệt mỏi
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Đau khi đi tiểu
  • Đi tiểu nhiều lần

Những triệu chứng này có thể là của bệnh ung thư niệu quản nhưng cũng có thể chỉ là triệu chứng của các bệnh lý khác. Do đó, điều quan trọng là phải đi khám càng sớm càng tốt khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này để được chẩn đoán chính xác.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp

Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp hiếm gặp hơn so với các loại ung thư thận và bàng quang khác. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư này chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, yếu tố di truyền đã được ghi nhận là nguyên nhân gây bệnh trong một số trường hợp.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp còn có:

  • Lạm dụng phenacetin (một loại thuốc giảm đau)
  • Làm việc trong ngành hóa chất hoặc nhựa
  • Tiếp xúc thường xuyên với than, hắc ín và nhựa đường
  • Hút thuốc lá
  • Sử dụng thuốc điều trị ung thư cyclophosphamide và ifosfamide

Chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp

Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp khó chẩn đoán hơn so với một số loại ung thư khác. Trước tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng để kiểm tra các triệu chứng của bệnh. Sau đó, người bệnh sẽ phải làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem có máu, protein và vi khuẩn hay không.

Dựa trên kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm các bước kiểm tra khác để đánh giá thêm tình trạng bàng quang, niệu quản và bể thận.

Các bước kiểm tra bổ sung gồm có:

  • Nội soi niệu quản để kiểm tra các bất thường ở niệu quản và bể thận
  • Chụp thận tĩnh mạch (IVP) để đánh giá dòng nước tiểu chảy từ thận đến bàng quang
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) thận và bàng quang
  • Siêu âm ổ bụng
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Sinh thiết thận hoặc niệu quản

Điều trị ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp

Các phương pháp điều trị hiện tại cho bệnh ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp gồm có:

  • Phẫu thuật nội soi cắt bỏ trực tiếp, đốt hoặc phẫu thuật bằng laser: sử dụng ống nội soi để cắt bỏ khối u trực tiếp hoặc tiêu diệt tế bào ung thư bằng dòng điện hoặc laser.
  • Cắt một phần niệu quản: cắt bỏ phần niệu quản có khối u.
  • Cắt thận - niệu quản: cắt bỏ đi thận, niệu quản và mô bàng quang.

Ngoài ra có thể cần kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác để ngăn ngừa ung thư tái phát, gồm có:

  • hóa trị
  • thuốc chống ung thư
  • liệu pháp sinh học để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn tế bào ung thư phát triển

Tiên lượng ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp

Tiên lượng của người mắc bệnh ung thư bể thận và niệu quản phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Giai đoạn ung thư: Càng về các giai đoạn sau (ung thư càng lan rộng) thì tỷ sống sót sẽ càng thấp, ngay cả khi được điều trị.
  • Vị trí của khối u: Nếu khối u nằm ngoài niệu quản và bể thận, ung thư có thể nhanh chóng di căn đến thận hoặc các cơ quan khác. Điều này sẽ làm giảm khả năng sống sót.
  • Tình trạng tổng thể của thận: Nếu như còn có vấn đề khác về thận thì tỷ lệ sống sót sẽ thấp hơn, ngay cả khi điều trị.
  • Ung thư tái phát:Ung thư tái phát có khả năng chữa khỏi và tỷ lệ sống sót thấp hơn so với ung thư lần đầu.
  • Ung thư di căn: Nếu ung thư đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể thì tỷ lệ sống sót sẽ thấp hơn so với khi ung thư chưa di căn.

Điều quan trọng là người bệnh phải tái khám thường xuyên và cho bác sĩ biết nếu như gặp bất kỳ triệu chứng mới nào. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm những thay đổi về tình trạng bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chăm sóc sau mở thông niệu quản ra da
Chăm sóc sau mở thông niệu quản ra da

Mở thông niệu quản ra da là một quy trình phẫu thuật được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư bàng quang. Mặc dù phương pháp này giúp loại bỏ nước tiểu khỏi cơ thể nhưng sẽ tạo ra nhiều thay đổi trong cuộc sống của người bệnh.

Bị Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Có Thể Quan Hệ Tình Dục Không?
Bị Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Có Thể Quan Hệ Tình Dục Không?

Nếu đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên đợi cho đến khi hết triệu chứng và hoàn thành toàn bộ quá trình điều trị mới quan hệ tình dục trở lại.

Nhiễm trùng thận và nhiễm trùng đường tiết niệu có gì khác nhau?
Nhiễm trùng thận và nhiễm trùng đường tiết niệu có gì khác nhau?

Giống như nhiễm trùng bàng quang hay niệu đạo, nhiễm trùng thận cũng là một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Mặc dù tất cả các loại nhiễm trùng đường tiết niệu đều cần phải điều trị nhưng nhiễm trùng thận đặc biệt nghiêm trọng và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Phòng Ngừa Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Do Quan Hệ Tình Dục

Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu do quan hệ tình dục như thế nào? Có một số cách để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu như sau. Hãy cùng tham khảo bài viết nhé

Nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề về thận do bệnh đa xơ cứng
Nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề về thận do bệnh đa xơ cứng

Người bị bệnh đa xơ cứng có thể gặp vấn đề về bàng quang do các dây thần kinh kiểm soát sự co bóp bàng quang bị tổn thương, dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình truyền tín hiệu giữa não bộ và bàng quang. Các vấn đề về bàng quang có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và nhiễm trùng thận.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây