1

Chăm sóc sau mở thông niệu quản ra da

Mở thông niệu quản ra da là một quy trình phẫu thuật được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư bàng quang. Mặc dù phương pháp này giúp loại bỏ nước tiểu khỏi cơ thể nhưng sẽ tạo ra nhiều thay đổi trong cuộc sống của người bệnh.
Chăm sóc sau mở thông niệu quản ra da Chăm sóc sau mở thông niệu quản ra da

Mục đích của mở thông niệu quản ra da

Bàng quang là một cơ quan rỗng, đàn hồi. Chức năng chính của bàng quang là chứa nước tiểu và đẩy nước tiểu ra khỏi cơ thể.

Giống như nhiều bộ phận khác trong cơ thể, bàng quang cũng có thể hình thành khối u ác tính. Nếu không được điều trị, ung thư bàng quang có thể lan đến các khu vực khác.

Phẫu thuật là một giải pháp phổ biến để điều trị ung thư bàng quang. Thường người bệnh sẽ phải cắt bỏ toàn bộ bàng quang. Do không còn cơ quan chứa nước tiểu nên lúc này sẽ phải chuyển sang một cách khác để lưu trữ và đào thải nước tiểu.

Các giải pháp phổ biến gồm có:

  • Chuyển lưu nước tiểu không tự chủ: tạo một lỗ mở trên bụng và gắn một đoạn ruột vào niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận vào bàng quang) để tạo ra đường dẫn nước tiểu từ thận đến lỗ mở. Bên ngoài lỗ mở có gắn một chiếc túi để chứa nước tiểu. Chuyển lưu nước tiểu không tự chủ còn được gọi là mở thông niệu quản ra da.
  • Chuyển lưu nước tiểu tự chủ: quy trình thực hiện cũng tương tự như chuyển lưu nước tiểu không tự chủ nhưng thay vì gắn túi chứa nước tiểu ở bên ngoài lỗ mở, bác sĩ sẽ tạo ra van một chiều. Người bệnh sẽ mở van và sử dụng ống thông để dẫn nước tiểu ra ngoài nhiều lần trong ngày.
  • Tạo bàng quang mới: sử dụng một đoạn ruột để tạo ra túi chứa nước tiểu thay cho bàng quang.

Sau khi phẫu thuật mở thông niệu quản ra da, sẽ phải mất một thời gian để người bệnh làm quen với những thay đổi trên cơ thể và thành thạo việc chăm sóc lỗ mở cũng như sử dụng túi chứa nước tiểu.

Thay túi chứa nước tiểu

Túi chứa nước tiểu gắn ở ngoài lỗ mở cần được tháo ra và đổ nước tiểu nhiều lần trong ngày. Hầu hết mọi người đều thực hiện điều này với tần suất tương đương tần suất đi tiểu bình thường.

Vì vi khuẩn có thể tích tụ trong túi và túi đầy có thể chèn ép lên lớp màng chắn nên hãy cố gắng đổ nước tiểu trong túi khi túi đầy khoảng một nửa hoặc một phần ba.

Người bệnh có thể ngồi trên bồn cầu và mở van ở đáy túi để nước tiểu trong túi chảy trực tiếp vào bồn cầu. Sau khi xả hết nước tiểu, đóng van và dùng giấy vệ sinh lau khô đáy túi.

Khi đi ngủ, người bệnh có thể sử dụng hệ thống dẫn lưu ban đêm, trong đó một ống thông được gắn vào van túi và nước tiểu từ túi sẽ chảy vào một bình chứa lớn.

Tần suất thay túi chứa nước tiểu sẽ tùy thuộc vào loại túi, có thể là hàng ngày, vài ngày một lần hoặc thậm chí một tuần một lần.

Để tránh rò rỉ nước tiểu, người bệnh nên chờ khoảng 1 đến 2 giờ sau khi uống nước mới tiến hành thay túi.

Người bệnh có thể thay túi chứa nước tiểu ở bất kỳ tư thế nào, ngồi, nằm hay đứng đều được, miễn là có thể nhìn thấy rõ lỗ mở trên bụng. Nếu như không thấy rõ thì có thể sử dụng gương.

Đặt các vật dụng cần thiết trên bề mặt sạch và rửa tay bằng xà phòng trước khi thay túi. Sử dụng khăn giấy hoặc khăn lau sạch để thấm nước tiểu ở lỗ mở trong khi thay túi.

Trong khoảng thời gian đầu sau phẫu thuật mở thông niệu quản ra da, lỗ mở sẽ thay đổi kích thước nên người bệnh sẽ phải tự đo và cắt một lỗ trên túi chứa nước tiểu. Sau một thời gian, kích thước lỗ mở sẽ ổn định và lúc này người bệnh có thể sử dụng túi cắt sẵn.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Người bệnh không cần phải theo chế độ ăn kiêng nào đặc biệt sau khi mở thông niệu quản ra da. Thời gian đầu, người bệnh có thể sẽ cảm thấy thèm ăn nhưng vẫn nên ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước.

Mặc dù không cần chuyển sang chế độ ăn kiêng đặc biệt nhưng nên chọn các loại đồ uống và thực phẩm giúp giữ cho nước tiểu có tính axit.

Uống nhiều nước hoặc các loại đồ uống không cồn khác, ít nhất 2 lít mỗi ngày, có thể giúp đạt được điều này. Nước tiểu có tính axit sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ các tinh thể trên lỗ mở hoặc trên da.

Vì một đoạn ruột bị cắt đi trong quá trình phẫu thuật mở thông niệu quản ra da nên thói quen đại tiện sẽ có một số thay đổi, chẳng hạn như phân lỏng hơn.

Chăm sóc da và vệ sinh cá nhân

Có thể tháo túi chứa nước tiểu khi đi tắm. Sau khi tháo túi, hãy rửa xung quanh lỗ mở bằng nước và sau đó thấm khô để túi bám chặt vào da khi đeo trở lại.

Nếu vùng da xung quanh lỗ mở có lông thì nên cắt tỉa hoặc cạo sạch để túi bám chắc vào da và bớt đau đớn mỗi khi tháo túi.

Khi cạo lông, hãy sử dụng dao cạo sạch, khô và bột hút ẩm chống loét. Rửa sạch và lau khô da sau khi cạo.

Quan sát vùng da bên dưới và xung quanh túi để kiểm tra độ nhạy cảm. Nếu da bị kích ứng thì nên sử dụng nắp cho túi, miếng ngăn cách hoặc băng keo để bảo vệ da.

Khi tháo túi, hãy làm hết sức nhẹ nhàng và từ từ kéo da ra khỏi túi chứ không kéo túi khỏi da để bớt đau đớn.

Sinh hoạt hàng ngày

Người bệnh có thể sinh hoạt bình thường, thậm chí có thể chơi thể thao và bơi lội sau khi mở thông niệu quản ra da. Khi đi bơi nên chuyển sang túi chứa nước tiểu nhỏ hơn và băng keo không thấm nước.

Túi chứa nước tiểu dễ dàng được che đi bên trong quần áo nên sẽ không bị lộ.

Tóm tắt bài viết

Mở thông niệu quản ra da là một phần quan trọng trong điều trị bệnh ung thư bàng quang. Việc cắt bỏ bàng quang và mở thông niệu quản ra da sẽ mang lại nhiều thay đổi trong cuộc sống hàng ngày nhưng theo thời gian, người bệnh sẽ quen dần. Điều quan trọng là phải chú ý chăm sóc lỗ mở đúng cách và thay túi chứa nước tiểu thường xuyên để tránh xảy ra những vấn đề không mong muốn như nhiễm trùng. Cần báo ngay cho bác sĩ khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: chăm sóc
Tin liên quan
Bị Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Có Thể Quan Hệ Tình Dục Không?
Bị Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Có Thể Quan Hệ Tình Dục Không?

Nếu đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên đợi cho đến khi hết triệu chứng và hoàn thành toàn bộ quá trình điều trị mới quan hệ tình dục trở lại.

Phòng Ngừa Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu Do Quan Hệ Tình Dục

Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu do quan hệ tình dục như thế nào? Có một số cách để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu như sau. Hãy cùng tham khảo bài viết nhé

Cách giảm khó chịu sau khi đặt stent niệu quản
Cách giảm khó chịu sau khi đặt stent niệu quản

Stent niệu quản có tác dụng giữ cho niệu quả mở rộng, giúp nước tiểu chảy từ thận xuống bàng quang một cách dễ dàng. Stent niệu quả thường được sử dụng khi niệu quản bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, ví dụ như do sỏi thận. Tuy nhiên, người bệnh có thể sẽ cảm thấy khó chịu sau khi đặt stent niệu quản, đặc biệt là ở thời gian đầu. Điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.

Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (ung thư bể thận và niệu quản)
Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (ung thư bể thận và niệu quản)

Ung thư bắt đầu trong các tế bào chuyển tiếp là loại ung thư phổ biến nhất xảy ra ở bể thận và niệu quản.

Chụp bể thận – niệu quản ngược dòng được thực hiện khi nào?
Chụp bể thận – niệu quản ngược dòng được thực hiện khi nào?

Chụp bể thận - niệu quản ngược dòng (retrograde pyelogram) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng thuốc cản quang tiêm vào đường tiết niệu của người bệnh để thu được hình ảnh X-quang rõ nết hơn về hệ tiết niệu. Hệ tiết niệu gồm có thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây