U tuyến nước bọt dưới hàm - Bộ y tế 2015
I. ĐỊNH NGHĨA
Là khối u của tuyến nước bọt dưới hàm.
II. NGUYÊN NHÂN
Chưa rõ ràng.
III. CHẨN ĐOÁN
1 Chẩn đoán xác định
1.1. Lâm sàng
a. Toàn thân
Chỉ có biểu hiện toàn thân rõ rệt khi u bội nhiễm.
b. Tại chỗ
- Cơ năng
- Thường không đau hoặc đau ít.
- Khi u to gây khó ăn uống, nuốt, nói....
- Thực thể
- Khám thấy khối sưng vùng tuyến dưới hàm ranh giới rõ, mật độ chắc, di động cùng với tuyến, da trên u bình thường nếu không bội nhiễm
- Trong miệng có thể sờ thấy u ở sàn miệng.
1.2. Cận lâm sàng
- X quang: có bơm thuốc cản quang ống tuyến thấy hình ảnh bàn tay ôm bong trên phim mặt thẳng.
- CT-Scanner: thấy rõ ranh giới, kích thước , mật độ u nằm trong tuyến.
- Giải phẫu bệnh lý: sinh thiết có giá trị hơn chọc hút.
2.Chẩn đoán phân biệt
- Hạch viêm dưới hàm: ranh giới phân biệt với tuyến.
- Viêm tuyến mạn tính: tuyến phì đại và xơ hóa.
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
Cắt toàn bộ u và tuyến dưới hàm tương ứng.
2. Điều trị cụ thể
Phẫu thuật cắt toàn bộ u và tuyến đường ngoài miệng
- Vô cảm.
- Rạch da vùng dưới hàm.
- Bóc tách bộc lộ u và tuyến.
- Cắt toàn bộ u và tuyến dưới hàm tương ứng.
- Kiểm soát vùng phẫu thuật.
- Đặt dẫn lưu kín.
- Khâu phục hồi.
- Kháng sinh.
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
1. Tiên lượng
- U tuyến dưới hàm thường lành tính nên phẫu thuật triệt để đem lại kết quả điều trị tốt.
- Ít tái phát và chuyển dạng ác tính.
2 Biến chứng
- U bội nhiễm có thể gây đau sốt ảnh hưởng chức năng ăn uống nói....
- Các biến chứng của phẫu thuật cắt u và tuyến dưới hàm: tê lưỡi.....
VI. PHÒNG BỆNH
Khám chuyên khoa răng hàm mặt định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.
Chỉ số nước ối bình thường trong tam cá nguyệt thứ ba là từ 5 đến 25 cm (cm). Dưới 5 cm được coi là thấp.
Có nhiều nước bọt hơn khi mang thai có phải là hiện tượng bình thường không? Nguyên nhân nào gây ra trình trạng này? Tôi phải làm gì để tiết ít nước bọt hơn trong thai kỳ? Bác sĩ của suckhoe123.vn sẽ giải đáp giúp bạn.
Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, bà bầu có nên dùng nước súc miệng không ạ? Và nước súc miệng có gây hại cho thai nhi không? Bác sĩ giải đáp giúp tôi nhé!
- 1 trả lời
- 1439 lượt xem
- Bác sĩ ơi, có phải chúng tôi nên tránh xa bồn tắm nước nóng khi muốn có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1173 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 980 lượt xem
- Bác sĩ ơi, uống nước máy khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1013 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1216 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi có thể uống nước cây cúc dại (echinacea) khi đang mang thai không ạ? Loại nước này có an toàn cho thai nhi không, thưa bác sĩ?