1

Nang tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

I. ĐỊNH NGHĨA

Nang tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi là nang nhầy, có thể khu trú ở vùng dưới hàm hoặc sàn miệng. Lòng nang chứa dịch nhầy có nguồn gốc từ tuyến nước bọt dưới lưỡi, hoặc tuyến dưới hàm, hoặc tuyến nước bọt phụ ở sàn miệng.

II. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh đến nay vẫn chưa rõ ràng, một số tác giả cho rằng cơ chế gây nang là do ống tuyến nước bọt bị tắc, giãn phình.

III. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

1.1 Lâm sàng

  •  Có khối phồng ở vùng dưới hàm hoặc sàn miệng, kích thước thường khoảng 1-3cm hoặc lớn hơn.
  •  Bề mặt khối phồng có màu tím nhạt, ranh giới rõ.
  •  Niêm mạc mỏng căng, có thể tự vỡ ra dịch nhày trong như lòng trắng trứng có albumin và mucin, dễ nhiễm khuẩn, hay tái phát.
  •  Thể lâm sàng hiếm gặp là nang to đi từ vùng sàn miệng lấn qua cơ hàm móng và biểu hiện thành khối phồng ở vùng cổ.

1.2. Cận lâm sàng

  •  X quang thường quy: có thể thấy sỏi ở tuyến hoặc ống tuyến.
  •  Cộng hưởng từ (MRI): thấy khối giảm âm và giảm tỷ trọng ranh giới rõ.

2. Chẩn đoán phân biệt

Nang tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi có các dấu hiệu lâm sàng khá điển hình và không cần chẩn đoán phân biệt.

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

Phẫu thuật cắt bỏ nang.

2. Điều trị cụ thể

Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể áp dụng một trong ba biện pháp điều trị dưới đây:

2.1. Phẫu thuật cắt bỏ nang và tuyến nước bọt dưới hàm hoặc dưới lưỡi

- Chỉ định: Nang có kích thước từ nhỏ đến trung bình.

- Kỹ thuật

  •  Gây tê tại chỗ.
  •  Rạch niêm mạc bộc lộ nang.
  •  Tách bóc vỏ nang ra khỏi mô xung quanh và lấy toàn bộ nang và tuyến nước bọt dưới hàm hoặc dưới lưỡi.
  •  Khâu đóng niêm mạc.
  •  Kháng sinh.

2.2. Phẫu thuật mở thông nang

- Chỉ định

Nang có kích thước lớn gây chèn ép, ảnh hưởng đến chức năng và tình trạng toàn thân của bệnh nhân không cho phép phẫu thuật kéo dài.

- Kỹ thuật

  •  Gây tê tại chỗ.
  •  Rạch niêm mạc trên nang theo hình múi cam.
  •  Tách bóc lấy bỏ phần niêm mạc miệng hình múi cam giữa hai đường rạch.
  •  Rạch vỏ nang.
  •  Khâu nối từng bên mép vỏ nang với mép niêm mạc sàn miệng, để thông lòng nang ra khoang miệng.
  •  Kháng sinh.

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

1.Tiên lượng

Phẫu thuật cắt bỏ nang và tuyến nước bọt dưới hàm hoặc dưới lưỡi, hoặc phẫu thuật mở thông nang, nếu thực hiện đúng kỹ thuật thì đều cho kết quả tốt, không tái phát.

2. Biến chứng

Bội nhiễm: gây sưng tấy vùng sàn miệng và dưới hàm, ảnh hưởng đến chức năng.

VI. PHÒNG BỆNH

Khám sức khỏe răng hàm mặt định kỳ để phát hiện nang sớm và điều trị kịp thời.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Viêm tuyến nước bọt dưới hàm do sỏi - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

U tuyến nước bọt dưới hàm - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu dưới 5% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Ghép da tự thân mắt lưới (mest graft) dưới 10% diên tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Ghép da tự thân mắt lưới (mest graft) dưới 5% diên tích cơ thể ở trẻ em - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.

U nang tuyến Bartholin: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
U nang tuyến Bartholin: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

U nang tuyến Bartholin là vấn đề hiếm gặp nhưng nếu xuất hiện thì rất dễ xử lý.

Tại sao sau mãn kinh vẫn còn đau bụng dưới?
Tại sao sau mãn kinh vẫn còn đau bụng dưới?

Khi bị đau bụng dưới thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy rằng chu kỳ kinh vẫn chưa chấm dứt hẳn. Hiện tượng này có thể xảy ra ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã qua thời kỳ mãn kinh. Nếu bị đau bụng dưới kèm theo các triệu chứng khác, ví dụ như chảy máu âm đạo bất thường, sụt cân và chướng bụng thì cần đi khám bác sĩ.

Nguyên nhân nào gây đau bụng dưới và khí hư bất thường?
Nguyên nhân nào gây đau bụng dưới và khí hư bất thường?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau bụng dưới và khí hư bất thường.

Mỡ dưới da là gì và có hại không?
Mỡ dưới da là gì và có hại không?

Mỡ dưới da là một phần quan trọng của cơ thể nhưng nếu tích trữ quá nhiều thì sẽ làm tăng nguy cơ các vấn đề về sức khỏe.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có phải đọc dưới ánh sáng yếu sẽ tốt cho mắt trẻ?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  554 lượt xem

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cho trẻ đọc sách dưới ánh sáng yếu sẽ tốt hơn cho mắt của bé, đúng không ạ? Có nhiều người cho rằng cho bé đọc sách dưới ánh sáng mạnh sẽ làm giảm tầm nhìn của bé. Tôi băn khoăn quá, không biết đúng sai thế nào? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!

Quầng thâm dưới mắt bé là hiện tượng gì?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  765 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi xuất hiện quầng thâm dưới mắt. Bác sĩ cho hỏi do đâu mà cháu bị như thế và có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này không? Cảm ơn bác sĩ!

Quầng thâm dưới mắt trẻ có phải là dấu hiệu bé bị dị ứng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  742 lượt xem

Bác sĩ cho tôi hỏi, quầng thâm dưới mắt trẻ có phải là dấu hiệu bé bị dị ứng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ 7 tháng nặng 7,5kg và tình trạng ít nước mắt, có ghèn
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  690 lượt xem

Bé nhà em đang 7 tháng tuổi. Em sinh bé lúc 38 tuần 1 ngày, bé nặng 3kg. Những tháng đầu bé đều tăng cân, tuy nhiên hơn 1 tháng nay bé không lên cân nữa và hiện tại 7 tháng, bé nặng 7,5kg. Em cho bé bú sữa ngoài hoàn toàn từ tháng thứ 5. Em dùng sữa công thức NAN 2 và ăn bột Dielac (bột mặn). Hiện tại bé bú ít và cũng biếng ăn bột. Mỗi lần cho bình sữa vào là bé khóc. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé có ổn không và em có phải sửa đổi gì trong chế độ ăn, bú sữa của bé không ạ? Ngoài ra, bé nhà em bị tình trạng không có nước mắt. Khi được 3 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bị tắc tuyến lệ và hướng dẫn cách matxa. Đến nay, mắt trái của bé đã có ít nước mắt nhưng lại hay đổ ghèn. Em cho bé đi tái khám lại nhưng bé lại bị viêm phế quản và mới đi chích ngừa IPV nên bác sĩ nói chỉ làm được khi bé hoàn toàn khỏe mạnh và sau khi chích ngừa 15 ngày. Bác sĩ cho em hỏi, bé bị như vậy thì thị giác của bé có bị làm sao không ạ? Mong nhận được phản hồi sớm từ bác sĩ ạ!

Trẻ 7 tháng nặng 7,1kg dài 68cm biếng bú, biếng ăn và bị ói thì cần bổ sung nước và dinh dưỡng như thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  721 lượt xem

Bé gái nhà em sinh mổ nặng 3,6kg. Bé bú sữa ngoài hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg. Tháng thứ 2 bé tăng 500g do em bị bệnh, không chăm được, bà ngoài chăm bé. Tháng thứ 3 em chăm bé thì bé tăng được 700g. Tháng thứ 4 bé tăng 300g do biếng bú hơn. Tháng thứ 5 tăng 400g, tháng thứ 6 bé bú tốt, có khi 1 ngày bú 1 lít sữa. Đến giữa tháng thứ 6 bé có đờm nhớt ở cổ nên biếng bú, bị ói, không chịu ăn. Sau 1 tuần bé hết ói nhưng vẫn biếng ăn, biếng bú. Tháng thứ 6 bé tăng 600g. 3 tuần gần đây, bé bú lại được 1 ngày 600-70ml sữa, em không cho bé ăn vì ăn vào bé có biểu hiện ho, rùng mình, ói. Bé ói liền 2 ngày, sau cách ngày mới ói. 2 ngày gần đây không thấy ói nữa. Bé vẫn ngủ và chơi bình thường. Tháng thứ 7 bé không tăng lạng nào. Hiện tại bé 7 tháng, nặng 7,1kg, dài 68cm. Bé nhà em như vậy có phải bị suy dinh dưỡng không? Và từ tháng thứ 7 bé cần uống nước như thế nào ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây