1

Ghép da tự thân mắt lưới (mest graft) dưới 5% diên tích cơ thể ở trẻ em - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM

  • Ghép da tự thân mắt lưới là ghép da mà độ dày trung bình của mảnh da ghép là 0,1 - 0,15 mm với trẻ em (tương ứng với phần biểu bì và một phần trung bì), hình thái mảnh da ghép là dạng mắt lưới (mesh graft) để tăng khả năng che phủ của các mảnh da ghép. Với kỹ thuật này có thể tăng diện tích che phủ của mảnh da ghép lên gấp đôi (1:2), gấp 3 (1:3) thậm chí gấp 6 lần (1:6). Để tiến hành phẫu thuật này nên có dụng cụ giãn da chuyên dụng.
  • Các mảnh da ghép này những ngày đầu sẽ bám sống theo cơ chế thẩm thấu các dưỡng chất từ nền ghép, sau đó sống nhờ hình thành các mao mạch máu tân tạo phía dưới từ nền ghép.
  • Ghép da tự thân mắt lưới dưới 5% diện tích cơ thể ở trẻ em hay áp dụng cho người bệnh bỏng sâu diện tích rộng, quỹ cho da hạn chế. Phẫu thuật trên nền người bệnh diễn biến nặng, có nguy cơ mất máu, đau đớn, nhiễm khuẩn… Do vậy, đòi hỏi phẫu thuật viên kinh nghiệm, gây mê hồi sức đảm bảo, theo dõi chặt chẽ.

II. CHỈ ĐỊNH

- Khi đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau:

- Nền ghép đủ tiêu chuẩn cho ghép da:

  • Nếu ghép lên nền tổn thương bỏng sâu sau khi đã cắt bỏ hoại tử bỏng đến mô lành (ghép da ngay sau cắt bỏ hoại tử): cân nông, bao cơ lành …nền sạch, bảo đảm hết hoại tử; không chảy máu nhiều.
  • Nếu ghép lên nền mô hạt (khi hoại tử bỏng sâu được cắt lọc hoặc tự rụng, hình thành mô hạt): mô hạt đỏ, sạch không còn hoại tử, phẳng, rớm máu nhẹ; mật độ vi khuẩn thấp (thường < 105 vi khuẩn/cm2 bề mặt mô hạt).

- Chỉ nên áp dụng cho các vùng khuyết tổn ít có liên quan tới chức năng vận động và thẩm mỹ.

- Thường sử dụng trong các trường hợp mà người bệnh bỏng sâu diện tích lớn, không còn nhiều diện tích da lành để lấy da.

- Có thể kết hợp kỹ thuật ghép da mắt lưới (lớp dưới) với da đồng loại hoặc các vật liệu thay thế da tạm thời (lớp trên) theo kiểu ghép 2 lớp để tăng hiệu quả điều trị và khả năng sống của các mảnh ghép.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Nền ghép không bảo đảm: còn hoại tử; nhiễm khuẩn (cấy khuẩn số lượng vi khuẩn trên 106/g mô), chảy máu.
  • Nền tổn thương là gân; xương hoại tử và các hốc tự nhiên.
  • Chống chỉ định tương đối: Các nền ghép là vùng liên quan tới vận động (vùng khớp, nếp gấp…) và thẩm mỹ (mặt, cổ, vùng da hở…).

IV. CHUẨN BỊ

Chuẩn bị cho phẫu thuật loại I, bao gồm:

1. Người thực hiện

  • Phẫu thuật viên là bác sỹ chuyên khoa bỏng, kíp phẫu thuật: 3 – 4 bác sỹ
  • Kíp vô cảm: 1 bác sỹ gây mê, 1 điều dưỡng phụ mê, 1 điều dưỡng vô trùng, 1 điều dưỡng hữu trùng.

2. Phương tiện

Tiến hành tại phòng mổ. Trang thiết bị đảm bảo cuộc mổ như: bộ đại phẫu, dao và lưỡi dao lagrot, dao điện lấy da (nếu có)…

3. Người bệnh

  • Hồ sơ bệnh án theo quy định cho một cuộc mổ.
  • Giải thích để người bệnh và gia đình hiểu và công tác với chuyên môn
  • Vệ sinh toàn thân. Người bệnh cần nhịn ăn trước cuộc mổ từ 4-6 giờ. Nếu người bệnh quá lo lắng: có thể cho an thần nhẹ (seduxen, rotunda...) đêm trước mổ.
  • Chuẩn bị vùng lấy da: tắm sạch sẽ, cạo lông vùng lấy da. Nên lấy da tại các vị trí ít ảnh hưởng thẩm mỹ như mặt ngoài đùi, mặt trong cánh tay. Có thể lấy da ở cẳng chân, cánh tay, cẳng tay, bụng, lưng, da đầu đã cạo tóc.
  • Kiểm tra lại toàn trạng người bệnh (mạch, nhiệt độ, huyết áp…) trước mổ
  • Chuẩn bị nền ghép: thay băng sạch sẽ vùng tổn thương sẽ ghép da trước khi đi mổ. Nếu tình trạng người bệnh nặng: tiến hành thay băng dưới gây mê ngay tại phòng mổ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm: Gây mê (tĩnh mạch, nội khí quản): theo quy trình riêng.

2. Thực hiện kỹ thuật

- Thì 1: Lấy da và xử trí mảnh da mỏng:

  • Sát khuẩn vùng lấy da bằng dung dịch PVP 10% , sau đó sát trùng lại bằng cồn 700. Trải xăng vô khuẩn, bộc lộ vùng lấy da.
  • Vùng lấy da: Với vùng lấy da khó tạo được mặt phẳng khi lấy da: bơm dung dịch natri clorid 0,9% cho căng đều. Có thể bơm dưới da dung dịch adrenalin nồng độ 1/200.000 (hạn chế chảy máu vùng cho da).
  • Bôi vaselin một lớp mỏng lên vùng lấy da và lên lưỡi dao lấy da.
  • Người phụ căng đều vùng lấy da tạo một mặt phẳng tương đối, thuận tiện cho phẫu thuật viên. Tiến hành lấy da mỏng 0,1- 0,15 mm bằng dao lấy da có định mức (có thể bằng dao điện hoặc dao lấy da bằng tay).
  • Diện tích vùng lấy da để ghép: tùy theo độ giãn rộng mong muốn và diện tích nền ghép để lấy da cho phù hợp. Cứ 1% diện tích da lấy có thể ghép được cho 2% đến 6% diện tích nền ghép.
  • Xử trí mảnh da: dùng mũi lưỡi dao mổ rạch các dải mắt lưới xen kẽ nhau hoặc dùng thiết bị khía mắt lưới chuyên dụng để tạo mắt lưới theo độ giãn rộng lựa chọn (tỷ lệ 1/1,5, ½, 1/3, ¼…).
  • Ngâm mảnh da vào dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, có thể pha lẫn kháng sinh hoặc dung dịch berberin 1%.
  • Xử trí vùng lấy da:
  • Thấm khô vùng lấy da.
  • Đắp lớp gạc vaselin, thấm khô. Xếp 4-6 lớp gạc khô kiểu lợp ngói, băng ép vừa phải.
  • Nếu có các vật liệu thay thế da tạm thời (trung bì da lợn; tấm nguyên bào sợi nuôi cấy; các vật liệu tổng hợp…) thì đắp bằng các tấm vật liệu đó rồi đắp một lớp gạc vaseline phủ lên sau đó đắp gạc khô băng kín như trên.

- Thì 2: Xử trí nền ghép

  • Rửa sạch nền tổn thương (nền bỏng sâu sau cắt bỏ hoại tử hoặc mô hạt) bằng dung dịch PVP 3% và nước muối sinh lý.
  • Lấy bỏ hết máu tụ, giả mạc, hoại tử, thấm khô và đắp bằng gạc ẩm tẩm nước muối sinh lý.

- Thì 3: Ghép da

  • Đặt các mảnh da dạng mắt lưới lên nền ghép sao cho các mảnh da bám sát vào nền ghép, các giải mắt lưới không được quăn mép, không chùng và đạt độ giãn rộng tối đa theo lựa chọn.
  • Có thể cố định mảnh da ghép vào nền ghép bằng dụng cụ găm da hay các mối khâu rời.
  • Đặt gạc tẩm một trong các dung dịch kháng khuẩn sau lên vùng đã ghép da: dung dịch berberin, dung dịch PVP 3%, hay dung dịch tẩm kháng sinh penicilin.
  • Sau đó đặt 1 lớp gạc vaselin và cuối cùng là 4-6 lớp gạc khô kiểu lợp ngói từ dưới lên trên.
  • Băng ép vừa phải với áp lực khoảng 28-30 mm Hg.

VI. CHĂM SÓC, THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Toàn thân

  • Theo dõi các biến chứng của gây mê: suy hô hấp, tụt huyết áp, nôn…: truyền dịch, nâng huyết áp, thở oxy, để đầu thấp nghiêng 1 bên, lau sạch đờm dãi…
  • Theo dõi tình trạng sốc do mất nhiều máu trong mổ: truyền máu kịp thời trong và sau mổ.
  • Đau nhiều sau phẫu thuật: cho thuốc giảm đau sau mổ 1- 2 ngày.

2. Tại chỗ

  • Tình trạng chảy máu tại vùng mổ (máu thấm băng…): kê cao chân, băng ép bổ sung. Nếu không được: tiến hành mở băng, xác định điểm chảy máu và khâu, đốt cầm máu bổ sung.
  • Băng ép quá chặt: nới bớt băng.
  • Nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân nặng lên: sau cắt cần che phủ bằng vật liệu sinh học. Thay băng vô khuẩn, đắp thuốc kháng khuẩn tại chỗ và kháng sinh toàn thân theo kháng sinh đồ.
  • Không để tỳ đè vùng ghép da và lấy da. Có thể kê cao vùng tổn thương nếu ghép ở chi thể. Bất động trong 5-6 ngày nếu ghép da tại vùng khớp. Nếu ghép da ở vùng hậu môn, sinh dục cần giữ vệ sinh cho trẻ để hạn chế nhiễm khuẩn vùng da ghép (đặt sonde bàng quang…)
  • Thay băng sau ghép da: Lần đầu sau 24 giờ, sau đó thay băng hàng ngày hoặc cách ngày tùy theo tình trạng vùng ghép da.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Ghép da tự thân mắt lưới (mest graft) dưới 10% diên tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Ghép da tự thân mắt lưới (mest graft) >= 10% diên tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Ghép da tự thân mắt lưới (mest graft) >= 5% diên tích cơ thể ở trẻ em - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Ghép da tự thân tem thư (post stam graft) dưới 10% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Ghép da tự thân tem thư (post stam graft) dưới 5% diện tích cơ thể ở trẻ em - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Giữ tinh thần tích cực sau một lần bị sảy thai
Giữ tinh thần tích cực sau một lần bị sảy thai

Có rất nhiều thứ xảy đến với cảm xúc của mình, trong đó sự lo lắng có xu hướng là cảm giác phổ biến xảy ra trong suốt thai kỳ.

Ghép thận có những rủi ro nào?
Ghép thận có những rủi ro nào?

Ghép thận là một phương pháp phẫu thuật nhằm điều trị suy thận, giúp người bệnh không phải phụ thuộc lâu dài vào thiết bị lọc máu.

Ghép thận được thực hiện khi nào? Có những rủi ro gì?
Ghép thận được thực hiện khi nào? Có những rủi ro gì?

Những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối thường phải điều trị bằng phương pháp lọc máu. Một giải pháp nữa để điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối là ghép thận. Trong ca phẫu thuật ghép thận, một hoặc cả hai quả thận của người bệnh được thay thế bằng thận của người hiến tặng (còn sống hoặc chết não).

Người ghép thận sống thêm được bao lâu?
Người ghép thận sống thêm được bao lâu?

Nói chung ghép thận có tỷ lệ thành công cao. Phương pháp này giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Có tới 97% ca ghép thận sống thêm được ít nhất 1 năm.

Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Nhau bám diện rộng, mép dưới có lớp dịch 3,9 mm là sao?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1805 lượt xem

Năm nay em 23 tuổi, đi siêu âm, bs nói kết quả như sau: nhau bám diện rộng, mép dưới có lớp dịch 3,9 mm. Bs cho em hỏi, nhau bám như vậy có sao không. Liệu có phải uống thuốc điều trị không ạ?

Có phải đọc dưới ánh sáng yếu sẽ tốt cho mắt trẻ?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  540 lượt xem

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cho trẻ đọc sách dưới ánh sáng yếu sẽ tốt hơn cho mắt của bé, đúng không ạ? Có nhiều người cho rằng cho bé đọc sách dưới ánh sáng mạnh sẽ làm giảm tầm nhìn của bé. Tôi băn khoăn quá, không biết đúng sai thế nào? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!

Quầng thâm dưới mắt bé là hiện tượng gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  747 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi xuất hiện quầng thâm dưới mắt. Bác sĩ cho hỏi do đâu mà cháu bị như thế và có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này không? Cảm ơn bác sĩ!

Quầng thâm dưới mắt trẻ có phải là dấu hiệu bé bị dị ứng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  712 lượt xem

Bác sĩ cho tôi hỏi, quầng thâm dưới mắt trẻ có phải là dấu hiệu bé bị dị ứng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  2524 lượt xem

Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây