1

Tại sao sau mãn kinh vẫn còn đau bụng dưới?

Khi bị đau bụng dưới thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy rằng chu kỳ kinh vẫn chưa chấm dứt hẳn. Hiện tượng này có thể xảy ra ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã qua thời kỳ mãn kinh. Nếu bị đau bụng dưới kèm theo các triệu chứng khác, ví dụ như chảy máu âm đạo bất thường, sụt cân và chướng bụng thì cần đi khám bác sĩ.
Tại sao sau mãn kinh vẫn còn đau bụng dưới? Tại sao sau mãn kinh vẫn còn đau bụng dưới?

Nội dung chính của bài viết:

  • Khi bị đau bụng dưới thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy rằng chu kỳ kinh vẫn chưa chấm dứt hẳn. Hiện tượng này có thể xảy ra ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã qua thời kỳ mãn kinh.
  • Sau mãn kinh, đau bụng dưới có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề, như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung. Ngoài ra, đó cũng có thể là triệu chứng của nhiễm virus dạ dày hoặc ngộ độc thực phẩm.
  • Nếu bị đau bụng dưới kèm theo các triệu chứng khác, ví dụ như chảy máu âm đạo bất thường, sụt cân và chướng bụng thì cần đi khám bác sĩ.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp kiểm tra cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây các triệu chứng và sau đó có biện pháp điều trị nguyên nhân gốc rễ hoặc làm giảm hiện tượng đau bụng dưới cũng như là những triệu chứng khác.

Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là một giai đoạn trong cuộc đời người phụ nữ đánh dấu sự chấm dứt của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng do cơ thể ngừng sản sinh nội tiết tố nữ estrogen. Mãn kinh được xác định khi không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tục.

Tuy nhiên, kinh nguyệt không chấm dứt đột ngột mà sẽ trở nên thất thường, không còn diễn ra đều đặn hàng tháng như trước trong khoảng thời gian từ vài tháng đến vài năm trước khi dừng hẳn. Đây được gọi là giai đoạn tiền mãn kinh. Trong giai đoạn này, phụ nữ sẽ gặp các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, người mệt mỏi và khô âm đạo…

Đau bụng dưới sau mãn kinh

Ở những phụ nữ còn trong độ tuổi sinh sản thì đau bụng dưới thường là một dấu hiệu báo kỳ kinh nguyệt hàng tháng sắp đến. Nguyên nhân gây hiện này là do các cơn co thắt tử cung để đẩy lớp niêm mạc ra ngoài. Đa phần thì các cơn đau này thường xuất hiện từ một vài ngày trước và kéo dài trong vài ngày đầu hành kinh, đôi khi còn kéo dài suốt thời gian hành kinh. Nhưng khi đã qua thời kỳ mãn kinh, không còn có kinh nguyệt nữa và đột nhiên lại bị đau bụng dưới thì là do đâu?

Đau bụng dưới có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề khác nhau, từ lạc nội mạc tử cung cho đến u xơ tử cung. Ngoài ra, đó cũng có thể là triệu chứng của nhiễm virus dạ dày hoặc ngộ độc thực phẩm.

Trong hầu hết các trường hợp thì đau bụng dưới không phải vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên vẫn nên theo dõi sát sao, đặc biệt là khi hiện tượng này kéo dài dai dẳng suốt nhiều ngày không đỡ. Dưới đây là một số nguyên nhân khác nhau gây đau bụng dưới sau mãn kinh, phương pháp chẩn đoán và điều trị.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới sau mãn kinh

Một số vấn đề có thể gây hiện tượng đau bụng dưới sau khi mãn kinh.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mà những mô vốn hình thành ở bề mặt trong tử cung lại phát triển ở các bộ phận khác trong cơ thể, chẳng hạn như ở buồng trứng hoặc các cơ quan khác trong khoang chậu. Mặc dù hình thành ở những vị trí khác nhưng lớp mô này vẫn giữ nguyên đặc điểm của mô niêm mạc tử cung. Mỗi khi có kinh, những mô này cũng sẽ bong ra nhưng không thể thoát ra ngoài qua âm đạo mà tích tụ lại và gây hiện tượng đau bụng dữ dội cũng như là nhiều triệu chứng khác.

Lạc nội mạc tử cung thường xảy ra ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và dừng lại khi mãn kinh. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ dù đã bước vào thời kỳ mãn kinh vẫn gặp phải các triệu chứng lạc nội mạc tử cung. Nếu điều trị các triệu chứng mãn kinh bằng liệu pháp hormone thay thế thì estrogen có thể khiến cho bệnh lạc nội mạc tử cung trở nên trầm trọng hơn.

U xơ tử cung

U xơ tử cung là những khối u lành hình thành trên thành tử cung và đa phần không phải ung thư. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp thì u xơ tử cung bắt đầu xuất hiện khi phụ nữ còn trong độ tuổi sinh sản nhưng những người ở độ tuổi 50 cũng có thể gặp phải vấn đề này. U xơ thường ngừng phát triển hoặc nhỏ đi sau khi mãn kinh. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, các triệu chứng u xơ tử cung vẫn kéo dài đến tận sau khi chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt.

Bệnh về đường tiêu hóa

Nhiễm virus dạ dày, ngộ độc thực phẩm, hội chứng ruột kích thích hoặc một số bệnh khác ở đường tiêu hóa cũng có thể gây ra triệu chứng đau ở vùng bụng dưới. Những cơn đau bụng do các vấn đề này thường xảy ra kèm theo các triệu chứng khác như như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Các triệu chứng thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và khởi phát trong một số tình huống nhất định, ví dụ như sau khi ăn các loại thực phẩm từ sữa hoặc khi bị căng thẳng.

Ung thư buồng trứng và ung thư tử cung (nội mạc tử cung)

Đau bụng dưới là một trong những triệu chứng của ung thư buồng trứngung thư tử cung. Nguy cơ mắc các bệnh ung thư này tăng cao sau tuổi 50. Tuy nhiên, nếu chỉ bị đau bụng dưới thì cũng chưa phải là dấu hiệu cảnh báo ung thư. Những phụ nữ bị các bệnh ung thư này thường có các triệu chứng khác kèm theo như:

  • Chảy máu âm đạo
  • Bụng trướng, phình to
  • Người mệt mỏi
  • Sụt cân không chủ đích

Khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì cũng cần đi khám để phát hiện sớm vấn đề và điều trị kịp thời.

Các triệu chứng khác

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, vì vẫn còn kinh nguyệt nên phụ nữ vẫn sẽ gặp các triệu chứng như đau bụng dưới hay mỏi thắt lưng trước và trong khi có kinh. Đây là những hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Một khi đã chính thức mãn kinh (một năm liền không có kinh) thì đau bụng dưới có khả năng là dấu hiệu của một vấn đề bất thường. Các triệu chứng có thể đi kèm với đau bụng dưới gồm có:

  • Chảy máu âm đạo
  • Chướng bụng
  • Đau mỏi thắt lưng
  • Đau khi quan hệ tình dục, tiểu tiện hoặc đại tiện
  • Mệt mỏi, uể oải
  • Sưng phù hoặc đau ở chân
  • Táo bón
  • Sụt cân không rõ nguyên do

Nếu là do các vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày thì các cơn đau bụng còn có thể đi kèm triệu chứng buồn nôn, nôn ói và tiêu chảy.

Các yếu tố nguy cơ

Nguy cơ mắc một trong những bệnh lý, vấn đề gây ra triệu chứng đau bụng dưới sau khi mãn kinh sẽ tăng cao ở những người:

  • điều trị các triệu chứng mãn kinh bằng liệu pháp estrogen
  • có tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư tử cung
  • có kinh nguyệt lần đầu trước 12 tuổi
  • bắt đầu mãn kinh sau 52 tuổi
  • sử dụng vòng tránh thai nội tiết

Chẩn doán nguyên nhân gây đau bụng dưới

Khi bị đau bụng dưới sau mãn kinh thì cần đi khám bác sĩ sản phụ khoa để được chẩn đoán nguyên nhân. Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng chậu để phát hiện những dấu hiệu bất thường ở tử cung.

Sau đó sẽ cần tiến hành các phương pháp chẩn đóan hình ảnh để đánh giá tử cung và buồng trứng. Những phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng gồm có:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung và nội soi buồng tử cung: đây là thủ thuật bơm dung dịch nước muối vào bên trong tử cung để làm căng buồng tử cung và sau đó siêu âm hoặc nội soi để có thể quan sát một cách dễ dàng hơn.
  • Siêu âm: sử dụng sóng âm thanh để lấy hình ảnh bên trong cơ thể.

Nếu bác sĩ nghi ngờ ung thư thì sẽ cần sinh thiết để lấy mẫu mô từ tử cung hoặc buồng trứng. Mẫu mô sau đó được phân tích dưới kính hiển vi để xác định xem có tế bào ung thư hay không.

Phương pháp điều trị

Nếu vẫn chưa qua thời kỳ mãn kinh (vẫn còn trong giai đoạn tiền mãn kinh) thì có thể điều trị các cơn đau bụng dưới mỗi khi đến kỳ giống như phương pháp điều trị đau bụng kinh thông thường, ví dụ như dùng một loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen.

Bên cạnh đó, có thể chườm ấm lên vùng bị đau để giảm cảm giác khó chịu. Hãy thử đặt một túi chườm nóng hoặc bình đựng nước nóng lên bụng. Nếu không quá đau thì nên tập thể dục nhẹ nhàng. Đi bộ và các hoạt động thể chất khác sẽ giúp giảm bớt cảm giác đau đớn do hành kinh và làm giảm căng thẳng – một nguyên nhân khiến cho tình trạng đau bụng dưới thêm nặng hơn.

Khi nguyên nhân gây đau bụng dưới là do lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung thì bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để làm giảm các triệu chứng. Trong những trường hợp nghiêm trọng thì sẽ cần làm phẫu thuật để loại bỏ khối u xơ hoặc mô nội mạc tử cung gây đau.

Đối với những trường hợp ung thư thì phác đồ điều trị sẽ tùy thuộc vào giai đoạn tại thời điểm phát hiện, vị trí của khối u và phạm vi lan rộng của tế bào ung thư. Một phác đồ thường được bác sĩ chỉ định là phẫu thuật để loại bỏ khối u và hóa trị hoặc xạ trị để tiêu diệt nốt tế bào ung thư. Đôi khi sẽ cần sử dụng thuốc nội tiết tố để làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tại sao
Tin liên quan
Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến ham muốn tình dục?
Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến ham muốn tình dục?

Mãn kinh có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn tình dục

Teo Âm Đạo Sau Mãn Kinh: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Teo Âm Đạo Sau Mãn Kinh: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Teo âm đạo sau mãn kinh có những triệu chứng như thế nào ở chị em. Cách điều trị vấn đề này ra sao. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé

Sức khỏe thay đổi như thế nào sau mãn kinh?
Sức khỏe thay đổi như thế nào sau mãn kinh?

Sau khi mãn kinh (được gọi là giai đoạn hậu mãn kinh), phụ nữ sẽ gặp phải rất nhiều thay đổi về cơ thể và sức khỏe. Để duy trì sức khỏe trong giai đoạn sau mãn kinh, bạn cần biết được những thay đổi này và chuẩn bị một cách tốt nhất.

Tiền mãn kinh ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào?
Tiền mãn kinh ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào?

Những thay đổi của thời kỳ tiền mãn kinh diễn ra không theo quy luật nên sẽ có ảnh hưởng đến sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Mãn kinh có những triệu chứng nào?
Mãn kinh có những triệu chứng nào?

Một số ít phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh mà không có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào, nhưng đa số đều phải trải qua những vấn đề gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây