1

Ung thư tuyến nước bọt mang tai - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

I. ĐỊNH NGHĨA 

Ung thư tuyến nước bọt mang tai là một ung thư biểu mô của tuyến, nang tuyến hoặc u hỗn hợp tuyến mang tai thoái hóa ác tính.

II NGUYÊN NHÂN

1. Nguyên nhân bên trong

  •  Di truyền.
  •  Nội tiết

2. Nguyên nhân bên ngoài

- Tác nhân vật lý

  •  Bức xạ ion hoá.
  •  Bức xạ cực tím.

- Tác nhân hoá học

  •  Thuốc lá.
  •  Người có thói quen ăn trầu thuốc.

- Chế độ ăn uống và ô nhiễm thực phẩm

  •  Các chất bảo quản thực phẩm.
  •  Các thực phẩm hun khói, dưa khú...
  •  Các nấm mốc từ gạo, lạc...

- Ung thư nghề nghiệp. Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ, Dioxin, thuốc trừ sâu diệt cỏ....

- Tác nhân sinh học: Virus gây ung thư.

III. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, X quang và giải phẫu bệnh lý.

1.1. Lâm sàng

- Các dấu hiệu chỉ điểm đặc hiệu

  •  Đau liên tục vùng mặt bên bệnh.
  •  Liệt mặt.
  •  Loét sùi vùng tuyến mang tai.

- Biểu hiện lâm sàng điển hình

  •  U vùng tuyến mang tai.
  •  U to gây biến dạng mặt.
  •  U dính với mô xung quanh.
  •  Da bề mặt sùi loét.

- Hạch vùng dưới hàm, cạnh cổ.

- Ở giai đoạn muộn, khối ung thư to gây chèn ép và rối loạn các chức năng.

2.2. Cận lâm sàng

- X quang

  •  X quang thường quy: có thể thấy hình ảnh u xâm lấn phá hủy tuyến mang tai.
  •  CT Scaner và MRI: thấy hình ảnh u xâm lấn các mô mềm và xương lân cận  theo 3 chiều.
  •  PET-CT: có thể phát hiện các tổn thương ung thư di căn.

- Siêu âm: có thể phát hiện các tổn thương di căn xa.

- Giải phẫu bệnh lý: thấy hình ảnh tế bào ung thư biểu mô tuyến.

2. Chẩn đoán giai đoạn: Sử dụng hệ thống TNM.

  •  Các mức độ:
T N M
T0: Khối u không xác định được trên lâm sàng N0: Không có hạch M0: Chưa có di
T1: Khối u ĐK < 2cm N1 : Xác định được hạch đơn cùng bên <3cm M1 : Có biểu hiện di căn xa
T2 : 2cm <Khối u<4cm N2 :
  • N2a : 3cm<Hạch đơn cùng bên<6cm.
  • N2b: Nhiều hạch cùng bên nhưng không có hạch nào >6cm.
  • N2c: Hạch hai bên đơn hoặc nhiều hạch nhưng không có hạch nào >6cm.
-
T3: Khối u >4cm N3 : Bất kỳ hạch đơn hoặc đa KT >6cm

-

 

 

  •  Giai đoạn :
Giai đoạn T N M
T1 N0 M0
II  T2 N0 M0
III  T1 N1 M0
  T2 N1 M0
  T3  N0,N1 M0
IV  T4  N0,N1 M0
  Bất kỳ T  N2,N3 M0
  Bất kỳ T  Bất kỳ N M1,M0


3. Chẩn đoán phân biệt

 U hỗn hợp tuyến mang tai: không đau, không liệt mặt, u di động.

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

  •  Phẫu thuật cắt bỏ rộng tổn thương ung thư phối hợp với nạo vét hạch vùng cổ.
  •  Có thể phối hợp với xạ trị và hóa trị liệu.

2. Điều trị cụ thể

- Phẫu thuật

  •  Phẫu thuật cắt rộng lấy bỏ toàn bộ tổn thương ung thư bao gồm cả tuyến mang tai tới mô lành.
  •  Phẫu thuật nạo vét lấy bỏ hạch vùng cạnh cổ, dưới hàm cùng bên.
  •  Tái tạo vùng khuyết hổng bằng vạt phần mềm tại chỗ hoặc vạt từ xa với nối mạch vi phẫu.

- Xạ trị: thường áp dụng xạ trị để hỗ trợ điều trị ung thư tuyến mang tai sau phẫu thuật.

- Hóa trị liệu: có thể sử dụng trước phẫu thuật và phối hợp điều trị sau phẫu thuật.

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

1. Tiên lượng

Nếu phẫu thuật rộng cắt bỏ toàn bộ khối ung thư sớm thì tiên lượng sẽ tốt hơn. Tùy theo phẫu thuật ở giai đoạn nào của tổn thương ung thư mà thời gian sống của bệnh nhân kéo dài sau 5 năm khác nhau. Theo một số tác giả nước ngoài:

Giai đoạn Thời gian sống sau 5 năm
I 57 – 84 %
II 49 – 70 %
III 25 – 59 %
IV 7 – 47 %

 

2. Biến chứng

  •  Bội nhiễm.
  •  Chảy máu.
  •  Di căn: tùy loại ung thư mà có thể di căn vào phổi, não, trung thất.

VI. PHÒNG BỆNH

  •  Tuyên truyền tránh các yếu tố nguy cơ ung thư: hút thuốc, ăn trầu, tiếp xúc phóng xạ, hóa chất...
  •  Khám chuyên khoa răng hàm mặt để phát hiện các tổn thương sớm và điều trị kịp thời.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Viêm tuyến nước bọt mang tai do virut (quai bị) - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Viêm tuyến nước bọt mang tai mạn tính - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

U hồn hợp tuyến nước bọt mang tai - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

U tuyến nước bọt vòm miệng - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Nang tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Tiết quá nhiều nước bọt khi mang thai: 5 cách khắc phục
Tiết quá nhiều nước bọt khi mang thai: 5 cách khắc phục

Có nhiều nước bọt hơn khi mang thai có phải là hiện tượng bình thường không? Nguyên nhân nào gây ra trình trạng này? Tôi phải làm gì để tiết ít nước bọt hơn trong thai kỳ? Bác sĩ của suckhoe123.vn sẽ giải đáp giúp bạn.

Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Có được sử dụng chất bôi trơn gốc nước khi quan hệ lúc mang thai không?
Có được sử dụng chất bôi trơn gốc nước khi quan hệ lúc mang thai không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, việc sử dụng chất bôi trơn gốc nước lúc quan hệ trong khi đang mang thai có an toàn cho em bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có được ngủ trên đệm nước trong khi mang thai không?
Có được ngủ trên đệm nước trong khi mang thai không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, ngủ trên đệm nước trong khi đang mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tại sao nước tiểu có mùi lạ sau khi ăn măng tây?
Tại sao nước tiểu có mùi lạ sau khi ăn măng tây?

Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm thay đổi mùi nước tiểu. Ví dụ, nước tiểu có thể sẽ có mùi hơi khó chịu sau khi ăn măng tây.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Uống nước máy khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  835 lượt xem

- Bác sĩ ơi, uống nước máy khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên uống nước ngọt chứa caffein khi mang bầu?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  434 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đang mang bầu và tôi có nên uống nước ngọt chứa caffein không ạ? Nó có an toàn cho em bé của tôi không?

Có nên ngồi trong bồn nước nóng khi đang mang thai không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  694 lượt xem

Bác sĩ ơi, tôi có nên ngồi trong bồn nước nóng trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị phổi có nước khi mang thai
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  456 lượt xem

Chị em đang mang thai tháng thứ 4. Có bị cảm và ho. Khi đi khám thai thì bị chuẩn đoán là phổi có nước. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp này chị em có vào BV Từ Dũ xin nhập viện điều trị được k hay phải đi đúng chuyên khoa ạ?

Có cần xét nghiệm nước tiểu chồng khi vợ mang thai không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  593 lượt xem

Em mang thai 12 tuần. đi khám ở Bệnh viện, bs ghi là bị thiếu sắt và có cho giấy để chồng đi xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ cho em hỏi là tại sao phải kiểm tra nước tiểu của chồng ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây