U tuyến nước bọt vòm miệng - Bộ y tế 2015
I. ĐỊNH NGHĨA
Là một u có nguồn gốc từ tế bào trụ ống tuyến của tuyến nước bọt phụ ở vòm miệng.
II. NGUYÊN NHÂN
Chưa rõ ràng.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
1.1. Lâm sàng
a. Toàn thân: Không có biểu hiện toàn thân.
b. Tại chỗ
- Cơ năng: Đau ít, cảm giác vướng khi ăn nhai.
- Thực thể:
- Ngoài mặt: Không có biểu hiện.
- Trong miệng: Có khối u vùng vòm miệng ranh giới rõ, gồ lên so với niêm mạc vòm miệng xung quanh, sờ mềm, màu sắc bình thường hoặc hơi đỏ.
1.2. Cận lâm sàng
- X quang thường qui: có thể thấy hình ảnh tiêu xương khẩu cái hoăc xâm lấn xoang hàm trên trên phim blondeau.
- CT Scanner: trên lát cắt coronal thấy hình ảnh phồng niêm mạc vòm miệngcó thể xâm lấn xương và xoang hàm trên.
- - Mô bệnh học: có hình ảnh u tuyến nước bọt.
2. Chẩn đoán phân biệt
- Nang xương hàm trên: tổn thương có hình ảnh tiêu xương hàm trên ranh giới rõ xuất phát từ trong xương gây phồng niêm mạc vòm miệng. Trong một số trường hợp có liên quan với răng nguyên nhân.
- U xương hàm trên: ranh giới không rõ, mật độ chắc, tổn thương xuất phát từ xương trước.
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
Cắt bỏ u cùng với tuyến nước bọt phụ.
2 Điều trị cụ thể
- Vô cảm.
- Xác định ranh giới u.
- Cắt toàn bộ u bằng dao điện.
- Kiểm soát vùng phẫu thuật.
- Kháng sinh.
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
1.Tiên lượng
- Nếu phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ u khi u chưa xâm lấn xương hàm thì thường cho kết quả tốt.
- Nếu không điều trị u ở giai đoạn sớm, u có thể phát triển xâm lấn xương hàm và thóai hóa ác tính.
2.Biến chứng
U chuyển dạng thành ác tính.
VI. PHÒNG BỆNH
Khám định kì chuyên khoa răng hàm mặt để phát hiện u ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, bà bầu có nên dùng nước súc miệng không ạ? Và nước súc miệng có gây hại cho thai nhi không? Bác sĩ giải đáp giúp tôi nhé!
Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng
Có khoảng 80% các trường hợp tổn thương răng miệng xảy ra ở răng cửa và có thể tác động đến cả phần mô mềm – lưỡi, môi và bên trong má.
Hướng dẫn cách sử dụng bao cao su bằng miệng an toàn? Cẩn thận mở gói bao cao su, tránh việc làm rách do vật dụng hoặc móng tay gây ra. Đặt bao cao su trong miệng và đầu bình chứa hướng bên trong
Chỉ số nước ối bình thường trong tam cá nguyệt thứ ba là từ 5 đến 25 cm (cm). Dưới 5 cm được coi là thấp.
- 1 trả lời
- 1417 lượt xem
- Bác sĩ ơi, có phải chúng tôi nên tránh xa bồn tắm nước nóng khi muốn có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1146 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 845 lượt xem
- Bác sĩ ơi, dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 959 lượt xem
- Bác sĩ ơi, uống nước máy khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 987 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!