1

Nước súc miệng có gây hại cho thai nhi không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, bà bầu có nên dùng nước súc miệng không ạ? Và nước súc miệng có gây hại cho thai nhi không? Bác sĩ giải đáp giúp tôi nhé!
Nước súc miệng có gây hại cho thai nhi không? Nước súc miệng có gây hại cho thai nhi không?

Bác sĩ trả lời:

- Nước súc miệng không gây hại cho bạn và con (miễn là không uống nó). Tuy nhiên, các chuyên gia có những quan điểm khá khác nhau về những người có khả năng nhận được lợi ích từ việc sử dụng nước súc miệng trong thai kỳ và những loại nước súc miệng khác nhau có hiệu quả trong những trường hợp khác nhau.

Học viện Nha khoa Nhi Hoa kỳ (AAPD) khuyến cáo thai phụ sử dụng nước súc miệng không chứa florua, không có cồn để rửa răng và ngăn ngừa sâu răng. AAPD gợi ý sử dụng nước chứa natri 0,05% để súc miệng mỗi ngày một lần hoặc nước 0,02% natri florua hai lần một ngày.

Đây là một ý tưởng cực kỳ hay nếu bạn thường xuyên nôn mửa, vì khi nôn răng sẽ bị ngấm đầy axit dạ dày gây ăn mòn men răng. Nếu muốn, bạn có thể dùng nước súc miệng mỗi lần sau khi nôn. Ngoài ra, súc miệng bằng nước chứa baking soda sau khi nôn cũng giúp ngăn ngừa ăn mòn men răng. (Chỉ cần đừng đánh răng ít nhất nửa giờ sau khi nôn mửa vì men răng bị suy yếu do axit và có thể hư hỏng do các thành phần mài mòn trong kem đánh răng.)

Đối với sức khỏe răng miệng trong thời kỳ mang thai, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát mảng bám, ADA nói nha sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng nước súc miệng kháng khuẩn thay vì nước súc miệng chứa florua. (Một số nha sĩ đề nghị sử dụng nước xúc miệng kháng vi khuẩn vào buổi sáng và nước súc miệng chứa florua vào ban đêm).

Nếu bạn bị bệnh nướu nghiêm trọng, một số nha sĩ sẽ kê toa nước súc miệng có chứa chất kháng vi trùng chlorhexidine. Sản phẩm này thường chỉ được sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng và không được khuyến cáo sử dụng hàng ngày hoặc kéo dài bởi vì nó có xu hướng làm biến màu răng.

Không nên dùng nước súc miệng vừa chứa florua vừa kháng khuẩn vì chúng có chứa lượng cồn cao. Mặc dù cồn trong nước xúc miệng khó có thể tiếp cận em bé vì bạn nhổ nó ra chứ không nuốt nhưng các chuyên gia vẫn thận trọng tránh dùng. Cồn có xu hướng gây kích ứng nướu và không có tác dụng có lợi.

Một số lời khuyên cuối cùng:

  • Nước súc miệng hoạt động tốt nhất nếu bạn ngậm trong miệng 30 giây rồi mới nhổ ra
  • Nếu bạn súc miệng vào ban đêm, đó phải là lần cuối cùng bạn ăn trước khi đi ngủ.
  • Khi sử dụng nước xúc miệng vào những thời điểm khác trong ngày, đừng đánh răng, xỉa răng, ăn, uống hoặc thậm chí súc miệng trong ít nhất nửa giờ sau đó, vì điều này sẽ làm giảm hiệu quả sản phẩm.
  • Hỏi nha sĩ xem bạn dùng sản phẩm này có lợi hay không và nếu không thì có thể giới thiệu một sản phẩm khác dùng riêng cho trường hợp của bạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: súc miệng mang thai
Tin liên quan
Tiêm phòng khi đang mang thai có an toàn không?
Tiêm phòng khi đang mang thai có an toàn không?

Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).

Nằm nghỉ trên giường khi mang thai: Có hữu ích hay không?
Nằm nghỉ trên giường khi mang thai: Có hữu ích hay không?

Nếu bác sĩ yêu cầu bạn phải nằm nghỉ trên giường trong phần thời gian còn lại của thai kỳ, thì điều gì sẽ xảy ra?

Ăn nhiều socola trong thai kỳ có an toàn không?
Ăn nhiều socola trong thai kỳ có an toàn không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, ăn nhiều socola trong thai kỳ có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm không?
Chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm không?

Một số bác sĩ nói rằng ngay cả bị chảy máu cam vài lần trong suốt thai kỳ cũng không phải là dấu hiệu gì đáng báo động.

Tiết quá nhiều nước bọt khi mang thai: 5 cách khắc phục
Tiết quá nhiều nước bọt khi mang thai: 5 cách khắc phục

Có nhiều nước bọt hơn khi mang thai có phải là hiện tượng bình thường không? Nguyên nhân nào gây ra trình trạng này? Tôi phải làm gì để tiết ít nước bọt hơn trong thai kỳ? Bác sĩ của suckhoe123.vn sẽ giải đáp giúp bạn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Uống nước máy khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  975 lượt xem

- Bác sĩ ơi, uống nước máy khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Uống nước cây cúc dại (echinacea) trong thai kỳ có được không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1210 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có thể uống nước cây cúc dại (echinacea) khi đang mang thai không ạ? Loại nước này có an toàn cho thai nhi không, thưa bác sĩ?

Có nên ngồi trong bồn nước nóng khi đang mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  835 lượt xem

Bác sĩ ơi, tôi có nên ngồi trong bồn nước nóng trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Uống nhiều nước trong 3 tháng cuối thai kỳ, có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1469 lượt xem

Từ lúc bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ, em không thèm đồ ăn mà chỉ thèm uống nước ướp lạnh rất nhiều. Siêu âm nước ối em bình thường. Nhưng 1 ngày đêm, em uống từ 8 -10 lít nước lạnh thì có sao không ạ?

Nước ối đục... ở tuần thai thứ 18, có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1155 lượt xem

Mang thai ở tuần thứ 18, em vừa đi khám định kỳ ở phòng khám tư, bs siêu âm rồi nói: nước ối hơi đục, có phân su, chịu khó về uống nước cam, chanh, ăn nhiều hoa quả. Hiện em rất lo lắng, mong được bs tư vấn dùm?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây