1

Tỷ trọng nước tiểu là gì?

Chức năng chính của thận là lọc máu và duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể. Xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu là một cách nhanh chóng để đánh giá hoạt động của thận. Xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu có thể giúp phát hiện nhiều vấn đề như mất nước hoặc thừa nước, suy tim, đái tháo nhạt, suy thận và nhiễm trùng thận.
Tỷ trọng nước tiểu là gì? Tỷ trọng nước tiểu là gì?

Tỷ trọng nước tiểu là gì?

Xét nghiệm nước tiểu là một phương pháp không xâm lấn để kiểm tra tình trạng sức khỏe và phát hiện các vấn đề bất thường. Một chỉ số rất quan trọng trong kết quả xét nghiệm nước tiểu là tỷ trọng nước tiểu (specific gravity).

Tỷ trọng nước tiểu được xác định bằng cách so sánh nồng độ các chất hoà tan trong nước tiểu với nước và chỉ số này cho biết nước tiểu đặc hay loãng.

Nước tiểu quá đặc có thể là dấu hiệu cho thấy thận đang không hoạt động bình thường hoặc cơ thể đang bị mất nước.

Nước tiểu loãng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý hiếm gặp gọi là bệnh đái tháo nhạt. Bệnh lý này có triệu chứng là khát nước và bài tiết nhiều nước tiểu hơn bình thường.

Xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu giúp phát hiện những bệnh nào?

Chức năng chính của thận là lọc máu và duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể. Xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu là một cách nhanh chóng để đánh giá hoạt động của thận.

Xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu có thể giúp phát hiện những vấn đề sau đây:

  • Mất nước hoặc thừa nước
  • Suy tim
  • Sốc
  • Đái tháo nhạt
  • Suy thận
  • Nhiễm trùng thận
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Hạ natri máu (nồng độ natri trong máu thấp)
  • Tăng natri máu (nồng độ natri trong máu cao)

Bạn có thể sẽ phải lấy mẫu nước tiểu nhiều lần trong một ngày. Điều này nhằm đánh giá hoạt động của thận một cách chính xác.

Chuẩn bị trước xét nghiệm

Trước khi làm xét nghiệm, bạn sẽ phải ngừng dùng những loại thuốc ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, chẳng hạn như những thuốc có chứa sucrose hoặc dextran.

Nếu gần đây bạn đã chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có sử dụng thuốc cản quang thì sẽ phải chờ vài ngày để cơ thể đào thải hết thuốc cản quang mới làm xét nghiệm nước tiểu.

Nên điều chỉnh một chút chế độ ăn uống trong vòng vài ngày trước khi xét nghiệm. Ví dụ, nên tránh các loại thực phẩm làm thay đổi màu nước tiểu như:

  • Củ dền
  • Mâm xôi đen
  • Dâu tằm
  • Thanh long ruột đỏ
  • Cà rốt
  • Đậu răng ngựa
  • Đại hoàng

Quy trình xét nghiệm

Để làm xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu, bạn sẽ phải lấy ít nhất 30 – 60ml nước tiểu. Thời gian tốt nhất để lấy mẫu là vào buổi sáng, đây là lúc nước tiểu cô đặc nhất.

Bạn sẽ được phát một chiếc cốc để lấy mẫu nước tiểu.

Để có chất lượng mẫu nước tiểu tốt nhất, bạn nên sử dụng khăn lau kháng khuẩn để làm sạch khu vực xung quanh niệu đạo trước khi lấy mẫu nước tiểu. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ mẫu nước tiểu bị lẫn vi khuẩn.

Hãy đi tiểu một lượng nhỏ vào bồn cầu rồi sau đó mới đi tiểu vào cốc cho đến khi thu được đủ lượng nước tiểu cần thiết. Đây được gọi là phương pháp lấy nước tiểu giữa dòng.

Sau khi hoàn tất, hãy nộp mẫu ở nơi quy định.

Mẫu nước tiểu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Kỹ thuật viên ở phòng xét nghiệm sẽ sử dụng khúc xạ kế để chiếu ánh sáng vào mẫu nước tiểu và xác định nồng độ các chất hòa tan trong nước tiểu. Phương pháp này cho kết quả chính xác hơn so với phương pháp dùng que nhúng, trong đó một que nhựa đã qua xử lý hóa chất được nhúng vào nước tiểu. Mức độ chìm nổi của que sẽ phản ánh nồng độ các chất trong nước tiểu.

Mặc dù có bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà nhưng kết quả sẽ không chính xác như xét nghiệm tại cơ sở y tế. Khi xét nghiệm tại nhà, mẫu nước tiểu sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn còn tại phòng xét nghiệm, mẫu nước tiểu sẽ được phân tích trong môi trường vô trùng. Một ưu điểm nữa của việc làm xét nghiệm tại cơ sở y tế là mẫu nước tiểu sẽ được phân tích chi tiết hơn, nhờ đó biết được nhiều điều về tình trạng sức khỏe hơn.

Trong quá trình phân tích mẫu nước tiểu, kỹ thuật viên có thể sẽ đo cả độ thẩm thấu niệu để đánh giá cách thận pha loãng và cô đặc nước tiểu. Độ thẩm thấu niệu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm

Khi uống quá ít nước, nồng độ các chất trong nước tiểu sẽ tăng cao và khiến nước tiểu thường có màu sẫm. Còn khi uống đủ nước, nước tiểu có màu nhạt hơn và nồng độ nước tiểu sẽ giảm hay nói cách khác là tỷ trọng nước tiểu thấp.

Tỷ trọng nước tiểu giúp đánh giá nồng độ tổng thể của nước tiểu một cách chính xác hơn so với việc chỉ quan sát màu sắc nước tiểu.

Nồng độ nước tiểu sẽ được so sánh với nồng độ nước (giá trị = 1.000). Tỷ trọng nước tiểu khi thận hoạt động bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 1.002 đến 1.030.

Tỷ trọng nước tiểu trên 1.010 có thể là dấu hiệu mất nước nhẹ. Tỷ trọng nước tiểu càng lớn thì nguy cơ mất nước càng cao.

Tỷ trọng nước tiểu cao có thể chỉ ra rằng nồng độ các thành phần sau đây trong nước tiểu ở mức cao hơn bình thường:

  • Đường
  • Protein
  • Bilirubin
  • Hồng cầu
  • Bạch cầu
  • Tinh thể
  • Vi khuẩn

Bác sĩ sẽ sử dụng tỷ trọng nước tiểu kết hợp với các chỉ số xét nghiệm nước tiểu khác để đưa ra chẩn đoán. Tỷ trọng nước tiểu bất thường có thể chỉ ra:

  • Nồng độ một số chất trong máu cao hơn mức bình thường
  • Bệnh thận (tỷ trọng nước tiểu cao hoặc thấp đều phản ánh thận đang không hoạt động hiệu quả)
  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Chấn thương não, có thể dẫn đến bệnh đái tháo nhạt

Xét nghiệm nước tiểu còn cho biết các thông tin khác, ví dụ như sự hiện diện bạch cầu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hay glucose trong nước tiểu là dấu hiệu của tình trạng không dung nạp glucose hoặc bệnh đái tháo đường.

Các chỉ số khác trong xét nghiệm nước tiểu còn có độ pH, hemoglobin (huyết sắc tố) và ceton. Các chỉ số này giúp bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.

Rủi ro của xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu hoàn toàn không xâm lấn nên rất an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì có thể sẽ cảm thấy nóng rát hoặc đau buốt khi đi tiểu.

Nếu cảm thấy khó chịu khi đi tiểu hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì cần phải đi khám ngay.

Tóm tắt bài viết

Xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu là một xét nghiệm không đau đớn và rất đơn giản. Bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi xét nghiệm, chỉ cần ngừng một số loại thuốc và thực phẩm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm này giúp đánh giá hoạt động của thận, qua đó có thể phát hiện mất nước hoặc thừa nước. Nếu bị mất nước nghiêm trọng và không thể uống đủ nước thì bạn có thể sẽ phải truyền dịch tĩnh mạch để bổ sung nước cho cơ thể nhanh hơn.

Tình trạng mất nước nhẹ có thể được giải quyết bằng cách uống nhiều nước. Trong trường hợp bị thừa nước, bác sĩ sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân. Thừa nước có thể xảy ra do rối loạn chuyển hóa, vấn đề về gan, tim, não hoặc thận.

Khi được kết hợp với xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm nước tiểu khác, xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu còn giúp phát hiện nhiều tình trạng bệnh lý khác.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các nguyên nhân gây cặn lắng trong nước tiểu
Các nguyên nhân gây cặn lắng trong nước tiểu

Nước tiểu thường trong suốt và không có vẩn đục, mặc dù màu sắc có thể thay đổi. Cặn lắng hoặc các hạt nhỏ có thể khiến cho nước tiểu bị đục. Đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe.

Chỉ số bilirubin trong nước tiểu cho biết điều gì?
Chỉ số bilirubin trong nước tiểu cho biết điều gì?

Bilirubin là một sắc tố màu vàng nâu được tạo ra khi hồng cầu bị phá vỡ. Bilirubin có trong gan và thường được đào thải ra khỏi cơ thể trong quá trình tiêu hóa. Hàng ngày có hàng tỷ hồng cầu chết đi và hàng tỷ hồng cầu mới được sản sinh. Đây là quá trình diễn ra tự nhiên mỗi ngày. Do đó, tất cả mọi người đều có bilirubin trong cơ thể.

Chỉ số natri trong nước tiểu cho biết điều gì?
Chỉ số natri trong nước tiểu cho biết điều gì?

Xét nghiệm natri trong nước tiểu giúp kiểm tra lượng nước trong cơ thể. Xét nghiệm này còn giúp đánh giá chức năng thận, đặc biệt là chức năng điều hòa lượng natri của thận. Có hai loại xét nghiệm natri nước tiểu là xét nghiệm natri nước tiểu ngẫu nhiên và xét nghiệm natri nước tiểu 24 giờ.

Nồng độ canxi trong nước tiểu bao nhiêu là bình thường?
Nồng độ canxi trong nước tiểu bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm canxi trong nước tiểu đo lượng canxi mà cơ thể đào thải qua nước tiểu. Xét nghiệm này còn được gọi là định lượng canxi trong nước tiểu hay xét nghiệm Ca+2 niệu.

Nồng độ axit uric trong nước tiểu bao nhiêu là bình thường?
Nồng độ axit uric trong nước tiểu bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm axit uric được thực hiện nhằm xác định nguyên nhân gây ra mức axit uric bất thường. Việc đo lượng axit uric sẽ giúp đánh giá khả năng sản xuất và đào thải axit uric của cơ thể. Tùy vào nhận định bước đầu mà bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm axit uric trong máu hoặc xét nghiệm axit uric trong nước tiểu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây