1

Chỉ số bilirubin trong nước tiểu cho biết điều gì?

Bilirubin là một sắc tố màu vàng nâu được tạo ra khi hồng cầu bị phá vỡ. Bilirubin có trong gan và thường được đào thải ra khỏi cơ thể trong quá trình tiêu hóa. Hàng ngày có hàng tỷ hồng cầu chết đi và hàng tỷ hồng cầu mới được sản sinh. Đây là quá trình diễn ra tự nhiên mỗi ngày. Do đó, tất cả mọi người đều có bilirubin trong cơ thể.
Chỉ số bilirubin trong nước tiểu cho biết điều gì? Chỉ số bilirubin trong nước tiểu cho biết điều gì?

Bilirubin chỉ gây hại khi tích tụ trong máu. Mức bilirubin cao có thể gây vàng da - tình trạng da và tròng trắng mắt chuyển màu vàng. Đây có thể là dấu hiệu của vấn đề về gan ở trẻ em và người lớn.

Mức bilirubin thay đổi theo tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng thể. Ở trẻ sơ sinh, nồng độ bilirubin cao trên 20 - 25 mg/dL có thể dẫn đến tổn thương thần kinh. Đó là lý do tại sao cần phải kiểm tra mức bilirubin của trẻ. Xét nghiệm nước tiểu là một cách để đo mức bilirubin trong cơ thể.

Chuẩn bị trước xét nghiệm

Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kê đơn có thể khiến xét nghiệm bilirubin cho kết quả dương tính giả, có nghĩa là xét nghiệm cho thấy nồng độ bilirubin cao hơn bình thường trong khi không hề có vấn đề về gan. Trước khi làm xét nghiệm, bạn cần cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng.

Nếu đang dùng các loại thuốc sau đây, có thể bạn sẽ phải tạm thời ngừng một vài ngày trước khi làm xét nghiệm bilirubin:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc tránh thai
  • Steroid
  • Thuốc an thần
  • Sulfonamid

Bạn sẽ được phát một bình chứa vô trùng có nắp đậy để lấy mẫu nước tiểu.

Xét nghiệm bilirubin được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm bilirubin là một xét nghiệm nước tiểu đơn giản, hoàn toàn không đau đớn nhưng hơi mất thời gian và cần được thực hiện cẩn thận để đảm báo kết quả chính xác. Xét nghiệm này đòi hỏi phải lấy nước tiểu trong 24 giờ thay vì chỉ lấy một mẫu nước tiểu duy nhất như nhiều xét nghiệm nước tiểu khác.

Bắt đầu quá trình lấy nước tiểu vào buổi sáng nhưng hãy cứ đi tiểu vào bồn cầu như bình thường vào lần đi tiểu đầu tiên trong ngày. Lý do là vì nước tiểu của lần tiểu đầu này thường đặc hơn và có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Bắt đầu thu thập mẫu nước tiểu từ lần tiểu thứ hai.

Bạn có thể sử dụng một chiếc cốc sạch để hứng nước tiểu và sau đó đổ vào bình chứa thay vì tiểu trực tiếp vào bình chứa. Đậy chặt nắp bình sau mỗi lần lấy nước tiểu và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong suốt 24 giờ.

Sang ngày hôm sau, lấy nước tiểu một lần cuối vào thời điểm mà bạn đi tiểu lần đầu vào ngày hôm trước. Ghi thông tin cần thiết lên nhãn dán bên ngoài bình chứa và mang nộp theo hướng dẫn.

Xét nghiệm bilirubin ở trẻ sơ sinh

Vàng da là một tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Điều này là do trẻ sơ sinh có số lượng hồng cầu lớn và hồng cầu lại thường xuyên bị phá hủy và sản sinh mới, quá trình này tạo ra bilirubin. Hơn nữa, gan của trẻ sơ sinh chưa thể đào thải bilirubin ra khỏi máu một cách hiệu quả. Kết quả là nồng độ bilirubin tăng và dẫn đến vàng da. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Để làm xét nghiệm bilirubin nước tiểu, trẻ sẽ phải đeo một chiếc túi vô trùng đựng nước tiểu. Bố mẹ cần đặt túi ở vị trí chính xác (quanh dương vật ở bé trai và quanh môi âm hộ ở bé gái) rồi sau đó mặc tã cho trẻ như bình thường.

Đổ nước tiểu từ túi vào bình chứa và thay túi mới mỗi lần thay tã. Bố mẹ cũng cần theo dõi và ghi lại thời gian mà trẻ bắt đầu đi tiểu để thu thập nước tiểu một cách chính xác.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm bilirubin

Kết quả xét nghiệm thường sẽ có sau vài ngày. Bạn sẽ được hẹn ngày trả kết quả khi nộp mẫu nước tiểu.

Ở người khỏe mạnh, nước tiểu không có bilirubin. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy có sự hiện diện của bilirubin trong nước tiểu thì sẽ phải làm xét nghiệm máu để đo nồng độ bilirubin và kiểm tra chức năng gan.

Điều trị

Mức bilirubin cao sẽ gây hại cho trẻ, do đó điều trị kịp thời là điều rất quan trọng. Mức bilirubin cao ở trẻ sơ sinh được điều trị bằng liệu pháp ánh sáng, trong đó trẻ được chiếu đèn để làm cho bilirubin hòa tan trong nước và dễ dàng bị đào thải khỏi cơ thể hơn. Một số trường hợp cần phải thay máu để làm giảm lượng bilirubin trong máu.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nước tiểu, cho biết
Tin liên quan
Xét nghiệm độ pH nước tiểu cho biết điều gì?
Xét nghiệm độ pH nước tiểu cho biết điều gì?

Xét nghiệm độ pH nước tiểu giúp đánh giá mẫu nước tiểu có tính axit hay tính bazơ (kiềm). Đây là một xét nghiệm đơn giản và không xâm lấn.

Ketone trong nước tiểu là dấu hiệu của điều gì?
Ketone trong nước tiểu là dấu hiệu của điều gì?

Có một lượng nhỏ ketone trong nước tiểu không phải là vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là khi bạn đang theo chế độ ăn ít carbohydrate. Tuy nhiên, mức ketone cao có thể chỉ ra một số vấn đề sức khỏe.

Tỉ lệ protein/creatinin nước tiểu cho biết điều gì?
Tỉ lệ protein/creatinin nước tiểu cho biết điều gì?

Xét nghiệm tỉ lệ protein/creatinin nước tiểu (UPCR) giúp phát hiện nồng độ protein cao trong nước tiểu, đây là một dấu hiệu của bệnh thận.

Albumin Trong Nước Tiểu Chỉ Ra Điều Gì?
Albumin Trong Nước Tiểu Chỉ Ra Điều Gì?

Albumin là một loại protein lưu thông trong máu. Khi nước tiểu có một lượng lớn albumin thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Hầu hết mọi người đều có một lượng nhỏ protein trong nước tiểu nhưng lượng protein lớn có thể là dấu hiệu chỉ ra một vấn đề sức khỏe.

Tỷ trọng nước tiểu là gì?
Tỷ trọng nước tiểu là gì?

Chức năng chính của thận là lọc máu và duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể. Xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu là một cách nhanh chóng để đánh giá hoạt động của thận. Xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu có thể giúp phát hiện nhiều vấn đề như mất nước hoặc thừa nước, suy tim, đái tháo nhạt, suy thận và nhiễm trùng thận.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây