1

Nồng độ axit uric trong nước tiểu bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm axit uric được thực hiện nhằm xác định nguyên nhân gây ra mức axit uric bất thường. Việc đo lượng axit uric sẽ giúp đánh giá khả năng sản xuất và đào thải axit uric của cơ thể. Tùy vào nhận định bước đầu mà bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm axit uric trong máu hoặc xét nghiệm axit uric trong nước tiểu.
Nồng độ axit uric trong nước tiểu bao nhiêu là bình thường? Nồng độ axit uric trong nước tiểu bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm axit uric đo lượng axit uric trong cơ thể. Axit uric là một chất hóa học được tạo ra khi cơ thể phân hủy purin. Purin là hợp chất đi vào máu trong quá trình phân hủy tự nhiên các tế bào trong cơ thể. Purin cũng được tạo ra trong quá trình tiêu hóa một số loại thực phẩm, chẳng hạn như cá cơm, cá mòi, nấm, cá thu, đậu Hà Lan và gan.

Sau khi được giải phóng từ purin, phần lớn axit uric sẽ hòa tan trong máu và được đưa đến thận, sau đó axit uric được đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu. Một phần axit uric bị đào thải qua phân. Tuy nhiên, nếu quá trình này bị gián đoạn, cơ thể có thể sẽ tạo ra quá nhiều hoặc quá ít axit uric.

Xét nghiệm axit uric được thực hiện nhằm xác định nguyên nhân gây ra mức axit uric bất thường. Việc đo lượng axit uric sẽ giúp đánh giá khả năng sản xuất và đào thải axit uric của cơ thể. Tùy vào nhận định bước đầu mà bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm axit uric trong máu hoặc xét nghiệm axit uric trong nước tiểu.

Khi nào cần xét nghiệm axit uric trong nước tiểu?

Bác sĩ thường yêu cầu xét nghiệm axit uric trong nước tiểu khi người bệnh có triệu chứng của các bệnh lý làm tăng mức axit uric.

Lượng axit uric cao trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh gút (gout) - một dạng viêm khớp phổ biến. Triệu chứng thường gặp của bẹnh gút là đau đớn dữ dội ở khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái và mắt cá chân. Các triệu chứng khác của bệnh gút còn có:

  • Sưng đỏ quanh khớp
  • Cảm giác nóng ở khớp

Lượng axit uric cao trong nước tiểu cũng có thể là dấu hiệu của sỏi thận. Sỏi thận là khối rắn hình thành từ tinh thể khoáng chất trong nước tiểu. Lượng axit uric dư thừa trong cơ thể có thể làm hình thành sỏi trong đường tiết niệu. Các triệu chứng thường gặp của sỏi thận gồm có:

  • Đau dữ dội ở thắt lưng
  • Máu trong nước tiểu
  • Buồn tiểu liên tục
  • Đau khi đi tiểu hoặc tiểu khó
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Sốt
  • Ớn lạnh

Người bệnh có thể phải làm xét nghiệm axit uric trong nước tiểu để bác sĩ đánh giá mức độ hồi phục sau điều trị sỏi thận hoặc bệnh gút. Xét nghiệm axit uric trong nước tiểu cũng có thể được sử dụng để theo dõi tình trạng sức khỏe trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị. Những phương pháp điều trị này có thể dẫn đến sự tích tụ axit uric trong cơ thể.

Chuẩn bị trước xét nghiệm

Nếu người bệnh đang dùng thuốc (kê đơn hoặc không kê đơn) hay thực phẩm chức năng thì phải cho bác sĩ biết trước khi làm xét nghiệm axit uric trong nước tiểu. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen và thuốc lợi tiểu. Nếu đang dùng các loại thuốc này, người bệnh sẽ phải tạm dừng một thời gian trước khi xét nghiệm. Ngoài ra, không uống rượu bia ngay trước khi xét nghiệm.

Xét nghiệm axit uric trong nước tiểu được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm axit uric trong nước tiểu là một xét nghiệm rất an toàn, không đau đớn vì chỉ cần lấy mẫu nước tiểu. Người bệnh sẽ phải thu thập toàn bộ nước tiểu trong khoảng thời gian 24 giờ.

Quy trình lấy nước tiểu như sau:

  1. Khi thức dậy vào buổi sáng, cứ đi tiểu vào bồn cầu như bình thường (nhưng phải ghi lại thời gian đi tiểu). Từ lần đi tiểu thứ hai mới bắt đầu lấy nước tiểu vào bình chứa.
  2. Thu thập toàn bộ nước tiểu trong 24 giờ. Bảo quản mẫu nước tiểu trong tủ lạnh hoặc nơi mát mẻ.
  3. Sau khi kết thúc 24 giờ, mang mẫu nước tiểu đi nộp càng sớm càng tốt.
  4. Nhớ phải rửa tay sạch sẽ trước và sau khi mỗi lần lấy nước tiểu. Không chạm tay vào bên trong bình chứa và nắp đậy để tránh làm nhiễm bẩn mẫu nước tiểu. Đậy chặt nắp bình và dán nhãn ghi các thông tin cần thiết theo hướng dẫn.

Mẫu nước tiểu sẽ được đưa đến phòng xét nghiệm để phân tích. Kết quả sẽ có trong vòng vài ngày và sẽ được bác sĩ giải thích cụ thể.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm

Lượng axit uric bình thường trong nước tiểu là 250 - 750 miligam trong 24 giờ.

Lượng axit uric trong nước tiểu cao hơn bình thường thường là dấu hiệu của bệnh gút hoặc sỏi thận nhưng cũng có thể là do các nguyên nhân khác như:

  • Chế độ ăn nhiều thực phẩm có chứa purin
  • Béo phì
  • Bệnh gan
  • Bệnh thận
  • Vấn đề về tủy xương, chẳng hạn như bệnh bạch cầu
  • Ung thư di căn (ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể)

Nồng độ axit uric trong nước tiểu thấp hơn bình thường có thể là do:

  • Ngộ độc chì
  • Uống quá nhiều rượu
  • Chế độ ăn ít purin

Tùy thuộc vào kết quả mà bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thực hiện thêm các bước kiểm tra khác để xác nhận chẩn đoán.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nước tiểu màu cam có bình thường không?
Nước tiểu màu cam có bình thường không?

Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt. Đôi khi, màu nước tiểu thay đổi do đồ ăn, thuốc men hoặc lượng nước uống nhưng nếu nước tiểu có màu cam, đỏ hay xanh lục thì rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang có vấn đề.

Tỷ trọng nước tiểu là gì?
Tỷ trọng nước tiểu là gì?

Chức năng chính của thận là lọc máu và duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể. Xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu là một cách nhanh chóng để đánh giá hoạt động của thận. Xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu có thể giúp phát hiện nhiều vấn đề như mất nước hoặc thừa nước, suy tim, đái tháo nhạt, suy thận và nhiễm trùng thận.

Xét nghiệm nồng độ nước tiểu cho biết điều gì?
Xét nghiệm nồng độ nước tiểu cho biết điều gì?

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm nồng độ nước tiểu nếu lượng tiểu quá nhiều hoặc quá ít. Xét nghiệm này giúp xác định các vấn đề về thận.

Cục máu đông dài trong nước tiểu là biểu hiện của bệnh gì?
Cục máu đông dài trong nước tiểu là biểu hiện của bệnh gì?

Nếu ở trong niệu quản hoặc niệu đạo đủ lâu, máu sẽ đông lại và đi ra ngoài theo nước tiểu ở dạng sợi dài. Tuy nhiên, điều này rất hiếm gặp.

Xét nghiệm protein trong nước tiểu giúp chẩn đoán những bệnh lý nào?
Xét nghiệm protein trong nước tiểu giúp chẩn đoán những bệnh lý nào?

Xét nghiệm protein trong nước tiểu đo nồng độ protein có trong nước tiểu. Ở người khỏe mạnh, nước tiểu chỉ có một lượng protein rất nhỏ. Tuy nhiên, protein có thể được bài tiết vào nước tiểu khi thận không hoạt động bình thường hoặc khi lượng protein trong máu ở mức cao. Có hai loại xét nghiệm protein trong nước tiểu là xét nghiệm protein nước tiểu ngẫu nhiên và xét nghiệm protein nước tiểu 24 giờ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây