1

Nước tiểu trong suốt, không màu có bình thường không?

Có nhiều nguyên nhân khiến nước tiểu trở nên trong suốt, không màu, từ uống quá nhiều nước cho đến tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
Nước tiểu trong suốt, không màu có bình thường không? Nước tiểu trong suốt, không màu có bình thường không?

Màu nước tiểu bình thường

Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách đậm do có chứa sắc tố urochrome và không có cặn lắng hay vẩn đục nhưng đôi khi, nước tiểu không có màu.

Nước tiểu không màu có thể là do uống quá nhiều nước nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về thận. Nếu tình trạng nước tiểu trong suốt không màu kéo dài thì bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân.

Nguyên nhân khiến nước tiểu không màu

Có nhiều nguyên nhân khiến nước tiểu trở nên trong suốt, không màu, từ uống quá nhiều nước cho đến tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến.

Đái tháo đường

Một trong các triệu chứng của bệnh đái tháo đường là đa niệu hay lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường. Điều này là do khi lượng đường trong máu cao, thận sẽ tạo ra nhiều nước tiểu để loại lượng đường dư thừa.

Các triệu chứng khác của bệnh đái tháo đường không được kiểm soát gồm có:

  • Sụt cân
  • Mệt mỏi
  • Khát nước liên tục
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Mắt mờ
  • Vết thương chậm lành
  • Đói
  • Cảm giác châm chích hoặc tê ở tay chân
  • Hơi thở có mùi trái cây

Lượng đường trong máu cao không được kiểm soát có thể dẫn đến bị mất nước và một tình trạng nguy hiểm gọi là nhiễm toan ceton.

Đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt là một bệnh lý hiếm gặp có triệu chứng là cơ thể tạo ra quá nhiều nước tiểu. Người bị đái tháo nhạt bài tiết từ 3 đến 20 lít nước tiểu mỗi ngày trong khi người bình thường chỉ bài tiết 1 đến 2 lít nước tiểu mỗi ngày.

Tình trạng này khiến người bệnh phải uống một lượng lớn nước để bù lại lượng nước bị mất đi qua nước tiểu.

Có 4 loại bệnh đái tháo nhạt chính:

  • Đái tháo nhạt trung ương: Loại đái tháo nhạt này xảy ra do tổn thương não làm giảm sự sản xuất hormone chống bài niệu (ADH hay vasopressin) – loại hormone kiểm soát sự sản xuất nước tiểu ở thận.
  • Đái tháo nhạt nguồn gốc thận: Bệnh đái tháo nhạt nguồn gốc thận xảy ra khi thận không phản ứng tốt với hormone vasopressin.
  • Đái tháo nhạt khát nước: Loại đái tháo nhạt này xảy ra do một khiếm khuyết trong cơ chế điều hòa cảm giác khát ở vùng dưới đồi, khiến cho người bệnh khát nước liên tục và uống nhiều nước.
  • Đái tháo nhạt thai kỳ: Loại này xảy ra trong thời kỳ mang thai do tổn thương ở phần não kiểm soát cảm giác khát.

Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu có tác dụng kích thích thận tạo nước tiểu. Loại thuốc này được sử dụng để điều trị phù nề do tích nước và cao huyết áp. Người dùng thuốc lợi tiểu sẽ đi tiểu nhiều hơn, bài tiết lượng nước tiểu lớn và nước tiểu có thể trong suốt không màu.

Một số ví dụ về thuốc lợi tiểu gồm có:

  • furosemide
  • bumetanua

Uống quá nhiều nước

Mặc dù uống đủ nước mỗi ngày là điều cần thiết nhưng cũng không nên uống quá nhiều nước. Nếu nước tiểu có màu vàng rất nhạt hoặc không có màu thì có thể bạn đang uống quá nhiều nước.

Uống quá nhiều nước không chỉ làm loãng nước tiểu mà còn có thể làm loãng máu và làm giảm nồng độ natri xuống mức thấp nguy hiểm. Mức natri trong cơ thể quá thấp có thể dẫn đến tử vong.

Vấn đề về thận

Các vấn đề về thận như bệnh thận mất muối hoặc tổn thương thận có thể khiến thận đào thải quá nhiều muối vào nước tiểu và điều này cũng có thể khiến nước tiểu không có màu.

Mang thai

Phụ nữ mang thai có bị đái tháo nhạt, loại đái tháo nhạt này được gọi là đái tháo nhạt thai kỳ. Tình trạng này xảy ra khi nhau thai tạo ra một loại enzyme phân hủy hormone chống bài niệu.

Đái tháo nhạt thai kỳ cũng có thể xảy ra khi một số hormone gây cản trở hoạt động của hormone chống bài niệu. Hầu hết các trường hợp đái tháo nhạt thai kỳ đều nhẹ và tự khỏi sau khi kết thúc thai kỳ.

Trên đây chỉ là một vài nguyên nhân thường gặp khiến nước tiểu trong suốt, không màu. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác hiếm gặp hơn cũng có thể làm thay đổi màu nước tiểu.

Khi nào cần đi khám?

Lượng nước tiểu hàng ngày của một người trưởng thành dao động trong khoảng từ 1 đến 2 lít. Nếu lượng nước tiểu trên 3 lít mỗi ngày thì được coi là đa niệu. Thông thường, khi cơ thể tạo ra quá nhiều nước tiểu như vậy, nước tiểu thường trong suốt, không màu.

Đây là hiện tượng bình thường xảy ra khi bạn uống nhiều nước nhưng nếu không uống nhiều nước mà nước tiểu vẫn không màu và tình trạng này kéo dài vài ngày liên tiếp thì nên đi khám.

Bạn cũng nên đi khám khi có các triệu chứng dưới đây:

  • Mơ hồ, lú lẫn, thiếu tỉnh táo
  • Các triệu chứng mất nước như khô miệng, mệt mỏi, uể oải,…
  • Đau đầu kéo dài
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài quá hai ngày ở người lớn
  • Đi tiểu nhiều lần vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

Nếu gần đây bạn mới bị nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận hoặc các vấn đề về thận khác và nhận thấy nước tiểu trong suốt không màu thì cũng nên đi khám.

Điều trị

Phương pháp điều trị nước tiểu trong suốt, không màu sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu chỉ là do uống quá nhiều nước thì hãy giảm bớt lượng nước uống trong ngày.

Nếu nguyên nhân là do bệnh đái tháo đường thì cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục, dùng thuốc đường uống hoặc insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Insulin là một loại hormone giúp các tế bào của cơ thể hấp thụ đường (glucose) từ máu và sử dụng đường làm năng lượng. Khi lượng đường trong máu được duy trì ở mức khỏe mạnh, thận sẽ không còn tạo ra quá nhiều nước tiểu nữa.

Nước tiểu trong suốt không màu còn có thể là do các nguyên nhân khác gây ra. Điều quan trọng là phải xác định đúng nguyên nhân để có biện pháp điều trị thích hợp, nhờ đó tránh xảy ra biến chứng về thận cũng như mất cân bằng hóa chất trong máu.

Tóm tắt bài viết

Nước tiểu trong suốt, không màu có thể chỉ đơn giản là do uống quá nhiều nước nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, ví dụ như đái tháo nhạt, đái tháo đường hay bệnh thận. Nếu nước tiểu có vẻ loãng, không màu dù không uống nhiều nước thì bạn nên đi khám, đặc biệt là khi có các triệu chứng mất nước.

Xét nghiệm máu, nước tiểu và chức năng thận sẽ giúp xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp dựa trên nguyên nhân.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nồng độ axit uric trong nước tiểu bao nhiêu là bình thường?
Nồng độ axit uric trong nước tiểu bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm axit uric được thực hiện nhằm xác định nguyên nhân gây ra mức axit uric bất thường. Việc đo lượng axit uric sẽ giúp đánh giá khả năng sản xuất và đào thải axit uric của cơ thể. Tùy vào nhận định bước đầu mà bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm axit uric trong máu hoặc xét nghiệm axit uric trong nước tiểu.

Một lượng nhỏ ketone trong nước tiểu có đáng ngại không?
Một lượng nhỏ ketone trong nước tiểu có đáng ngại không?

Ketone là một loại axit mà cơ thể tạo ra khi phân hủy chất béo để lấy năng lượng. Lượng nhỏ ketone trong nước tiểu thường không phải là vấn đề đáng lo ngại nhưng lượng lớn ketone có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nước tiểu có thật sự vô trùng không?
Nước tiểu có thật sự vô trùng không?

Nhiều người vẫn cho rằng nước tiểu vô trùng, có nghĩa là không chứa bất cứ loại vi khuẩn hay vi sinh vật nào nhưng trên thực tế, điều này là không đúng. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ngay cả ở những người khỏe mạnh, nước tiểu vẫn có chứa vi khuẩn. Vì vậy, nước tiểu không hoàn toàn “sạch”. Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do tại sao nước tiểu không hoàn toàn vô trùng và làm rõ một số lầm tưởng khác về nước tiểu.

Tiểu són do tiểu không hết bãi là gì và điều trị như thế nào?
Tiểu són do tiểu không hết bãi là gì và điều trị như thế nào?

Tiểu són do tiểu không hết bãi là xảy ra phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Gần một nửa số người bị vấn đề này là người trên 65 tuổi.

So sánh liệu pháp hormone và liệu pháp không hormone trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối
So sánh liệu pháp hormone và liệu pháp không hormone trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối

Những người mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu có thể không cần điều trị nhưng khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng và các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể thì giám sát tích cực sẽ không còn phù hợp nữa mà phải tiến hành điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây