1

Xét nghiệm nồng độ nước tiểu cho biết điều gì?

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm nồng độ nước tiểu nếu lượng tiểu quá nhiều hoặc quá ít. Xét nghiệm này giúp xác định các vấn đề về thận.
Xét nghiệm nồng độ nước tiểu cho biết điều gì? Xét nghiệm nồng độ nước tiểu cho biết điều gì?

Xét nghiệm nồng độ nước tiểu là gì?

Xét nghiệm nồng độ nước tiểu là một xét nghiệm giúp kiểm tra chức năng của thận. Xét nghiệm này được thực hiện để đánh giá phản ứng của thận với:

  • tình trạng thừa nước (cơ thể hấp thụ nhiều nước hơn lượng nước mất đi)
  • tình trạng mất nước (lượng nước mất đi nhiều hơn lượng nước hấp thụ)
  • hormone chống bài niệu (ADH) - một loại hormone cô đặc nước tiểu

Bạn có thể sẽ phải lặp lại xét nghiệm nhiều lần.

Xét nghiệm nồng độ nước tiểu không xâm lấn và không gây đau đớn. Tất cả những gì bạn cần làm là đi tiểu như bình thường và lấy mẫu nước tiểu giữa dòng.

Mục đích của xét nghiệm nồng độ nước tiểu

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm nồng độ nước tiểu nếu lượng tiểu quá nhiều hoặc quá ít. Xét nghiệm này giúp xác định các vấn đề về thận.

Một trong những mục đích chính của xét nghiệm nồng độ nước tiểu là để chẩn đoán bệnh đái tháo nhạt trung ương - một căn bệnh có triệu chứng là bài tiết một lượng lớn nước tiểu. Bệnh đái tháo nhạt trung ương có thể xảy ra khi chấn thương vùng đầu ảnh hưởng đến sự giải phóng hormone chống bài niệu (ADH) ở não bộ. ADH thường khiến cho thận giữ lại nhiều nước hơn. Ở người mắc bệnh đái tháo nhạt trung ương, não không giải phóng đủ ADH.

Xét nghiệm nồng độ nước tiểu còn giúp phát hiện:

  • mất nước
  • suy thận
  • suy tim
  • các vấn đề về hormone khác
  • biến chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu

Xét nghiệm nồng độ nước tiểu được thực hiện như thế nào?

Vì đây là một xét nghiệm nước tiểu nên sẽ phải lấy mẫu nước tiểu.

Chuẩn bị trước xét nghiệm

Bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể những gì cần chuẩn bị trước xét nghiệm nhưng thông thường, bạn sẽ phải:

  • uống nhiều nước
  • dừng uống nước một khoảng thời gian trước khi lấy mẫu nước tiểu
  • sử dụng ADH (có thể dùng ở dạng viên uống hoặc thuốc xịt mũi)

Lấy mẫu nước tiểu giữa dòng

Để làm xét nghiệm nồng độ nước tiểu, bạn sẽ phải lấy mẫu nước tiểu giữa dòng để nước tiểu không lẫn vi khuẩn từ da. Bạn sẽ được phát khăn lau sát khuẩn và lọ đựng mẫu nước tiểu.

  1. Rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi lấy mẫu. Mở nắp lọ và đặt nắp trên bề mặt sạch. Chú ý không chạm tay hay bất cứ thứ gì vào bên trong lọ và bên trong nắp đậy.
  2. Dùng khăn lau sát khuẩn làm sạch khu vực xung quanh niệu đạo. Đi tiểu một ít vào bồn cầu và sau đo lấy nước tiểu ở giữa dòng cho đến khi lấy đủ lượng nước tiểu cần thiết. Cẩn thận đậy nắp lọ, không chạm tay vào bên trong lọ và nắp.
  3. Nộp lại mẫu nước tiểu theo hướng dẫn. Mẫu nước tiểu sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm

Kỹ thuật viên tại phòng xét nghiệm sẽ kiểm tra nồng độ nước tiểu. Nồng độ nước tiểu cao có nghĩa là có nhiều chất hòa tan trong nước tiểu và ít nước. Các chất hòa tan trong nước tiểu gồm có glucose (đường), muối, protein và các chất khác.

Thông thường, nồng độ nước tiểu được đo bằng tỷ trọng, có nghĩa là tỷ lệ giữa khối lượng riêng của nước tiểu và khối lượng riêng của nước (= 1.000). Khối lượng riêng của nước tiểu thường bằng hoặc cao hơn một chút so với khối lượng riêng của nước (dao động trong khoảng 1.000 đến 1.030). Sau khi có ADH, nước tiểu sẽ có nồng độ cao hơn.

Nồng độ nước tiểu cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu của các vấn đề như:

  • Mất nước
  • Tiêu chảy
  • Đổ mồ hôi quá nhiều
  • Glucose niệu (có quá nhiều đường trong nước tiểu)
  • Suy tim
  • Hẹp động mạch thận
  • Bài tiết adh không bình thường
  • Nôn ói nghiêm trọng
  • Uống quá ít nước

Nồng độ nước tiểu thấp có thể là do:

  • Uống quá nhiều nước
  • Bệnh đái tháo nhạt
  • Suy thận
  • Viêm thận bể thận

Lặp lại xét nghiệm nhiều lần sẽ giúp bác sĩ xác định xem bệnh đái tháo nhạt là do chấn thương đầu ảnh hưởng đến sự sản xuất ADH (đái tháo nhạt trung ương) hay do thận không đáp ứng với ADH (đái tháo nhạt nguồn gốc do thận).

Rủi ro của xét nghiệm nồng độ nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu hoàn toàn không xâm lấn nên rất an toàn. Tuy nhiên, việc ngừng uống nước một thời gian trước khi lấy mẫu nước tiểu có thể gây khát nước và các triệu chứng mất nước khác. Sau khi làm xét nghiệm xong, hãy uống nhiều nước để bù lại nước cho cơ thể.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chỉ số natri trong nước tiểu cho biết điều gì?
Chỉ số natri trong nước tiểu cho biết điều gì?

Xét nghiệm natri trong nước tiểu giúp kiểm tra lượng nước trong cơ thể. Xét nghiệm này còn giúp đánh giá chức năng thận, đặc biệt là chức năng điều hòa lượng natri của thận. Có hai loại xét nghiệm natri nước tiểu là xét nghiệm natri nước tiểu ngẫu nhiên và xét nghiệm natri nước tiểu 24 giờ.

Tỉ lệ protein/creatinin nước tiểu cho biết điều gì?
Tỉ lệ protein/creatinin nước tiểu cho biết điều gì?

Xét nghiệm tỉ lệ protein/creatinin nước tiểu (UPCR) giúp phát hiện nồng độ protein cao trong nước tiểu, đây là một dấu hiệu của bệnh thận.

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là gì?
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là gì?

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện các vấn đề được biểu hiện qua dấu hiệu bất thường trong nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện những vấn đề nào?
Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện những vấn đề nào?

Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm giúp phát hiện hoặc theo dõi các vấn đề sức khỏe biểu hiện qua nước tiểu.

Xét nghiệm protein trong nước tiểu giúp chẩn đoán những bệnh lý nào?
Xét nghiệm protein trong nước tiểu giúp chẩn đoán những bệnh lý nào?

Xét nghiệm protein trong nước tiểu đo nồng độ protein có trong nước tiểu. Ở người khỏe mạnh, nước tiểu chỉ có một lượng protein rất nhỏ. Tuy nhiên, protein có thể được bài tiết vào nước tiểu khi thận không hoạt động bình thường hoặc khi lượng protein trong máu ở mức cao. Có hai loại xét nghiệm protein trong nước tiểu là xét nghiệm protein nước tiểu ngẫu nhiên và xét nghiệm protein nước tiểu 24 giờ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây