1

Tổ chức và trang bị phòng cấp cứu nhi - Bộ y tế 2015 

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

1. BỐ TRÍ PHÒNG CẤP CỨU

  •  Tất cả mọi bệnh viện có khám và điều trị bệnh cho trẻ em phải có một khoa phòng cấp cứu để tiến hành cấp cứu kịp thời cho trẻ em.
  •  Vị trí của khoa phòng cấp cứu được bố trí ở nơi ra vào thuận tiện, có bảng hiệu để dễ tìm (ngày cũng như đêm).
  •  Trang bị điện thoại, internet ... để dễ dàng liên lạc được với các khoa, phòng trong bệnh viện cũng như các nơi ngoài bệnh viện.
  •  Diện tích phòng cấp cứu đủ rộng (6 x 6m), có lối ra vào dễ, chiếu sáng tốt, bố trí các phác đồ cần thiết, có nơi để dụng cụ, thuốc men cấp cứu đầy đủ, dễ lấy (xem sơ đồ 1.1).

2. BÀN /GIƯỜNG CẤP CỨU

  • Giường để cấp cứu bệnh nhân phải đặt cố định, ở ngay giữa phòng để thuận tiện cho việc cấp cứu (đòi hỏi nhiều người, nhiều trang thiết bị, máy móc) cho mọi đối tượng (từ trẻ sơ sinh đến trẻ lớn, thậm chí cho cả người lớn). Hệ thống chiếu sáng phải tốt, riêng đối với bệnh nhân tốt nhất là trang bị đèn chiếu sáng như ở trong phòng mổ. Bệnh nhân cũng phải được cố định tốt trong khi cấp cứu chấn thương cho nên phải có đủ các phương tiện để cố định (túi cát, nẹp cổ và dây buộc, nẹp chân tay). Ngoài ra cũng nên có hệ thống sưởi ấm hoặc các phương tiện có sẵn để ủ ấm cho bệnh nhân khi cần thiết (đèn sưởi, túi chườm nóng).
  • Việc bố trí nguồn cung cấp oxy, khí nén, hệ thống hút phải để phía đầu bệnh nhân (có hệ thống van, đồng hồ đo và điều chỉnh được áp lực). Ngay sát bệnh nhân bố trí ngăn kéo để sẵn phương tiện cấp cứu về đường thở (bộ đặt nội khí quản, ống nội khí quản, ống nghe và bóng bóp). Đặc biệt trên dọc thành giường cấp cứu có khắc thước đo chiều dài của bệnh nhân để xác định được kích thước của bệnh nhân, tránh di chuyển nhiều lần.

 

1: Lối vào. 2,3: Lối ra. 4: Bàn /Giường cấp cứu. 5: Ghế ngồi điều chỉnh được độ cao. 6: Máy ghi điện tâm đồ/Theo dõi điện tim/Máy đo bão hòa oxy...7: Máy thở. 8: Máy sốc điện. 9: Lồng ấp. 10: Xe cáng vận chuyển. 11(a): Dụng cụ sát trùng (b): Bồn rửa tay; (c): Túi rác. 12: Bình oxy dự trữ. 13: Tủ treo (A: đựng thuốc, dịch truyền. B: đựng dụng cụ cấp cứu ). 14: Nguồn cấp oxy và khí nén. 15: Ổ cắm điện. 16: Ổ cắm điện cho máy Xquang. 17: Xe đẩy để phương tiện cố định (túi cát, nẹp, băng ...). 18: Xe đẩy đựng dụng cụ. 19: Cọc treo dịch truyền. 20: Máy hút.

3. PHƯƠNG TIỆN CẤP CỨU

  • Phương tiện cấp cứu phải đảm bảo hoạt động tốt (thường xuyên kiểm tra) sạch hoặc vô khuẩn (yêu cầu tùy từng loại).
  • Với những máy móc được mô tả ở sơ đồ 1.1. (6: Máy giám sát điện tim – hiện nay có máy giám sát đa chức năng: nhịp tim, nhịp thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ, độ bão hòa oxy. 7: Máy thở đảm bảo chạy tốt ít nhất trong vài giờ. 8: Máy khử rung. 9: Lồng ấp để vận chuyển trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 10: Xe cáng vận chuyển và cấp cứu trẻ lớn.
  • Với những dụng cụ có kích thước nhỏ được sắp xếp theo từng ngăn ô tương ứng với các bộ máy (hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn...). Mỗi một ngăn ô này được ghi tóm tắt các dụng cụ. Những dụng cụ này phải được sắp xếp ngăn nắp, dễ lấy và đã được vô trùng (có những dụng cụ chỉ dùng một lần, một số khác đã được tiệt khuẩn lại).
  • Có thể liệt kê những dụng cụ, phương tiện để cấp cứu theo từng chức năng dưới đây:

3.1. Dụng cụ để cấp cứu đường thở (Airway)

  1.  Đè lưỡi.
  2.  Ống thông để hút cỡ 6, 8, 10, 14 kiểu Fr (2 chiếc cho mỗi cỡ).
  3.  Ống hút kiểu Yakauer (4 chiếc).
  4.  Kìm gắp Magill
  5.  Canyn miệng – họng 0-5 (2 chiếc mỗi cỡ).
  6.  Canyn mũi – họng 12, 16, 20, 24, 28, 30 kiểu Fr (2 chiếc mỗi cỡ).
  7.  Bình làm ẩm oxy.
  8.  Máy hút.
  9.  Bộ khám tai – mũi – họng.
  10.  Bộ mở khí quản.
  11.  Gạc dài (mèche) để nút lỗ mũi sau, tránh chảy máu cam nặng.
  12.  Kim chọc dò qua màng sụn nhẫn – giáp.

3.2. Dụng cụ để cấp cứu suy thở

  1.  Nguồn oxy.
  2.  Van và đồng hồ đo chỉnh lưu lượng oxy.
  3.  Ống dẫn oxy.
  4.  Mặt nạ thở oxy.
  5.  Ống thông mũi.
  6.  Máy khí dung.
  7.  Bóng bóp tay tự phồng với túi chứa dự trữ oxy (có các cỡ cho trẻ sơ sinh , trẻ bú mẹ, trẻ lớn ... )
  8.  Bộ đặt ống nội khí quản. Đèn đặt ống nội khí quản với lưỡi đèn các kiểu (cong, thẳng) và các cỡ (dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ, trẻ nhỏ và trẻ lớn...).
  9.  Ống nội khí quản: ống không có bóng chèn từ cỡ 2.5 đến cỡ 8.5 (2 chiếc cho mỗi cỡ). Ống có bóng chèn cỡ từ 7-9 (2 chiếc cho mỗi cỡ).
  10.  Ống thông để hút dịch nội khí quản.
  11.  Bộ chọc dò màng phổi (kim chọc dò có nòng và bơm tiêm 20ml).
  12.  Bộ mở dẫn lưu màng phổi (bao gồm cả ống thông dẫn lưu).
  13.  Hệ thống hút màng phổi sử dụng khí nén (sau khi đặt ống thông dẫn lưu ).
  14.  Bộ máy nội soi khí quản (có kìm gắp dị vật).
  15.  Máy thở.
  16.  Máy theo dõi nồng độ khí CO2 ở cuối thì thở ra.

3.3. Dụng cụ cấp cứu tuần hoàn

  1.  Bộ tiêm truyền tĩnh mạch.
  2.  Bộ đặt và đo tĩnh mạch trung ương với các cỡ kim chọc 5, 10, 11 (2 chiếc cho mỗi cỡ).
  3.  Bộ bộc lộ tĩnh mạch.
  4.  Bộ đặt tĩnh mạch rốn.
  5.  Kim chọc trong xương cỡ 16, 18 (2 chiếc cho mỗi cỡ).
  6.  Bộ đặt kim luồn động mạch
  7.  Băng dính các loại.
  8.  Bơm tiêm các loại.
  9.  Máy tiêm truyền tĩnh mạch (Infusion pumps 3 chiếc).
  10.  Kim các loại (kim bướm, kim luồn, kim tiêm các cỡ).
  11.  Bộ dây truyền với các bộ phận nối kéo dài và các hệ thống nỗi chạc ba.
  12.  Ván cứng để bóp tim ngoài lồng ngực.
  13.  Nẹp để cố định
  14.  Máy đo huyết áp (có nhiều cỡ băng đo cho trẻ bú mẹ, trẻ nhỏ và trẻ lớn).
  15.  Ống nghe – nhiệt kế.
  16.  Máy khử rung.
  17.  Máy điện tim đồ.
  18.  Máy giám sát nhiệt độ bằng điện cực
  19.  Máy đo độ bão hòa oxy qua mạch máu( Pulse oximeter).
  20.  Máy siêu âm Doppler xách tay.

3.4. Dụng cụ cấp cứu hệ thần kinh

  1.  Kim chọc dò tủy sống (có thông nòng với nhiều cỡ khác nhau).
  2.  Dụng cụ để chọc dưới màng cứng và não thất.
  3.  Máy đo áp lực nội sọ.
  4.  Đèn soi đáy mắt và búa phản xạ gân xương.
  5.  Máy điện não đồ.

3.5. Dụng cụ cấp cứu đường tiêu hóa

  1.  Ống thông để hút miệng, họng.
  2.  Ống thông dạ dày.
  3.  Bộ rửa dạ dày (bơm tiêm 50ml, bình đựng có chia vạch, ống thông kiểu Faucher và phễu).
  4.  Ống thông Blakemore.
  5.  Bộ nội soi đường tiêu hóa.

3.6. Dụng cụ cấp cứu đường tiết niệu

  1.  Ống thông bàng quang.
  2.  Túi đựng nước tiểu vô trùng.
  3.  Dụng cụ chọc dò bàng quang kiểu Cystocath.

3.7. Dụng cụ cấp cứu trong chấn thương

  1.  Nẹp cố định cổ các loại.
  2.  Túi cát (cho trẻ bú mẹ, trẻ nhỏ và trẻ lớn ).
  3.  Nẹp cố định chân, tay (khi bị gãy).
  4.  Băng cuộn chun giãn.

3.8. Phương tiện làm xét nghiệm

  1.  Bơm kim tiêm các cỡ.
  2.  Kim các cỡ.
  3.  Bông, gạc tẩm cồn sát khuẩn.
  4.  Betadin.
  5.  Ống cấy vi khuẩn.
  6.  Ống lấy khí máu động mạch.
  7.  Máy định lượng gluco máu và giấy thấm (Glucometer và test trip ).

3.9. Các phương tiện khác

  1.  Phương tiện bảo hộ (mũ, khẩu trang, áo, kính, túi bọc giầy dép, găng tay vô khuẩn).
  2.  Khăn mổ vô khuẩn có lỗ và không có lỗ.
  3.  Đèn Flash để chiếu sáng.
  4.  Phương tiện sưởi ấm.

4. THUỐC VÀ DỊCH TRUYỀN

Thuốc:

  • Acyclovir (TM)
  • Adenosin (TM)
  • Adrenalin (TM,TB)
  • Alprostadil
  • Aminophylin (TM)
  • Amlodaron (TM)
  • Amoxycillin (TM)
  • Ampicillin (TM)
  • Atropine sulphat (TM)
  • Benzyl penicillin (TM)
  • Budesonide (khí dung)
  • Bupivacain ( phong bế tại chỗ )
  • Calcium clorid (TM)
  • Calcium gluconat (TM)
  • Calcium resonium (bột để uống hoặc thụt hậu môn trực tràng)
  • Cefotaxim (TM)
  • Ceftazidim (TM)
  • Ceftriaxon (TM, TB)
  • Chlorpheniramin (TM)
  • Desferrioxamin (Uống, TM, TB)
  • Dexamethason (TM)
  • Diazenpam (Seduxen) (thụt hậu môn, TM)
  • Dobutamin (truyền TM)
  • Dopamin (truyền TM)
  • Erythromycin (truyền TM)
  • Flecainid (truyền TM)
  • Flucloxallin (TM)
  • Flumazenil (TM)
  • Furosemid (Lasix) (TM)
  • Gentamicin (TM, TB)
  • Hydrocortison (TM, TB)
  • Ipratropiumbromid (Atrovent ) (khí dung)
  • Isoprenalin(Isuprel) (truyền TM)
  • Labetalol (TM, truyền TM )
  • Lidocain (TM, gây tê tại chỗ)
  • Mannitol 20%(truyền TM)
  • Morphin (TM)
  • Naloxon (TM)
  • Paracetamol (uống, đặt hậu môn)
  • Phenobacbiton (TM)
  • Phenytoin (TM)
  • Potassium chloride (Kaliclorua ) (truyền TM)
  • Prednisolon (uống)
  • Propranolol (TM)
  • Pyridoxin (TM)
  • Salbutamol (khí dung , xịt, uống, truyền TM)
  • Sodium bicarbonate 14 ‰,5%, 8,4% (TM)
  • Than hoạt (uống)
  • Verapamil

- Dịch truyền:

  •  DD Glucose 5%, 10%, 20%
  •  DD NaCl 0,9%, 10%, 3%
  •  DD Ringer lactate
  •  DD Ringer lactate glucose 5%
  •  Human albumin 5% ; 20%
  •  DD Sodium bicarbonate 14‰, 4,2%, 8,4%
  •  DD Kaliclorua (Potassium chloride ) 10%

5. BỐ TRÍ NHÂN LỰC

Theo từng hoàn cảnh của từng nơi để có bố trí nhân lực làm việc sao cho phải có đủ người có kinh nghiệm để sẵn sàng săn sóc và cấp cứu cho người bệnh 24 giờ trong ngày.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bệnh phong - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Chẩn đoán và điều trị nội khoa cường cận giáp trạng thứ phát ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính  - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Viêm tổ chức hốc mắt - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

Nhận biết và xử trí các dấu hiệu đe dọa chức năng sống ở trẻ em  - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Đau bụng chức năng - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Những loại thực phẩm chức năng giúp kiểm soát và phòng ngừa loãng xương?
Những loại thực phẩm chức năng giúp kiểm soát và phòng ngừa loãng xương?

Loãng xương là một căn bệnh tiến triển xảy ra khi mật độ khoáng xương suy giảm, điều này ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của xương và làm tăng nguy cơ gãy xương Những vấn đề do loãng xương gây ra sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng

Ung thư bắt đầu ở đại tràng được gọi là ung thư đại tràng và ung thư bắt đầu ở trực tràng được gọi là ung thư trực tràng. Ung thư ảnh hưởng đến một trong những cơ quan này cũng có thể được gọi là ung thư đại trực tràng.

Lạc nội mạc tử cung trực tràng – âm đạo: Triệu chứng và cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung trực tràng – âm đạo: Triệu chứng và cách điều trị

Lạc nội mạc tử cung trực tràng – âm đạo là một trong những loại lạc nội mạc tử cung nghiêm trọng và gây đau đớn nhất.

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai

Tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phòng tránh viêm da cơ địa
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  962 lượt xem

Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là bị đỏ ửng 2 má, da bị khô, ngứa. Thỉnh thoảng còn nổi mụn nước li ti và chảy dịch ướt ướt. Đêm bé hay gãi nên bệnh càng nặng hơn. Bé năm nay 1 tuổi rưỡi. Có cách nào để phòng bệnh cho bé không ạ? Mình thương bé lắm

Thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  914 lượt xem

- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  865 lượt xem

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì để phòng tránh cho bé không bị cảm lạnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  586 lượt xem

Trong những lúc thời tiết giao mùa, tôi cần làm gì để phòng tránh cho bé không bị cảm lạnh?

Đi máy bay có khiến tình trạng cảm lạnh của bé trở nên tồi tệ hơn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1737 lượt xem

Bé nhà tôi đang bị cảm lạnh. Bác sĩ cho tôi hỏi, việc đi máy bay có khiến tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây