1

Tìm hiểu về các triệu chứng của suy tim sung huyết

Khó thở và đau ngực là hai trong số những triệu chứng suy tim biểu hiện rõ rệt và sớm nhất. Tuy nhiên, còn có những triệu chứng khác ít phổ biến hơn nhưng vẫn chỉ ra các vấn đề với chức năng tim.
Hình ảnh 129 Tìm hiểu về các triệu chứng của suy tim sung huyết

Suy tim sung huyết (CHF) ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim, không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Khi điều này xảy ra, các triệu chứng có thể xuất hiện với mức độ từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng của CHF có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng của tất cả các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến năng lượng và tâm trạng của bạn.

Bạn có thể kiểm soát nhiều triệu chứng này và giảm thiểu các biến chứng của suy tim bằng cách sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và trong một số trường hợp là thực hiện các thủ thuật y tế.

Các giai đoạn và triệu chứng của suy tim sung huyết

CHF có các giai đoạn khác nhau, và một số hệ thống có thể giúp phân loại các giai đoạn này. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ liệt kê các giai đoạn của suy tim với tên gọi là: A, B, C và D. Các sĩ sẽ đưa ra những hướng dẫn về việc quản lý và điều trị CHF dựa trên những giai đoạn này.

Dưới đây là các triệu chứng của CHF theo từng giai đoạn.

Triệu chứng của suy tim sung huyết giai đoạn A là gì?

Ở giai đoạn đầu của suy tim, bạn có thể không có triệu chứng rõ rệt nào.

Bạn có thể chỉ biết mình bị suy tim khi đã thực hiện các xét nghiệm như siêu âm tim và nhận thấy tim không bơm đủ máu trong mỗi lần co bóp. Xét nghiệm máu BNP, xét nghiệm máu đo nồng độ B-type natriuretic peptide, cũng rất hữu ích trong việc chẩn đoán suy tim.

Triệu chứng của suy tim sung huyết giai đoạn B là gì?

Giai đoạn B được coi là giai đoạn tiền suy tim. Ở giai đoạn này, bạn có thể cảm thấy có sự thay đổi nhẹ trong khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày. Bạn có thể cảm nhận thấy các biểu hiện như:

  • Đau ngực
  • Mệt mỏi
  • Đánh trống ngực
  • Khó thở

Triệu chứng của suy tim sung huyết giai đoạn C là gì?

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), đến giai đoạn C, suy tim có triệu chứng, bạn sẽ gặp khó khăn đáng kể khi hoạt động thể chất.

Ngoài các triệu chứng thông thường của giai đoạn B, người bệnh giai đoạn C có thể còn gặp phải:

  • Ho
  • Buồn nôn
  • Sưng ở chân do tích tụ dịch (có thể dẫn đến tăng cân)

Giai đoạn C thường là lúc triệu chứng trở nên nghiêm trọng và không thể bỏ qua.Đây cũng là lúc nhiều người tìm đến sự chăm sóc y tế nếu họ chưa được chẩn đoán.

Triệu chứng của suy tim sung huyết giai đoạn D là gì?

Giai đoạn D, suy tim giai đoạn cuối, là tình trạng bệnh nặng và phải nhập viện. Các triệu chứng như khó thở xảy ra ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi.

Người bệnh thường bị ho khi nằm thẳng mà không kê gối. Đây thường là giai đoạn cần sử dụng đến các phương pháp phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác.

Các triệu chứng ít gặp của suy tim sung huyết là gì?

Khi xảy ra sự tắc nghẽn đáng kể, hay sự tích tụ của dịch và máu trong phổi, bạn có thể bị ho khan. Nếu dịch tích tụ trong khoang bụng, gan, dạ dày và ruột, bạn có thể cảm thấy đầy hơi.

Suy tim sung huyết có thể gây ra vấn đề trong tuần hoàn máu và cũng có thể gây ra các triệu chứng ít gặp sau:

  • Cánh tay, bàn tay bị lạnh
  • Lưu thông máu đến thận không đủ, dẫn đến tiểu ít
  • Lưu thông máu đến não bị giảm, gây chóng mặt và/hoặc nhầm lẫn

Cách quản lý triệu chứng

Để quản lý triệu chứng suy tim sung huyết, trước hết cần thay đổi lối sống để cải thiện chức năng tim. Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia đã đưa ra một số khuyến nghị như sau:

  • Duy trì cân nặng vừa phải
  • Tập thể dục thường xuyên (tùy tình trạng có thể yêu cầu cần tham gia chương trình phục hồi tim để học cách tập luyện an toàn và hiệu quả)
  • Ngủ đủ 7–9 tiếng mỗi đêm
  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu
  • Quản lý căng thẳng bằng phương pháp thiền hoặc các phương pháp thư giãn khác
  • Bỏ thuốc lá (nếu có hút thuốc)
  • Giảm lượng natri tiêu thụ bằng cách mua các sản phẩm ít natri và hạn chế hoặc tránh muối bổ sung

Khi nào cần gặp bác sĩ

Đối với những trường hợp khẩn cấp, bạn có thể gặp các triệu chứng biểu hiện rõ rệt, chẳng hạn như:

  • Rối loạn nhịp tim (thay đổi nhịp tim)
  • Ngất xỉu
  • Ho dai dẳng
  • Khó thở khi nghỉ ngơi
  • Đau ngực đột ngột và nghiêm trọng
  • Sưng và tăng cân ít nhất 0.9-1.4kg trong vòng 24 giờ

Điều trị các triệu chứng của suy tim sung huyết

Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc nhất định để giúp hạ huyết áp và giảm bớt gánh nặng cho tim. Ban đầu, các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc để điều trị suy tim sung huyết như:

  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin
  • Thuốc kháng thụ thể angiotensin II
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin và neprilysin
  • Thuốc chẹn beta
  • Digoxin
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose cotransporter 2

Đôi khi, cần sử dụng các thủ thuật để điều trị các vấn đề về cấu trúc trong tim hoặc các tình trạng khác. Ví dụ, có thể cần cấy máy khử rung tim để duy trì nhịp tim ổn định nếu suy tim gây ra rối loạn nhịp tim hoặc nếu chức năng tim vẫn rất kém ngay cả khi đã được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống.

Các câu hỏi thường gặp

Triệu chứng đầu tiên dễ nhận thấy của suy tim sung huyết là gì?

Thường thì dấu hiệu đầu tiên của suy tim là khó thở khi thực hiện một hoạt động mà trước đây bạn có thể làm dễ dàng, chẳng hạn như leo cầu thang.

Các triệu chứng suy tim có bao giờ tự cải thiện không?

Bạn có thể cảm thấy triệu chứng giảm đi trong các giai đoạn đầu bằng cách tập thể dục thường xuyên, bỏ thuốc lá và giảm cân. Tuy nhiên, suy tim là một bệnh mãn tính (kéo dài) cần điều trị và quản lý triệu chứng suốt đời. Không có phương pháp nào có thể chữa khỏi suy tim.

Các triệu chứng suy tim tiến triển nặng dần theo thời gian không?

Khi được điều trị tích cực và duy trì lối sống lành mạnh, bạn có thể cải thiện được sức khỏe tim mạch và hạn chế các triệu chứng tiến triển nặng hơn trong nhiều năm. Điều quan trọng là cần phối hợp với bác sĩ và xác định rằng suy tim sung huyết là một tình trạng kéo dài suốt đời.

Kết luận

Các triệu chứng suy tim sung huyết xuất hiện phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe tổng thể. Càng sớm được bác sĩ đánh giá triệu chứng, bạn càng sớm nhận được hướng dẫn về cách quản lý suy tim bằng thuốc men và thay đổi lối sống.

Trong một số trường hợp có thể cần phải phẫu thuật hoặc cấy thêm thiết bị hỗ trợ để giúp duy trì chức năng tim khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm và bắt đầu thay đổi lối sống tốt cho sức khỏe tim mạch, bạn có thể kéo dài được thời gian lâu hơn trước khi buộc phải thực hiện các thủ tục xâm lấn hơn để điều trị các triệu chứng suy tim sung huyết.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các triệu chứng cho thấy suy tim tiến triển nặng hơn là gì?
Các triệu chứng cho thấy suy tim tiến triển nặng hơn là gì?

Mệt mỏi hơn, khó thở hơn, ngực khó chịu hơn là những triệu chứng phổ biến chỉ ra rằng suy tim có thể đang tiến triển nặng hơn.

Triệu chứng và phương pháp chăm sóc trong giai đoạn cuối của suy tim
Triệu chứng và phương pháp chăm sóc trong giai đoạn cuối của suy tim

Hiện tại chưa có phương pháp chữa khỏi suy tim giai đoạn cuối, nhưng một số phương pháp điều trị có thể giúp làm giảm triệu chứng và cải thiện được chất lượng cuộc sống.

Các triệu chứng suy tim xuất hiện sớm
Các triệu chứng suy tim xuất hiện sớm

Các triệu chứng suy tim xuất hiện sớm thường không rõ ràng và dễ bị bỏ qua. Cần nhận biết được những triệu chứng này và hẹn gặp bác sĩ ngay nếu phát hiện mình có dấu hiệu mắc suy tim.

Suy tim tâm trương và suy tim sung huyết có gì khác nhau?
Suy tim tâm trương và suy tim sung huyết có gì khác nhau?

Suy tim tâm trương xảy ra khi tâm thất trái không thể đổ đầy máu. Đây là một loại suy tim sung huyết, tình trạng tim không hoạt động hiệu quả, gây tích tụ dịch trong cơ thể.

Chế độ ăn cho người bị suy tim sung huyết (CHF)
Chế độ ăn cho người bị suy tim sung huyết (CHF)

Bạn có thể thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn, chẳng hạn như hạn chế natri và chất lỏng dư thừa để làm giảm sự tích tụ dịch do suy tim gây ra.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây