1

Suy tim sung huyết có thể hồi phục không?

Khả năng bơm máu của tim khi bị suy yếu không phải lúc nào cũng có thể cải thiện được, nhưng trong một số trường hợp, điều trị và thay đổi lối sống tích cực có thể mang lại hiệu quả đáng kể.
Hình ảnh 127 Suy tim sung huyết có thể hồi phục không?

Suy tim sung huyết (CHF) là tình trạng mà tim không còn khả năng bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Đây thường là một tình trạng mãn tính và có dần trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, CHF đôi khi có thể được cải thiện rất tốt hoặc ít nhất là sẽ ngừng lại trong một thời gian.

Bằng cách duy trì thực hiện lối sống tốt cho tim mạch và tuân thủ dùng thuốc đúng chỉ định, bạn có thể cải thiện được chức năng tim. Ngoài ra, cũng có thể cần đến các phương pháp khác để điều trị các vấn đề tim mạch tiềm ẩn hoặc xử lý các tình trạng mới mắc phải.

Để có thể cải thiện CHF hay kéo dài tuổi thọ của người bệnh, điều quan trọng là cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ và thực hiện các thay đổi cần thiết để hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch.

Có thể chữa khỏi hoặc phục hồi hoàn toàn sau khi mắc suy tim sung huyết không?

Không có cách chữa trị hoàn toàn cho CHF.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thực hiện những thay đổi lớn trong lối sống và sử dụng thuốc có thể giúp CHF chậm tiến triển hơn và cải thiện chức năng tim.

Nếu bệnh van tim là nguyên nhân chính gây suy tim, việc thay thế hoặc sửa chữa van tim thành công có thể giúp phục hồi khả năng bơm máu bình thường của tim.

Hướng dẫn 2022 về Quản lý Suy Tim đã đề xuất rằng một đặc điểm phổ biến của suy tim, gọi là tái cấu trúc tim, đôi khi có thể điều trị được. Các phương pháp có thể bao gồm liệu pháp y tế, phẫu thuật cải thiện lưu lượng máu đến tim, và cấy thiết bị dưới da (máy tạo nhịp tim) để giúp tim đập hiệu quả hơn.

Tái cấu trúc tim thường xảy ra sau khi tim bị tổn thương, chẳng hạn như cơn nhồi máu cơ tim hoặc khi suy tim bắt đầu, và có thể làm thay đổi hình dạng, kích thước và chức năng của tim.

Có thể sống được bao lâu khi mắc suy tim sung huyết?

Tuổi thọ của người mắc CHF phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cấp độ suy tim, độ tuổi và tình trạng sức khỏe tổng thể.

Các vấn đề về tim mạch phức tạp khác, như bệnh van tim hoặc rối loạn nhịp tim, cũng có thể ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh nhân.

Tuổi thọ của người mắc suy tim chỉ mang tính tương đối do có quá nhiều yếu tố cá nhân ảnh hưởng. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2017 cho thấy khoảng 80%–90% người mắc bệnh này có thể sống ít nhất 1 năm sau chẩn đoán, khoảng 50%–60% sẽ sống thêm ít nhất 5 năm, và khoảng 30% sẽ sống thêm ít nhất 10 năm.

Suy tim sung huyết có thể xảy ra tạm thời không?

CHF được coi là một tình trạng mãn tính và thường tiến triển xấu đi theo thời gian. Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia cho rằng, một khi bạn đã được chẩn đoán mắc CHF, bạn sẽ cần tuân thủ kế hoạch điều trị suốt đời.

Tuy nhiên, khi được điều trị, đôi khi các triệu chứng và biến chứng của CHF có thể chỉ xảy ra tạm thời. Việc điều trị có thể giúp quản lý hiệu quả các triệu chứng và cải thiện chức năng tim để có thể không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít đến tình trạng sức khỏe tổng thể.

Người mắc suy tim sung huyết nên tập thể dục như thế nào?

Tập thể dục có thể là một phần quan trọng trong điều trị suy tim hoặc ít nhất là giúp kiểm soát các triệu chứng.

Một nghiên cứu năm 2018 đã cho thấy tập luyện thể dục thực chất là một dạng thuốc dành cho những người mắc suy tim. Khả năng tập luyện của bệnh nhân suy tim đôi khi cũng là tiêu chí đánh giá tiên lượng của họ.

Người mắc suy tim cần tập luyện dưới sự giám sát của bác sĩ do phải thực hiện các bài tập với cường độ phù hợp. Thông qua chương trình phục hồi chức năng tim, bạn có thể học được cách tập thể dục an toàn, đồng thời cũng cải thiện được sức khỏe tim mạch.

Những thực phẩm có thể giúp cải thiện kết quả điều trị suy tim

Duy trì một chế độ ăn uống tốt cho tim mạch là một thay đổi lối sống quan trọng khác có thể mang lại lợi ích đáng kể trong việc kéo dài tuổi thọ cho người mắc suy tim.

Vì CHF gây tích tụ dịch trong cơ thể nên bạn cần lựa chọn những thực phẩm giúp giảm lượng dịch dư thừa trong cơ thể. Điều này có nghĩa là cần kiểm soát lượng natri, vì nồng độ natri cao có thể khiến cơ thể giữ nước và làm trầm trọng thêm các triệu chứng suy tim.

Các hướng dẫn về chế độ ăn dành cho người lớn khuyến nghị không nên tiêu thụ quá 2,3 gam natri mỗi ngày. Một số chuyên gia y tế cho rằng những người mắc suy tim nên cố gắng tiêu thụ ít natri hơn nữa.

Tuy nhiên, một báo cáo năm 2023 cho thấy việc tiêu thụ ít hơn 2,3 gam natri mỗi ngày không mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể đối với những người mắc suy tim mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác.

Ngoài ra, hãy áp dụng chế độ ăn tập trung vào:

  • Rau củ
  • Trái cây
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Protein nạc (trong đó có các loại cá dầu, như cá hồi)

Chế độ ăn Địa Trung Hải được coi là một chế độ ăn đặc biệt hữu ích cho bất kỳ ai mắc bệnh tim. Tương tự, chế độ ăn DASH cũng là một lựa chọn tốt, đặc biệt là khi bạn bị suy tim kèm theo cả huyết áp cao.

Có phương pháp tự nhiên nào giúp cải thiện suy tim không?

Mặc dù sử dụng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống cùng thói quen vận động đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị suy tim, nhưng có nhiều biện pháp khác mà bạn có thể thực hiện để có thể cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống khi mắc suy tim. Trong đó, giải quyết vấn đề về sức khỏe tinh thần thông qua liệu pháp trò chuyện là một biện pháp đáng lưu ý.

Các phương pháp tự nhiên khác để cải thiện suy tim là:

  • Ngủ đủ giấc
  • Quản lý căng thẳng bằng cách thiền, yoga, tập các kỹ thuật thở, v.v.
  • Bỏ thuốc lá

Kết luận

Suy tim là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chức năng tim, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Nếu bạn được chẩn đoán mắc suy tim, hãy trao đổi với bác sĩ về những thay đổi lối sống bạn có thể thực hiện và tuân thủ uống thuốc đúng chỉ định, đồng thời chủ động chăm sóc sức khỏe để cải thiện sức khỏe tim mạch tốt hơn.

Không có cách chữa trị hoàn toàn bệnh suy tim, nhưng bạn có thể làm bệnh chậm tiến triển hơn bằng cách áp dụng lối sống tốt cho tim mạch.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Suy tim tâm trương và suy tim sung huyết có gì khác nhau?
Suy tim tâm trương và suy tim sung huyết có gì khác nhau?

Suy tim tâm trương xảy ra khi tâm thất trái không thể đổ đầy máu. Đây là một loại suy tim sung huyết, tình trạng tim không hoạt động hiệu quả, gây tích tụ dịch trong cơ thể.

Chế độ ăn cho người bị suy tim sung huyết (CHF)
Chế độ ăn cho người bị suy tim sung huyết (CHF)

Bạn có thể thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn, chẳng hạn như hạn chế natri và chất lỏng dư thừa để làm giảm sự tích tụ dịch do suy tim gây ra.

Suy tim sung huyết (CHF)
Suy tim sung huyết (CHF)

Suy tim sung huyết (CHF) xảy ra khi tim không thể bơm máu hiệu quả đi khắp cơ thể. Có thể kiểm soát CHF và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn nếu được chẩn đoán sớm và thực hiện các biện pháp như thay đổi lối sống và điều trị y tế.

Tìm hiểu về các triệu chứng của suy tim sung huyết
Tìm hiểu về các triệu chứng của suy tim sung huyết

Khó thở và đau ngực là hai trong số những triệu chứng suy tim biểu hiện rõ rệt và sớm nhất. Tuy nhiên, còn có những triệu chứng khác ít phổ biến hơn nhưng vẫn chỉ ra các vấn đề với chức năng tim.

Các giai đoạn của suy tim sung huyết là gì?
Các giai đoạn của suy tim sung huyết là gì?

Suy tim sung huyết (CHF) thường tiến triển qua bốn giai đoạn với các triệu chứng khác nhau. Giai đoạn suy tim có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp điều trị và tuổi thọ của bệnh nhân.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây