1

Vì sao suy tim sung huyết và bệnh thận thường xảy ra đồng thời?

Khi tim không thể bơm máu hiệu quả ra khắp cơ thể, các vấn đề về chức năng thận thường là một trong những biến chứng đầu tiên xuất hiện.
Hình ảnh 132 Vì sao suy tim sung huyết và bệnh thận thường xảy ra đồng thời?

Suy tim sung huyết (Congestive Heart Failure - CHF) là tình trạng cơ tim bị yếu đi và tuần hoàn máu bị suy giảm, có thể dẫn đến bệnh thận và các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng khác. Ngược lại, bệnh thận cũng có thể gây ra vấn đề về tuần hoàn, buộc tim phải hoạt động nhiều hơn, làm tăng nguy cơ suy tim.

Cả suy tim sung huyết và bệnh thận đều có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc và thay đổi lối sống. Tuy nhiên, suy tim nặng thường đòi hỏi các biện pháp điều trị xâm lấn hơn, và bệnh thận mạn tính có thể cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để quản lý hai vấn đề sức khỏe này sẽ giúp bạn có cơ hội nhận được kết quả điều trị tích cực và kéo dài tuổi thọ hơn.

Mối liên hệ giữa suy tim sung huyết (CHF) và bệnh thận là gì?

Chẩn đoán suy tim có nghĩa là tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tình trạng này có thể xuất hiện sau một cơn đau tim hoặc là biến chứng do các tình trạng như:

  • Bệnh van tim
  • Rối loạn nhịp tim
  • Huyết áp cao
  • Thói quen thiếu vận động hoặc sử dụng chất kích thích hay uống rượu quá mức

Thuật ngữ “suy tim sung huyết” đề cập đến tình trạng sung huyết hoặc tích tụ dịch trong các cơ quan và mô khi máu bị ứ đọng trong tĩnh mạch thay vì chảy trở lại tim và phổi để nhận oxy.

Chức năng chính của thận là lọc độc tố và chất thải ra khỏi máu, đồng thời cân bằng dịch trong cơ thể. Chẩn đoán bệnh thận có nghĩa là thận đã bị tổn thương và không còn thực hiện hiệu quả các chức năng này.

Mối quan hệ hai chiều

Mối quan hệ giữa suy tim sung huyết và bệnh thận là mối quan hệ hai chiều. Suy tim làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.

Suy tim sung huyết làm giảm lượng máu giàu oxy nuôi dưỡng thận. Khi lưu lượng máu từ tim giảm và chậm lại, máu trở về tim có thể bị ứ đọng trong các tĩnh mạch của các cơ quan, bao gồm cả thận. Cả hai vấn đề này đều có thể làm gián đoạn chức năng thận.

Ngược lại, nếu thận không lọc máu hiệu quả, điều này sẽ khiến tim phải làm việc nhiều hơn để duy trì lưu lượng máu cần thiết đến khắp cơ thể. Theo thời gian, áp lực này có thể làm suy yếu khả năng bơm máu của tim, dẫn đến suy tim sung huyết.

Mặc dù các vấn đề về thận có thể xảy ra ngay cả khi suy tim ở giai đoạn nhẹ hoặc giai đoạn ban đầu, nhưng một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã cho thấy những người mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn 4 và 5 sẽ có nguy cơ suy tim cao hơn.

Suy tim sung huyết (CHF) và bệnh thận được điều trị như thế nào?

Ưu tiên chính trong điều trị suy tim sung huyết và bệnh thận là kiểm soát huyết áp và mức đường huyết. Tăng huyết áp và tiểu đường là hai yếu tố nguy cơ chính dẫn đến suy tim và bệnh thận.

Thuốc lợi tiểu có thể giúp giảm tình trạng giữ nước và làm giảm nhẹ các triệu chứng, vì suy tim có thể khiến cơ thể giữ lại nhiều dịch hơn mức bình thường.

Thuốc điều trị

  • Thuốc lợi tiểu: Hỗ trợ thận bài tiết nhiều natri và dịch qua nước tiểu hơn.
  • Thuốc hạ huyết áp: Bao gồm thuốc chẹn beta (beta-blockers), giúp tim đập chậm hơn và giảm áp lực lên tim, và thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors).
  • Thuốc kiểm soát đường huyết: Bao gồm Metformin và các loại thuốc đường uống hoặc tiêm khác, giúp cân bằng đường huyết.

Máy tạo nhịp tim

Đối với các trường hợp suy tim nặng, có thể cần cấy thêm máy tạo nhịp tim hai buồng để giúp cả hai bên tim đập đồng bộ và ổn định.

Máy bơm cơ học, như thiết bị hỗ trợ tâm thất hoặc tim nhân tạo toàn phần, có thể cải thiện chức năng tim nếu suy tim làm suy giảm nghiêm trọng tuần hoàn máu.

Các thiết bị cơ học này đôi khi là giải pháp tạm thời khi bệnh nhân chờ ghép tim, hoặc có thể giúp điều trị suy tim giai đoạn cuối.

Ghép thận

Khi thận không còn hoạt động được nữa thì ghép thận có thể là lựa chọn duy nhất. Trước đó, bệnh nhân suy thận nặng có thể cần điều trị chạy thận định kỳ.

Chạy thận là quá trình loại bỏ các chất độc hại khỏi cơ thể khi thận không hoạt động bình thường.

Lối sống lành mạnh

Ngoài các phương pháp điều trị y tế, việc duy trì lối sống lành mạnh cũng luôn được khuyến nghị cho người mắc suy tim và bệnh thận. Các biện pháp để thực hiện lối sống lành mạnh là:

  • Ăn uống cân bằng, giảm natri.
  • Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần.
  • Tự theo dõi huyết áp và đường huyết tại nhà.
  • Bỏ thuốc lá nếu đang hút.
  • Dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn và tái khám đều đặn.

Khả năng phục hồi

Suy tim và bệnh thận đều là các tình trạng tiến triển dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách và duy trì lối sống lành mạnh, cả hai bệnh đều có thể được kiểm soát.

Bệnh nhân suy tim có thể phục hồi được chức năng tim nếu nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh được điều trị và cơ tim chưa bị tổn thương nghiêm trọng. Trong khi đó, bệnh thận không thể chữa khỏi được, nhưng điều trị có thể làm bệnh chậm tiến triển và duy trì chức năng thận.

Tuổi thọ của người mắc suy tim sung huyết (CHF) và bệnh thận

Tiên lượng dài hạn của người mắc CHF và bệnh thận phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng bệnh, tuổi tác, và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác đi kèm.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm: Theo một nghiên cứu năm 2020, tỷ lệ người mắc suy tim sống được từ 5 năm trở lên là khoảng 50%. Tuy nhiên, bệnh thận mạn tính có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong.

Một nghiên cứu năm 2021 xem xét tỷ lệ sống sót của những người mắc suy tim, tiểu đường tuýp 2, bệnh thận, hoặc kết hợp các bệnh này. Trong đó, người mắc suy tim và tiểu đường có thời gian sống trung bình là khoảng 4,1 năm còn người mắc suy tim và bệnh thận mạn tính có thời gian sống trung bình giảm còn 2,2 năm.

Kết luận

Do chức năng tim và thận có mối liên kết chặt chẽ nên không hiếm trường hợp người mắc suy tim sung huyết bị mắc thêm bệnh thận và ngược lại. Hai bệnh này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, nếu đồng thời bị mắc cả hai thì nguy cơ lại càng cao.

Nhờ vào các tiến bộ trong việc sản xuất các loại thuốc điều trị và các phương pháp ghép tạng cũng như các liệu pháp khác, cả hai tình trạng bệnh này đôi khi vẫn có thể kiểm soát được, đặc biệt là khi được chẩn đoán và điều trị sớm.

Cách phòng ngừa tốt nhất là duy trì chế độ ăn cân bằng, tập thể dục đều đặn, và thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm cùng các xét nghiệm cần thiết.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Suy tim tâm trương và suy tim sung huyết có gì khác nhau?
Suy tim tâm trương và suy tim sung huyết có gì khác nhau?

Suy tim tâm trương xảy ra khi tâm thất trái không thể đổ đầy máu. Đây là một loại suy tim sung huyết, tình trạng tim không hoạt động hiệu quả, gây tích tụ dịch trong cơ thể.

Chế độ ăn cho người bị suy tim sung huyết (CHF)
Chế độ ăn cho người bị suy tim sung huyết (CHF)

Bạn có thể thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn, chẳng hạn như hạn chế natri và chất lỏng dư thừa để làm giảm sự tích tụ dịch do suy tim gây ra.

Suy tim sung huyết (CHF)
Suy tim sung huyết (CHF)

Suy tim sung huyết (CHF) xảy ra khi tim không thể bơm máu hiệu quả đi khắp cơ thể. Có thể kiểm soát CHF và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn nếu được chẩn đoán sớm và thực hiện các biện pháp như thay đổi lối sống và điều trị y tế.

Suy tim sung huyết có thể hồi phục không?
Suy tim sung huyết có thể hồi phục không?

Khả năng bơm máu của tim khi bị suy yếu không phải lúc nào cũng có thể cải thiện được, nhưng trong một số trường hợp, điều trị và thay đổi lối sống tích cực có thể mang lại hiệu quả đáng kể.

Suy tim sung huyết có di truyền không?
Suy tim sung huyết có di truyền không?

Suy tim sung huyết có thể xảy ra do những tình trạng di truyền qua các thế hệ trong gia đình. Tuy nhiên, việc thực hiện thói quen sống lành mạnh và nhận được điều trị y tế có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc suy tim.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây