1

Các triệu chứng cho thấy suy tim tiến triển nặng hơn là gì?

Mệt mỏi hơn, khó thở hơn, ngực khó chịu hơn là những triệu chứng phổ biến chỉ ra rằng suy tim có thể đang tiến triển nặng hơn.
Hình ảnh 109 Các triệu chứng cho thấy suy tim tiến triển nặng hơn là gì?

Suy tim sung huyết, còn gọi là suy tim, là một tình trạng mãn tính, trong đó tim không thể bơm máu hiệu quả, dẫn đến sự tích tụ dịch ở các vùng như phổi, chân và bàn chân.

Việc nhận biết các triệu chứng của suy tim và nhận ra khi nào các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn là rất quan trọng.

Làm sao để nhận biết rằng suy tim đang trở nặng?

Các triệu chứng sau có thể chỉ ra rằng suy tim đang trở nặng:

  • Tình trạng khó thở nặng hơn
  • Sưng ở mắt cá chân, chân, bụng hoặc các bộ phận khác của cơ thể
  • Mệt mỏi
  • Khó chịu ở ngực
  • Tăng cân đột ngột
  • Giảm khả năng vận động thể lực
  • Ho hoặc thở khò khè dai dẳng
  • Nhịp tim tăng
  • Khó ngủ
  • Lú lẫn hoặc bất ổn về tinh thần

Các giai đoạn của suy tim là gì?

Suy tim là một tình trạng tiến triển dần theo thời gian, có bốn giai đoạn (A, B, C, và D), từ giai đoạn có nguy cơ cao đến suy tim nặng.

Giai đoạn A:

Đây là giai đoạn người bệnh có nguy cơ cao phát triển suy tim. Các nguy cơ có thể là tiền sử gia đình có người bị suy tim hoặc có một hoặc nhiều tình trạng sau:

  • Cao huyết áp
  • Tiểu đường
  • Bệnh mạch vành
  • Hội chứng chuyển hóa
  • Tiền sử nghiện rượu
  • Tiền sử viêm khớp thấp
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh cơ tim (bệnh ảnh hưởng đến cơ tim)
  • Từng sử dụng một số loại thuốc, như thuốc điều trị ung thư, có thể gây hại cho tim

Giai đoạn B:

Ở giai đoạn B, tâm thất trái chịu trách nhiệm bơm máu giàu oxy, có thể không hoạt động hiệu quả hoặc cấu trúc gặp vấn đề. Tuy nhiên, không có triệu chứng suy tim rõ ràng, chẳng hạn như khó thở hay mệt mỏi.

Giai đoạn C:

Ở giai đoạn này, bạn đã được chẩn đoán mắc suy tim và đã trải qua hoặc đang trải qua các triệu chứng liên quan đến tình trạng tim. Những triệu chứng này có thể bao gồm khó thở, mệt mỏi, khó khăn khi tập thể dục và sưng ở chân và mắt cá chân.

Giai đoạn D (suy tim với phân suất tống máu giảm):

Giai đoạn D là giai đoạn suy tim nặng, khi các phương pháp điều trị thông thường không còn hiệu quả, và vấn đề về tim đã trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát.

Bao lâu thì suy tim trở nặng?

Thời gian suy tim trở nặng không cố định và phụ thuộc vào các yếu tố mang tính cá nhân cũng như việc chăm sóc y tế.

Trong một số trường hợp, triệu chứng có thể ổn định trong một thời gian dài, thậm chí là vài tháng hoặc vài năm, trước khi bắt đầu trở nên nghiêm trọng. Triệu chứng có thể tiến triển nhanh chóng sau khi xảy ra các biến cố như nhồi máu cơ tim hoặc nhiễm trùng.

Một nghiên cứu đã xem xét những người được chẩn đoán mắc suy tim ở Minnesota trong giai đoạn 2007-2017. Khoảng 11,5% trong số họ phát triển suy tim nặng trong vòng 6 năm. Các yếu tố như tuổi tác và các vấn đề sức khỏe khác góp phần làm bệnh tiến triển. Những người mắc suy tim nặng có khả năng cao hơn cần điều trị tại bệnh viện.

Khi suy tim trở nặng, có thể sống được thêm bao lâu?

Tuổi thọ của những người mắc suy tim trở nặng có thể khác nhau rất nhiều, từ vài tháng đến nhiều năm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và các yếu tố cá nhân.

Một bài tổng hợp đã phân tích dữ liệu từ nhiều nghiên cứu về suy tim mãn tính và nhận thấy tỷ lệ sống sót có thay đổi. Khoảng 95,7% trường hợp sống sót trong tháng đầu tiên sau khi chẩn đoán, nhưng tỷ lệ này giảm dần theo thời gian:

  • 1 năm: 86,5%
  • 2 năm: 72,6%
  • 5 năm: 56,7%
  • 10 năm: 34,9%

Tuổi tác cao làm cho tỷ lệ sống sót thấp hơn. Những người được điều trị bằng thuốc suy tim tốt hơn cũng có tỷ lệ tử vong thấp hơn.

Suy tim có thể chữa khỏi không?

Suy tim thường không thể chữa khỏi hoàn toàn để phục hồi chức năng tim bình thường. Tuy nhiên, khi được điều trị tích cực, kết hợp với thay đổi lối sống, quá trình tiến triển của suy tim có thể được làm chậm lại, triệu chứng có thể được cải thiện và chất lượng cuộc sống có thể được nâng cao.

Mục đích chính của việc điều trị là để kiểm soát triệu chứng và cải thiện chức năng tim bằng cách sử dụng thuốc, điều chỉnh lối sống và giải quyết các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Các phương pháp điều trị suy tim mãn tính có thể bao gồm:

  • Thuốc: Các loại thuốc khác nhau, như thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu và thuốc chẹn thụ thể angiotensin, có thể giúp cải thiện chức năng tim, kiểm soát huyết áp và giảm sự tích tụ dịch.
  • Thay đổi lối sống: Áp dụng chế độ ăn lành mạnh cho tim, ít muối và chất béo bão hòa, tham gia hoạt động thể chất thường xuyên, bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu có thể giúp kiểm soát triệu chứng và cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Kiểm soát chất lỏng: Thuốc lợi tiểu giúp giảm sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong cơ thể, làm giảm tình trạng khó thở và giảm sưng.
  • Cấy thiết bị hỗ trợ: Các thiết bị cấy dưới da như máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim và thiết bị tái đồng bộ tim có thể giúp cải thiện nhịp tim và chức năng tim.
  • Phẫu thuật: Trong một số trường hợp, có thể cần tiến hành các thủ thuật phẫu thuật như phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hay sửa chữa hoặc thay thế van tim để cải thiện lưu thông máu và chức năng tim.
  • Các thủ thuật mới: Nghiên cứu cho thấy các phương pháp phẫu thuật mới như 77SyncCardia và phẫu thuật shunting tâm nhĩ có triển vọng, nhưng cần có các thử nghiệm lâm sàng với quy mô lớn hơn để xác định hiệu quả lâu dài.
  • Ghép tim: Suy tim nặng có thể cần ghép tim, nhưng việc thực hiện phương pháp này vẫn gặp nhiều thách thức do thiếu người hiến tặng.

Điều trị suy tim sẽ có hiệu quả nhất khi kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn và các thực hiện các thói quen tốt cho tim khác.

Ngoài ra, ngay cả khi bạn đã được chẩn đoán mắc suy tim giai đoạn D, một số người vẫn có thể phục hồi phân suất tống máu khi được điều trị bằng các loại thuốc thích hợp. Tuy nhiên, những thuốc này sẽ cần phải được duy trì lâu dài để duy trì kết quả tích cực.

Kết luận

Suy tim sung huyết là một tình trạng mãn tính xảy ra khi tim không thể bơm máu hiệu quả, dẫn đến sự tích tụ dịch ở các vùng như phổi, chân và bàn chân. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng và có thể xuất hiện một cách gián đoạn.

Theo thời gian, suy tim có xu hướng trở nên nặng hơn, dẫn đến sự phát triển của các triệu chứng mới hoặc triệu chứng trở nên rõ rệt hơn. Việc nhận biết các triệu chứng suy tim trở nặng là rất quan trọng. Nếu gặp phải những triệu chứng nói trên, hãy gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các triệu chứng suy tim xuất hiện sớm
Các triệu chứng suy tim xuất hiện sớm

Các triệu chứng suy tim xuất hiện sớm thường không rõ ràng và dễ bị bỏ qua. Cần nhận biết được những triệu chứng này và hẹn gặp bác sĩ ngay nếu phát hiện mình có dấu hiệu mắc suy tim.

Tìm hiểu về các triệu chứng của suy tim sung huyết
Tìm hiểu về các triệu chứng của suy tim sung huyết

Khó thở và đau ngực là hai trong số những triệu chứng suy tim biểu hiện rõ rệt và sớm nhất. Tuy nhiên, còn có những triệu chứng khác ít phổ biến hơn nhưng vẫn chỉ ra các vấn đề với chức năng tim.

Phẫu thuật và thủ thuật điều trị suy tim: các phương pháp, rủi ro và tiên lượng
Phẫu thuật và thủ thuật điều trị suy tim: các phương pháp, rủi ro và tiên lượng

Các thủ thuật y khoa khác nhau, như bắc cầu động mạch vành hoặc can thiệp động mạch vành qua da, có thể giúp điều trị các nguyên nhân cơ bản gây suy tim. Một số trường hợp có thể cần cấy thiết bị dưới da để hỗ trợ tim, thậm chí là ghép tim.

5 cách giảm nguy cơ biến chứng khi bị suy tim trái
5 cách giảm nguy cơ biến chứng khi bị suy tim trái

Suy tim là tình trạng tim bơm máu không hiệu quả. Suy tim trái là loại suy tim xảy ra phổ biến nhất, có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Do đó, cần thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp, đặc biệt là thay đổi lối sống để giảm thiểu nguy cơ xảy ra những biến chứng này.

6 điều cần biết về sống chung với suy tim và sức khỏe tâm thần
6 điều cần biết về sống chung với suy tim và sức khỏe tâm thần

Sau khi chẩn đoán mắc suy tim, bệnh nhân thường sẽ gặp các vấn đề về rối loạn cảm xúc, thậm chí bị trầm cảm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây