1

Tiêm hội chứng đường hầm cổ tay dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Hội chứng đường hầm cổ tay nguyên nhân do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay. Trên lâm sàng : người bệnh tê và đau buốt ở đầu các ngón tay cái và ngón hai, ba. Tê và đau nhức phía gan tay thường đau liên tục và tăng lên về đêm và khi làm các động tác duỗi cổ tay. Siêu âm thấy có dày bao gân và dịch tụ quanh bao gân trong đường hầm cổ tay.
  • Điều trị bao gồm : giảm vận động cổ bàn tay, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau và tiêm corticoid tại vị trí đường hầm.
  • Tiêm cortioid dưới hướng dẫn của siêu âm trong điều trị hội chứng đường hầm cổ tay cho phép đưa thuốc chính xác vào bao gân, tránh các tổn thương vào thần kinh giữa và mạch máu.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Hội chứng đường hầm cổ tay.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Nhiễm khuẩn ngoài da vùng tiêm khớp, nhiễm nấm
  • Cơ địa suy giảm miễn dịch
  • Thận trọng với người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cần được kiểm soát tốt trước và sau khi tiến hành thủ thuật

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện (chuyên khoa)

  •  01 Bác sỹ đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp và chứng chỉ tiêm khớp; chứng chỉ siêu âm
  •  01 Điều dưỡng

2. Phương tiện

  • 01 máy siêu âm có đầu dò Linear 5-9MHz
  • Túi bọc đầu dò siêu âm
  • Găng vô khuẩn
  • Kim tiêm 23-25 Gauge (G), bơm tiêm 5 ml
  • Bông, cồn Iod sát trùng, panh, băng dính

3. Chuẩn bị người bệnh

  • Người bệnh được giải thích trước khi làm thủ thuật
  • Có chỉ định của bác sỹ CK

4. Hồ sơ bệnh án, đơn thuốc

  • Theo mẫu quy định

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Thực hiện tại phòng thủ thuật vô trùng theo quy định
  •  Kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc đơn về chỉ định, chống chỉ định
  •  Chuẩn bị BN: hướng dẫn tư thế BN ngồi, bàn tay để ngửa trên giường siêu âm
  •  Chuẩn bị dụng cụ: hút 0,2ml methylprednisolon (Depomedrol) vào bơm tiêm.
  •  Kiểm tra máy siêu âm và đầu dò
  •  Kiểm tra vị trí tiêm: vùng cổ tay mặt gan tay
  •  Sát trùng tay, đi găng vô khuẩn
  •  Bọc đầu dò bằng găng vô khuẩn
  •  Sát khuẩn bằng cồn Iod 3 lần tại vị trí tiêm.
  •  Siêu âm xác định vị trí cần tiêm: đặt đầu dò siêu âm ở lát cắt dọc qua cổ tay ởmặt gan tay, sao cho đường đi của kim không qua mạch máu và dây thần kinh giữa.
  •  Tiến hành chọc kim qua da, hướng kim đi song song với đầu dò và vuông góc với chùm tia siêu âm và đồng thời với quan sát trên màn hình, tiến kim sát tới bao gân gấp chung các ngón tay, khi kim tới vị trí bao gân thì tiến hành tiêm thuốc
  •  Sát khuẩn, băng tại chỗ
  •  Dặn dò người bệnh sau làm thủ thuật: BN giữ sạch và không để ướt vị trí tiêm trong vòng 24h sau tiêm, sau 24h bỏ băng và rửa nước bình thường vào chỗ tiêm, tái khám nếu chảy dịch hoặc viêm tấy tại vị trí tiêm, sốt.

Hình ảnh: Tiêm đường hầm cổ tay((Nguồn: Corticotherapie locale en rhumatologie)

VI. THEO DÕI

  • Chỉ số theo dõi: mạch, HA, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm trong 24h
  • Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra (bên dưới) sau 24 h
  • Theo dõi hiệu quả điều trị

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Đau tăng sau khi tiêm 12-24h: do phản ứng viêm màng hoạt dịch với thuốc depo-medrol, thường khỏi sau một ngày, không phải can thiệp, có thể bổ sung giảm đau paracetamol
  •  Nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh khớp do thủ thuật tiêm (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ, tràn dịch => điều trị kháng sinh.
  •  Biến chứng hiếm gặp: tai biến do BN quá sợ hãi- biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm: BN choáng váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn... xử trí: đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tiêm hội chứng DeQuervain dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tiêm khớp gối dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tiêm khớp háng dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tiêm khớp cổ chân dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tiêm khớp bàn ngón chân I dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh và trẻ sinh ra quá to.

Mang đa thai: - các biến chứng tiềm ẩn!
Mang đa thai: - các biến chứng tiềm ẩn!

Mặc dù phần lớn các ca mang đa thai đều sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh nhưng bất cứ ca thai đôi hoặc đa thai nào cũng được coi là có nguy cơ cao. Và càng mang thai nhiều bé thì nguy cơ biến chứng càng cao.

Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng
Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng

Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ nhiều hơn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  922 lượt xem

- Con tôi tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ không, thưa bác sĩ? Tôi đọc nhiều tài liệu cho thấy trẻ tiêm vắc xin MMR dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, nên tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!

Trẻ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm vắc xin đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  719 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải trẻ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm phòng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1064 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Rủi ro và lợi ích khi hoãn việc tiêm chủng cho bé là gì?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  791 lượt xem

- Thưa bác sĩ, bé nhà tôi còn có quá nhỏ và không có khả năng tự vệ nên thật khó khăn khi nhìn bé phải chịu nhiều mũi tiêm. Liệu tôi có nên cho bé tiêm phòng khi bé lớn hơn một chút và khi hệ miễn dịch của bé phát triển hơn hay không?

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  779 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây