Rủi ro và lợi ích khi hoãn việc tiêm chủng cho bé là gì?
Các nhà nghiên cứu đã cân nhắc nguy cơ đối với trẻ nhỏ khi có phản ứng chống lại một trong những căn bệnh nghiêm trọng này và kết luận rằng những lợi ích đạt được sẽ vượt xa những rủi ro tiềm ẩn. Ví dụ, khi con bạn được chủng ngừa DTaP, bé có khoảng 15% nguy cơ gặp các phản ứng phụ như sốt hoặc khó chịu trong một hoặc hai ngày. Nếu bạn quyết định chờ đợi cho đến khi bé lớn hơn một chút, thì bé vẫn có nguy cơ phản ứng, nhưng trong thời gian đó, bé có thể bị mắc ho gà ở độ tuổi trẻ dễ nhiễm bệnh này nhất.
Tỉ lệ bệnh ho gà hiện vẫn đang gia tăng và đã tăng gấp 10 lần trong vài năm gần đây. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Hàng ngàn trẻ em phải nhập viện mỗi năm và một số thậm chí tử vong - thường là những bệnh nhân trẻ nhất. Đây là lý do tại sao Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng con bạn nên được tiêm mũi DTaP đầu tiên khi 2 tháng tuổi.
Tiêm phòng Hib sẽ bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại viêm màng não do vi khuẩn, có thể dẫn đến điếc, chậm phát triển thần kinh, và thậm chí tử vong. Trước đây đã có trường hợp bé một tháng tuổi mắc viêm màng não do vi khuẩn và bây giờ trường hợp này hiếm khi xảy ra, tất cả là nhờ Hib. Các loại vắc xin khác bảo vệ chống lại những bệnh thông thường - và đôi khi rất nguy hiểm – cũng bảo vệ chống lại các bệnh thường gặp trong thời thơ ấu bao gồm vắc xin bại liệt (PCV) và vắc xin bệnh sởi - quai bị - sởi (MMR).
Một số người thích hoãn một số chủng ngừa nhất định, như thủy đậu (varicella) hoặc viêm gan A. Nếu bạn thực sự muốn trì hoãn tiêm cho con một số loại vắc xin, hãy hỏi bác sĩ xem loại nào có thể trì hoãn nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong một vài tháng hoặc lâu hơn.
Đúng là thật khó khăn khi nhìn đứa con bé bỏng của mình phải chịu nhiều mũi tiêm, nhưng việc này là rất đáng. Vì sẽ còn tồi tệ đến thế nào khi phải nhìn bé quằn quại trong bệnh viện chống chọi với bệnh ho gà hoặc viêm màng não.
Tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ nhiều hơn không?
- Con tôi tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ không, thưa bác sĩ? Tôi đọc nhiều tài liệu cho thấy trẻ tiêm vắc xin MMR dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, nên tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!
- 1 trả lời
- 1089 lượt xem
Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1225 lượt xem
Làm gì để giảm áp lực của việc tiêm phòng đối với bé?
- Bác sĩ ơi, có cách nào để cha mẹ giúp bé giảm áp lực của việc tiêm vắc xin không ạ? Bé nhà em mỗi lần bước vào phòng tiêm là quấy khóc, đòi đi về, không chịu hợp tác với bác sĩ. Bác sĩ giúp em với ạ!
- 1 trả lời
- 842 lượt xem
Có nên hoãn tiêm phòng nếu bé bị ốm không?
- Thưa bác sĩ, bé nhà tôi đang bị ốm. Tôi có nên hoãn lịch tiêm phòng cho bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ
- 1 trả lời
- 1268 lượt xem
Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?
- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 983 lượt xem
Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.
Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.
Vắc xin này bảo vệ chống lại các trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn, phần lớn xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm.