Tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ nhiều hơn không?
Mối lo ngại về sự liên quan giữa vắc-xin MMR với chứng tự kỷ bắt đầu dấy lên vào năm 1998, sau khi tạp chí y khoa của Anh - The Lancet xuất bản một nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa vắc-xin này với chứng tự kỷ. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra quan điểm cho rằng các vấn đề về đường ruột như bệnh Crohn có thể là do nhiễm virus và góp phần gây nên sự phát triển chứng tự kỷ. Tuy nhiên, nghiên cứu này có quy mô quá nhỏ, chỉ có 8 trẻ bị tự kỷ tham gia – do đó đã được The Lancet thu hồi vì cả dữ liệu lâm sàng và sinh học đều là giả mạo. Tuy nhiên, nghiên cứu này không kiểm tra xem trẻ tiêm vắc-xin MMR liệu có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn so với những trẻ không tiêm hay không. Năm 2004, một nghiên cứu quy mô lớn hơn của The Lancet đã so sánh 1.294 trẻ bị mắc chứng rối loạn tự kỷ với 4.469 trẻ em không bị và phát hiện ra rằng vắc-xin MMR không làm tăng nguy cơ tự kỷ hoặc các chứng rối loạn phổ tự kỷ khác.
Kể từ đó, nhiều nghiên cứu khác đã so sánh tỷ lệ mắc chứng tự kỷ ở trẻ em đã được chủng ngừa MMR và những trẻ không được, sau đó kết luận rằng chứng tự kỷ không phổ biến ở trẻ đã được tiêm chủng. Nhiều nghiên cứu khoa học có uy tín liên quan đến hàng trăm ngàn trẻ em cũng không phát hiện mối liên hệ giữa vắc xin MMR và chứng tự kỷ. Hầu hết các chuyên gia đều nghĩ rằng chứng tự kỷ có thể ít nhất một phần do di truyền và chỉ ra rằng không có cách nào để vắc-xin có thể kích hoạt nó. Cuối cùng, không có mối liên quan nào đã được biết đến trước đó giữa chứng tự kỷ với bệnh sởi, quai bị, hoặc rubela. Chả có lý do gì mà một vắc xin lại có thể gây ra một tình trạng trong khi bệnh mà vắc xin đó phòng chống lại không gây ra, vì vắc xin chủ yếu là tình trạng nhiễm trùng không triệu chứng.
Sau mối lo ngại MMR gây ra chứng tự kỷ là mối lo cho rằng thimerosal – một chất bảo quản chứa thủy ngân có trong một số vắc xin, chính là thủ phạm gây ra chứng tự kỷ. Tuy nhiên mối lo ngại này ngay lập tức cũng bị bác bỏ bởi bằng chứng cho thấy những trẻ đã tiêm phòng vắc-xin chứa thimerosal không có nguy cơ mắc chứng tự kỷ cao hơn những trẻ cùng tiêm loại vắc-xin đó nhưng không có thimerosal. 7 nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm tra mối quan hệ giữa thimerosal và bệnh tự kỷ, kết luận rằng, vắc-xin chứa thimerosal không gây ra chứng tự kỷ. Tuy nhiên, thimerosal hiện đã được loại bỏ khỏi tất cả các loại văcxin thời thơ ấu, ngoại trừ một số chế phẩm đa liều của văcxin cúm, do đó nó không còn là mối lo ngại nữa.
Gần đây, các bậc cha mẹ lại lo lắng việc tiêm quá nhiều vắc xin cho bé trong những năm đầu đời là quá sớm và có thể gây ra chứng tự kỷ. Tuy nhiên, mối lo này, cũng đã bị bác bỏ bởi một nghiên cứu gần đây.
Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1224 lượt xem
Trẻ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm vắc xin đúng không?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải trẻ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm phòng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 847 lượt xem
Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?
- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 983 lượt xem
Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1155 lượt xem
Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1065 lượt xem
Nhiều phụ huynh lo ngại tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không? Cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.
Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!
Vắc-xin HPV có tác dụng gì Những ai cần tiêm? Cần tiêm mấy mũi? Vắc-xin có gây hại gì không? Dưới đây là giải đáp cho một số thắc mắc chung về vắc-xin HPV.
Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!