1

Thủ thuật chọc hút dịch tủy xương làm xét nghiệm tủy đồ bằng máy khoan cầm tay - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Tuỷ đồ là xét nghiệm phân tích số lượng và hình thái các tế bào tuỷ xương để thăm dò chức năng tạo máu cũng như gợi ý các nguyên nhân gây rối loạn chức năng tạo máu tại tuỷ xương.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Chẩn đoán xác định, theo dõi điều trị các bệnh lý cơ quan tạo máu như lơ-xê-mi, rối loạn sinh tủy.....
  •  Đánh giá tình trạng sinh máu của tủy trong các bệnh lý khác: nhiễm trùng, bệnh hệ thống, ung thư di căn....

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chống chỉ định tương đối khi làm thủ thuật:

  •  Người bệnh có rối loạn đông máu hoặc dùng các thuốc tăng nguy cơ chảy máu.
  •  Không làm thủ thuật tại vị trí đang có nhiễm trùng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  01 bác sĩ chuyên khoa huyết học.
  •  02 kỹ thuật viên chuyên khoa hỗ trợ thủ thuật.
  •  01 kỹ thuật viên giúp việc.

2. Phương tiện - hóa chất

  •  Phòng thủ thuật vô khuẩn;
  •  Dụng cụ đã tiệt trùng (khay quả đậu, xe tiêm, hộp dụng cụ);
  •  Săng vô khuẩn;
  •  Găng tay vô khuẩn;
  •  Xốp cầm máu, bông, gạc, urgo;
  •  Bơm tiêm 5ml, 10 ml, 3 ml;
  •  Kim lấy thuốc;
  •  Bộ sinh thiết tủy xương bằng máy khoan cầm tay;
  •  Tay khoan;
  •  Bàn sấy (hoặc đèn hoặc máy sấy tiêu bản);
  •  Giá cắm tiêu bản;
  •  Ống nghiệm có chất chống đông EDTA;
  •  Lam kính, lam kéo;
  •  Bút chì đánh dấu tiêu bản, bút dạ ghi số ống, bút bi vào sổ;
  •  Mũ, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động.

2.2. Hóa chất

  •  Dung dịch cố định Helly.
  •  Thuốc gây tê Lindocain 2%
  •  Vật liệu sát trùng: cồn iốt 5%, cồn 70oC.

3. Người bệnh

  •  Phải được bác sĩ tư vấn, giải thích trước khi làm xét nghiệm để người bệnh yên tâm và cùng cộng tác.
  •  Thử test thuốc gây tê có kết quả âm tính.

4. Phiếu xét nghiệm

  •  Có giấy chỉ định xét nghiệm huyết tủy đồ ghi đầy đủ thông tin về người bệnh.
  •  Có kết quả thử test thuốc gây tê âm tính với chữ ký của người đọc kết quả.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

  •  Kiểm tra đối chiếu các thông tin giữa người bệnh và chỉ định xét nghiệm
  •  Người bệnh được giải thích lý do, tư vấn tâm lý trước khi làm thủ thuật
  •  Tư thế người bệnh: nằm sấp với vị trí chọc là gai chậu sau trên.

3. Tiến hành kỹ thuật

- Lấy máu tĩnh mạch (quy trình lấy máu tĩnh mạch) cho vào ống chống đông EDTA và kéo 4-6 tiêu bản máu đàn.

- Xác định vị trí chọc tủy ở gai chậu sau trên.

- Sát trùng da theo hình xoáy ốc từ điểm mốc ra xung quanh bán kính 5cm bằng cồn iod, sau đó bằng cồn 70o.

- Trải săng vô khuẩn.

- Gây tê từng lớp, đặc biệt là màng xương.

- Chờ 2 phút

- Chọc kim qua da và cơ

  •  Nghiêng 45° so với mặt da, ấn nhẹ kim qua da.
  •  Dựng kim thẳng đứng, đưa kim khoan nhẹ nhàng qua lớp cơ.

- Khoan kim vào khoang tủy

  •  Xác định lại điểm mốc.
  •  Lắp đốc kim vào đầu nối máy khoan.
  •  Dựng thẳng kim, khoan kim qua màng xương đến ổ tủy (thường sâu 0,5-1 cm).

- Lấy dịch tủy xương.

  •  Tháo kim khỏi máy khoan.
  •  Dùng bơm tiêm 10 ml hút lấy 0,5ml dịch tủy, cho vào ống chống đông 0,3ml dịch, còn lại gạn lấy cặn kéo 8-10 tiêu bản, có thể làm lam áp nếu cần.

- Rút kim ra nhanh sau khi hút đủ dịch tủy xương.

- Băng cầm máu bằng xốp cầm máu và băng Urgo.

- Dặn dò người bệnh cách chăm sóc và theo dõi vết chọc.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

  •  Dịch tủy không bị đông, có nhiều hạt tủy.
  •  Tiêu bản dàn đều, đẹp.
  •  Vị trí làm thủ thuật không chảy máu.

VII. THEO DÕI

Theo dõi trong vòng 15 phút không thấy máu thấm ra băng thì cho người bệnh ra khỏi phòng theo dõi.

VIII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

Nói chung ít có tai biến. Có thể người bệnh lo lắng, sợ hãi: cần giải thích rõ để người bệnh yên tâm, trẻ em có thể dùng tiền mê, an thần nhẹ.

- Đau: gây tê tốt vị trí chọc.

- Sốc dị ứng thuốc gây tê: phải thử test trước.

- Nhiễm trùng nơi chọc: dụng cụ và thao tác phải đảm bảo vô trùng.

- Chảy máu vị trí chọc tủy:

  •  Hạn chế sinh thiết tủy xương khi người bệnh có rối loạn đông cầm máu. Dừng thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu trước 1 tuần.
  •  Băng ép cầm máu tại chỗ.
  •  Dùng thuốc cầm máu (nếu cần).
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phân tích dấu ấn/CD/marker miễn dịch tủy xương bằng kỹ thuật flow cytometer (làm cho một dấu ấn/CD/marker ) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Định lượng IL-2R (hay CD25 hòa tan) trong huyết thanh bằng kỹ thuật miên dịch gắn men (Elisa) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Xét nghiệm kháng thể kháng tiểu cầu trực tiếp và gián tiếp bằng kỹ thuật flow cytometry - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Phân tích dấu ấn/CD/marker miễn dịch máu ngoại vi, hoặc dịch khác bằng kỹ thuật flow cytometer (làm cho một dấu ấn/CD/marker ) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Quy trình xác nghiệm gen bằng kỹ thuật cIg FISH - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Bao lâu sau nhiễm HSV thì xuất hiện triệu chứng và phát hiện được bằng xét nghiệm?
Bao lâu sau nhiễm HSV thì xuất hiện triệu chứng và phát hiện được bằng xét nghiệm?

Sau khi phơi nhiễm với virus herpes thì có thể phải sau từ 2 đến 12 ngày thì các triệu chứng mới xuất hiện và phát hiện được bằng các phương pháp xét nghiệm.

Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt bằng robot có những ưu điểm gì?
Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt bằng robot có những ưu điểm gì?

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất trong những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu. Hiện nay có nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau. Một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu là phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt có sự hỗ trợ của robot.

Dẫn lưu bàng quang trên xương mu là gì?
Dẫn lưu bàng quang trên xương mu là gì?

Dẫn lưu bàng quang trên xương mu giúp dẫn nước tiểu trực tiếp ra khỏi bàng quang khi người bệnh không thể tự đi tiểu. Một số trường hợp cần dẫn lưu bàng quang gồm có bí tiểu (không thể tự đi tiểu), tiểu không tự chủ (rò rỉ nước tiểu) và sa tạng vùng chậu.

Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang
Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang

Treo cổ bàng quang là một giải pháp cho những trường hợp bị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực nghiêm trọng, các triệu chứng gây cản trở cuộc sống hàng ngày và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1178 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  3186 lượt xem

Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?

Có cần chọc ối không, khi thai nhi bị bất sản xương mũi?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1826 lượt xem

Em mang thai lần đầu 19 tuần, siêu âm độ mờ da gáy 1,3mm; double test: down 1/82, siêu âm dị tật thai nhi tuần 17: bất sản xương mũi. Em đã xét nghiệm NIPT: không có bất thường nhiếm sắc thể (NST). Vậy, với trường hợp bất sản xương mũi, em thì có cần phải chọc ối không ạ?

Có thể xin chọc ối mà không cần làm lại xét nghiệm không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  454 lượt xem

Hồi mang thai bé đầu, 2 vợ chồng em có làm xét nghiệm gen, kết quả bị thalasema dạng nhẹ vì đột biến nhiễm sắc thể. Nhưng hiện em đã làm mất kết quả xét nghiệm đó. Bây giờ, em đang mang thai bé thứ 2 được 18 tuần. Em có thể lên xin bs chỉ định cho chọc ối mà không cần làm lại xét nghiệm được không ạ?

Trẻ 8 tuần 3 ngày tuổi bị chảy dịch ở tai thì có vệ sinh bằng nước muối sinh lý được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  660 lượt xem

Bé nhà em khi được 6 tuần 2 ngày tuổi thì tai bị chảy dịch màu vàng nhạt khiến 2 tai bị ửng đỏ lên. Em cho đi khám thì bác sĩ kết luận bị viêm tai giữa và còn bị chàm da nữa. Bác sĩ đã kê thuốc để bôi bên ngoài nhưng nay bé được 8 tuần 3 ngày tuổi thì đã khỏi chàm da, còn trong tai vẫn bị chảy ít dịch. Nếu ko lau thì nó khô lại như ráy tai bên ngoài. Em có thể vệ sinh tai cho bé bằng nước muối sinh lý không ạ? Em cho bé bú trực tiếp hoàn toàn bằng sữa mẹ ạ.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây