HSV hay virus herpes simplex là một loạt virus gây mụn rộp ở miệng và bộ phận sinh dục. Virus herpes simplex loại 1 hay HSV-1 chủ yếu gây mụn rộp miệng hay mụn rộp môi trong khi virus herpes simplex loại 2 (HSV-2) thường gây mụn rộp sinh dục. Cả hai loại virus đều gây ra triệu chứng là nổi mụn nước và vết loét, được gọi là những tổn thương do herpes kèm theo các triệu chứng khác.
Sau khi phơi nhiễm với virus herpes thì có thể phải sau từ 2 đến 12 ngày thì các triệu chứng mới xuất hiện và phát hiện được bằng các phương pháp xét nghiệm.
Dưới đây là những điều cần biết về thời gian ủ bệnh, thời điểm có thể làm xét nghiệm HSV cùng với những biện pháp ngăn ngừa lây truyền bệnh mụn rộp.
Khi bị nhiễm các loại vi sinh vật thì hệ miễn dịch sẽ chống lại bằng cách tạo ra các protein được gọi là kháng thể. Những protein này có vai trò vô hiệu hóa vi khuẩn, virus hoặc mầm bệnh lạ xâm nhập vào cơ thể.
Khoảng thời gian để cơ thể sản sinh ra kháng thể sau khi nhiễm HSV được gọi là thời gian ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh của cả mụn rộp môi và mụn rộp sinh dục là từ 2 - 12 ngày.
Việc làm xét nghiệm sớm để phát hiện và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) là điều quan trọng nhưng cũng không nên xét nghiệm quá sớm. Trong thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm HSV, xét nghiệm có thể cho kết quả âm tính vì cơ thể vẫn đang tạo ra đáp ứng miễn dịch để chống lại virus.
Nếu hệ miễn dịch chưa thể tạo ra được kháng thể thì xét nghiệm kháng thể sẽ cho kết quả âm tính, có nghĩa là không mang virus mặc dù đã thực sự bị nhiễm.
Thời gian ủ bệnh của bệnh mụn rộp là từ 2 đến 12 ngày, có nghĩa là thời điểm nên làm xét nghiệm HSV (nếu chưa có triệu chứng) là sau 12 ngày kể từ khi phơi nhiễm. Nếu nghi ngờ có thể mình đã bị nhiễm HSV nhưng chưa đến lúc xét nghiệm thì phải ngừng quan hệ tình dục và tránh mọi sự tiếp xúc trực tiếp với người khác cho đến khi có thể làm xét nghiệm và kết quả âm tính.
Nếu đang có triệu chứng thì không cần phải chờ mà có thể làm xét nghiệm ngay. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng bên ngoài.
Có 4 phương pháp xét nghiệm chính được sử dụng để chẩn đoán bệnh mụn rộp. Bác sĩ sẽ xác định phương pháp xét nghiệm cần thực hiện dựa trên việc có triệu chứng hay không.
Nếu như đang có những triệu chứng nghi là mụn rộp thì sẽ thực hiện phương pháp nuôi cấy virus hoặc xét nghiệm tìm kháng nguyên virus. Nếu không có triệu chứng thì sẽ làm xét nghiệm kháng thể.
Các triệu chứng bệnh mụn rộp thường xuất hiện sau khoảng từ 4 đến 7 ngày kể từ thời điểm nhiễm virus. Bệnh mụn rộp sinh dục và mụn rộp môi đều có các triệu chứng tương tự nhau, chỉ khác nhau về vị trí xuất hiện.
Triệu chứng chính của bệnh mụn rộp là nổi các nốt mụn nước nhỏ quanh miệng hoặc bộ phận sinh dục. Những mụn nước này sau đó sẽ vỡ ra và trở thành vết loét đau đớn. Vết loét sẽ dần đóng vảy và lành lại.
Trước khi nổi mụn nước thì người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
Các triệu chứng thường nặng nhất vào đợt bùng phát đầu tiên sau khi nhiễm HSV và sang những lần sau thì sẽ nhẹ hơn.
Sau một vài lần, người bệnh sẽ nhận biết được dấu hiệu báo triệu chứng mụn rộp sắp bùng phát.
Một số người dù đã nhiễm virus herpes nhưng không hề bị nổi mụn rộp hay bất cứ triệu chứng nào khác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không thể lây truyền bệnh.
Bất kỳ ai bị nhiễm HSV, dù có triệu chứng hay không, thì đều có thể lây truyền virus sang người khác.
Khi nhiễm virus herpes và cơ thể đã tạo ra kháng thể thì có thể phát hiện được bằng phương pháp xét nghiệm máu, ngay cả khi không có triệu chứng. Chỉ khi làm xét nghiệm quá sớm sau phơi nhiễm thì mới không thể phát hiện được virus.
Mặc dù một khi đã nhiễm HSV thì không có cách nào chữa khỏi và virus sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời nhưng sau mỗi đợt bùng phát triệu chứng thì virus sẽ ở trạng thái không hoạt động.
Trong khoảng thời gian này, người bệnh sẽ không gặp bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào.
Tuy nhiên, virus herpes có thể lây truyền bất cứ lúc nào, kể cả trong giai đoạn không hoạt động và đang không có mụn rộp. Ngoài ra, mặc dù hiếm gặp nhưng mụn rộp ở miệng có thể lây sang bộ phận sinh dục và ngược lại.
Vì lý do này nên khi bị bệnh mụn rộp thì cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Bị mụn rộp miệng hoặc mụn rộp sinh dục không có nghĩa là không thể quan hệ tình dục được nữa. Tuy nhiên, cần có trách nhiệm ngăn ngừa lây truyền bệnh cho người khác bằng cách quan hệ tình dục an toàn.
Nếu nghi ngờ mình đã bị nhiễm virus herpes thì cần đợi cho thời gian ủ bệnh kết thúc rồi đi làm xét nghiệm.
Trong khoảng thời gian này, điều quan trọng là tránh quan hệ tình dục và mọi hình thức tiếp xúc với người khác cho đến khi xét nghiệm và có kết quả âm tính. Có nhiều phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh mụn rộp và sẽ được lựa chọn dựa trên việc có triệu chứng hay không.
Mặc dù hiện chưa có phương pháp nào có thể trị khỏi bệnh mụn rộp nhưng có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng, rút ngắn và giảm tần suất các đợt bùng phát, đồng thời giảm nguy cơ lây truyền bệnh.
- Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?
- Thưa bác sĩ, tôi đang mắc chứng trầm cảm. Liệu tôi có mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- Bác sĩ ơi, tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!
- Thưa bác sĩ, con tôi xuất hiện quầng thâm dưới mắt. Bác sĩ cho hỏi do đâu mà cháu bị như thế và có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này không? Cảm ơn bác sĩ!
Tìm chúng tôi trên:-
-