1

Bị herpes còn có thể hiến máu không?

Bị herpes còn có thể hiến máu không? Bị herpes còn có thể hiến máu không?

Bị herpes còn có thể hiến máu không?

Herpes hay mụn rộp là bệnh do virus herpes simplex loại 1 (HSV-1) hoặc virus herpes simplex loại 2 (HSV-2) gây ra. Một khi đã bị nhiễm HSV thì virus sẽ tồn tại trong cơ thể vĩnh viễn. Vậy nếu bị herpes thì còn có thể hiến máu không?

Câu trả lời là vẫn có thể hiến máu khi bị bệnh herpes miễn là:

  • Không trong thời gian bùng phát triệu chứng
  • Các mụn rộp và vết loét đã lành hẳn
  • Đã qua ít nhất 48 tiếng sau khi kết thúc đợt điều trị bằng thuốc kháng virus

Quy tắc này áp dụng cho tất cả các bệnh do nhiễm virus khác. Miễn là không có triệu chứng hoặc virus đã bị hệ miễn dịch tiêu diệt và đào thải khỏi cơ thể thì có thể hiến máu. Cần nhớ, khi mắc bệnh herpes, dù các triệu chứng có biến mất thì virus vẫn còn trong cơ thể.

Dưới đây là một số thông tin mà mỗi người cần biết về thời điểm có thể và không thể hiến máu.

Có thể hiến huyết tương không?

Hiến huyết tương cũng giống như hiến máu. Huyết tương là một thành phần có trong máu.

Sau khi lấy ra khỏi cơ thể, máu của người hiến được đưa vào một thiết bị đặc biệt để tách huyết tương ra khỏi các thành phần khác của máu và chuẩn bị sẵn sàng để tiêm vào cơ thể người nhận. Sau đó, các tế bào hồng cầu được đưa trở lại vào cơ thể người hiến cùng với dung dịch nước muối sinh lý.

Vì huyết tương là một thành phần của máu nên khi việc hiến huyết tương khi bị herpes, cho dù là do nhiễm HSV-1 hay HSV-2 thì cũng cần tuân thủ theo các quy tắc tương tự như khi hiến máu:

  • Không hiến huyết tương nếu triệu chứng mụn rộp đang tái phát mà phải chờ cho đến khi các tổn thương đã hoàn toàn lành lại
  • Chờ đủ ít nhất 48 tiếng kể từ khi kết thúc đợt điều trị bằng thuốc kháng virus

Có thể hiến máu khi bị nhiễm HPV không?

Hiện vẫn chưa có kết luận chính xác về việc có thể hiến máu khi bị nhiễm HPV hay không.

HPV, hay virus u nhú ở người, là một loại virus chủ yếu lây qua sự tiếp xúc da trực tiếp.

Có hơn 100 chủng HPV khác nhau và nhiều chủng trong số đó lây lan khi quan hệ tình dục đường miệng, hậu môn hoặc đường âm đạo. Nhiễm HPV xảy ra rất phổ biến nhưng hầu hết các trường hợp đều không có triệu chứng và virus sẽ biến mất khỏi cơ thể sau một thời gian mà không cần điều trị.

Về lý thuyết thì vẫn có thể hiến máu khi bị nhiễm HPV miễn là không có triệu chứng vì virus này chỉ lây truyền qua sự tiếp xúc da trực tiếp.

Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2019 đã phát hiện ra rằng ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào thì vẫn có thể lây truyền HPV khi mang virus này trong máu.

Cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác minh xem liệu HPV có thể lây lan qua đường truyền máu hay không. Tuy nhiên, cho dù HPV có thể lây qua đường truyền máu thì đa phần cũng không gây ra vấn đề nguy hiểm và chỉ sau một vài năm là sẽ bị hệ miễn dịch tiêu diệt.

Nếu vẫn còn lo lắng thì có thể nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn về việc hiến máu khi bị nhiễm HPV.

Những người không nên hiến máu

Một số đối tượng không nên hiến máu gồm có:

  • Người dưới 18 tuổi
  • Người có cân nặng dưới 42kg đối với nữ và 45kg đối với nam
  • Người mắc các bệnh như bệnh bạch cầu, u lympho hoặc bệnh Hodgkin
  • Bị các bệnh về máu như thừa sắt (hemochromatosis) hay bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Bị viêm gan B, viêm gan C hoặc vàng da
  • Bị nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường truyền máu khác
  • Hiện đang bị ốm hoặc vừa mới khỏi ốm
  • Sị sốt hoặc ho có đờm
  • Bị lao
  • Đang dùng thuốc giảm đau nhóm opioid
  • Đang dùng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Hiện đang dùng thuốc chống đông máu
  • Được truyền máu trong vòng một năm trở lại

Ngoài ra còn có rất nhiều lưu ý khác khi hiến máu. Trước khi hiến máu, người hiến sẽ được kiểm tra sức khỏe và làm một số xét nghiệm máu để sàng lọc các bệnh có thể lây qua đường truyền máu. Cần thông báo cho nhân viên y tế về bệnh sử chi tiết để được tư vấn có đủ điều kiện hiến máu hay không cũng như là tần suất và lượng máu có thể hiến nếu đủ điều kiện.

Tóm tắt bài viết

Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp được khuyến khích vì có rất nhiều người cần được truyền máu mỗi ngày.

Vẫn có thể hiến máu ngay cả khi bị bệnh herpes nhưng với điều kiện là đang không trong thời gian bùng phát triệu chứng và đã qua 48 tiếng kể từ khi ngừng dùng thuốc kháng virus.

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: mụn rộp
Tin liên quan
Herpes môi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Herpes môi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hiện chưa có cách chữa trị herpes môi và các triệu chứng có thể tái phát đột ngột mà không hề có dấu hiệu báo trước.

Herpes sinh dục: Triệu chứng và cách điều trị
Herpes sinh dục: Triệu chứng và cách điều trị

Mặc dù hiện nay chưa có cách chữa trị dứt điểm herpes sinh dục nhưng bệnh này có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc.

Cách nhận biết bệnh mụn rộp (herpes)
Cách nhận biết bệnh mụn rộp (herpes)

Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi bị nhiễm virus hoặc virus cũng có thể ở trạng thái không hoạt động suốt nhiều năm trong cơ thể.

Herpes hậu môn: Triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Herpes hậu môn: Triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Giống như herpes sinh dục, herpes hậu môn cũng có thể lây truyền từ người này sang người khác. Khả năng lây truyền sẽ cao nhất khi có mụn nước và vết loét ở trong hoặc xung quanh hậu môn.

Viêm giác mạc do herpes: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm giác mạc do herpes: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm giác mạc do herpes là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương giác mạc dẫn đến mù lòa. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời khi bị nhiễm HSV thì hoàn toàn có thể được kiểm soát và giảm thiểu thiệt hại cho giác mạc.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây