1

Thiếu kali có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường

Thiếu hụt kali có thể góp phần dẫn dến bệnh tiểu đường. Mặt khác, khi bị thiếu hụt, bổ sung kali có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu đã bị tiểu đường, việc bổ sung kali sẽ không giúp chữa khỏi bệnh.
Thiếu kali có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường Thiếu kali có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và kali

Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và lượng kali trong cơ thể.

Thông thường sau khi ăn uống, cơ thể chúng ta xử lý thực phẩm và chuyển hóa một số chất dinh dưỡng trong thực phẩm thành glucose (một loại đường). Cơ thể sử dụng glucose làm năng lượng cho các chức năng, hoạt động hàng ngày. Để trở thành năng lượng, glucose trong máu cần được đưa vào các tế bào và để thực hiện được điều này thì cơ thể cần có insulin - một loại hormone do tuyến tụy tạo ra. Ở những người bị tiểu đường, cơ thể không thể sản xuất hay sử dụng insulin một cách hiệu quả.

Có hai loại bệnh tiểu đường chính là tiểu đường type 1 và type 2.

Bệnh tiểu đường type 1 là một bệnh tự miễn và không thể ngăn ngừa được nhưng có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường type 2. Bệnh tiểu đường type 2, hay còn gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành, thường xảy ra ở những người từ 35 tuổi trở lên.

Kali là một chất điện giải và khoáng chất có vai trò kiểm soát lượng chất lỏng trong cơ thể. Điều này giúp chúng ta có thể co cơ mà không bị đau, đồng thời duy trì nhịp tim bình thường và giữ cho não bộ hoạt động một cách hiệu quả.

Quá ít kali trong cơ thể có thể gây ra những vấn đề như:

  • Mệt mỏi
  • Co thắt cơ
  • Yếu cơ và chuột rút
  • Rối loạn nhịp tim
  • Táo bón
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Co giật

Theo nghiên cứu mới đây, bệnh tiểu đường type 2 có thể có liên quan đến tình trạng thiếu kali.

Kết quả nghiên cứu

Mặc dù nhiều chuyên gia đã xác nhận rằng kali có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường nhưng các nghiên cứu vẫn đang tiếp tục được tiến hành để tìm hiểu lý do đằng sau mối liên hệ này.

Theo Phòng chế phẩm bổ sung (Office of Dietary Supplement) thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH), kali có vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất insulin trong tuyến tụy. (1) Nồng độ kali trong máu thấp hay hạ kali máu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự sản xuất insulin. Điều này có thể dẫn đến không dung nạp glucose.

Mặc dù điều này có thể xảy ra ở cả những người khỏe mạnh nhưng theo NIH, nguy cơ không dung nạp glucose tăng cao ở những người sử dụng thuốc lợi tiểu trong một thời gian dài, đặc biệt là những loại thuốc có chứa thiazid và ở những người bị cường aldosterone (hội chứng Conn). Cả hai đều có thể làm tăng lượng kali bị đào thảo qua nước tiểu.

NIH cũng lưu ý rằng cần có thêm nghiên cứu để xác nhận mối liên hệ giữa nồng độ kali trong máu và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Một tổng quan nghiên cứu đã đánh giá tác động của mức kali trong cơ thể đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nồng độ kali huyết thanh thấp có vẻ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. (2)

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không phát hiện thấy mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường type 2 và lượng kali trong chế độ ăn uống (lượng kali nạp vào cơ thể) hay nồng độ kali trong nước tiểu (lượng kali được bài tiết ra khỏi cơ thể).

Mặc dù nồng độ trong máu thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhưng bổ sung kali sẽ không chữa khỏi được bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân gây thiếu và thừa kali

Lượng kali khuyến nghị hàng ngày đối với người từ 14 đến 18 tuổi là 3.000 miligam (mg) và đối với người từ 18 tuổi trở lên là 3.400 mg.

Ngay cả khi chế độ ăn uống cung cấp đủ lượng kali cần thiết, nồng độ kali trong máu vẫn có thể ở mức quá cao hoặc quá thấp.

Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và một trong số đó là sự thay đổi về mức natri. Khi nồng độ natri trong máu tăng cao, nồng độ kali thường sẽ giảm và ngược lại.

Các nguyên nhân khác làm thay đổi mức kali trong cơ thể còn có:

  • Tiêu chảy
  • Nôn mửa
  • Vấn đề về thận
  • Độ pH máu bất thường
  • Thay đổi nồng độ hormone
  • Đi tiểu nhiều
  • Dùng một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc điều trị ung thư

Một số loại thuốc điều trị tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến lượng kali trong cơ thể. Ví dụ, nếu dùng insulin và không kiểm soát được ổn định lượng đường trong máu thì nồng độ kali có thể sẽ giảm.

Khi nào cần đi khám?

Nên đi khám khi nhận thấy những dấu hiệu nghi là bệnh tiểu đường hoặc thiếu kali. Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và các yếu tố nguy cơ, sau đó sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ kali trong máu.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ kali quá thấp, bác sĩ sẽ chỉ định uống bổ sung kali hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống để đưa mức kali trở về bình thường.

Phòng ngừa thiếu hụt kali

Cố gắng đáp ứng đủ lượng kali khuyến nghị hàng ngày để duy trì lượng kali trong cơ thể ở mức bình thường.

Để đạt được điều này, bạn nên ghi nhật ký thực phẩm để theo dõi lượng kali tiêu thụ hàng ngày và tìm hiểu lượng kali có trong các loại thực phẩm.

Những người đang có một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh thận mạn và những người đang dùng các loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc ức chế thụ thể ARB có nguy cơ bị tăng kali máu. Bác sĩ sẽ đưa ra lượng kali nên tiêu thụ hàng ngày dựa trên tình trạng sức khỏe.

Một số loại thực phẩm giàu kali gồm có:

  • Sản phẩm từ sữa
  • Các loại đậu
  • Quả hạch như óc chó, hạnh nhân
  • Một số loại trái cây như chuối, bơ, đào
  • Trái cây sấy khô như nho khô, mơ khô
  • Rau xanh và rau củ chứa tinh bột như khoai tây, khoai lang
  • Một số loại cá, chẳng hạn như cá hồi, cá ngừ và cá tuyết

Nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn vì những sản phẩm này chỉ chứa hàm lượng nhỏ kali và các chất dinh dưỡng khác.

Nếu bạn thường xuyên tập thể dục và ra nhiều mồ hôi thì hãy cân nhắc uống một ly sinh tố chuối sau khi tập xong. Điều này sẽ giúp bù lại một phần lượng kali bị mất qua mồ hôi và giúp cân bằng lượng chất điện giải trong cơ thể.

Nếu nhận thấy các dấu hiệu thiếu kali như táo bón, mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút, châm chích hay tê bì thì hãy đi khám. Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ kali thấp, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Bằng cách duy trì chế độ ăn uống hợp lý, bạn sẽ có thể duy trì mức kali khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tại sao bệnh tiểu đường type 1 làm tăng nguy cơ gãy xương?
Tại sao bệnh tiểu đường type 1 làm tăng nguy cơ gãy xương?

Nghiên cứu đã chỉ ra những người mắc bệnh tiểu đường type 1 có nguy cơ gãy xương cao hơn so với người không mắc bệnh.

Lipitor có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Lipitor có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Giống như các loại thuốc khác, Lipitor cũng có một số tác dụng phụ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Lipitor có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, trong đó có tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Xét nghiệm máu lúc đói có thể nguy hiểm cho những người bị tiểu đường
Xét nghiệm máu lúc đói có thể nguy hiểm cho những người bị tiểu đường

Các chuyên gia cho biết có một số điều mà người bị tiểu đường nên thực hiện trước những xét nghiệm này, gồm có điều chỉnh thuốc và ăn nhẹ.

Tập tạ có thể giảm nguy cơ tiểu đường type 2
Tập tạ có thể giảm nguy cơ tiểu đường type 2

Tập thể dục có lợi cho hầu hết tất cả mọi người nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng Strength training đặc biệt hữu ích trong việc kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2.

Độ tuổi khởi phát tiểu đường type 2 và những yếu tố nguy cơ
Độ tuổi khởi phát tiểu đường type 2 và những yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường type 2 có thể là do sự kết hợp của cả yếu tố về sức khỏe lẫn yếu tố về lối sống. Nguy cơ mắc bệnh có thể tăng do một số yếu tố không thể tránh khỏi nhưng đa phần là do các yếu tố về lối sống.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây