1

Tại sao nước tiểu có màu nâu?

Nước tiểu màu nâu có thể là do thực phẩm hoặc một loại thuốc mà bạn mới sử dụng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.
Tại sao nước tiểu có màu nâu? Tại sao nước tiểu có màu nâu?

Màu sắc nước tiểu có thể phản ánh tình trạng sức khỏe. Nước tiểu được tạo ra khi thận lọc chất thải và nước thừa ra khỏi máu.

Sau khi được tạo ra ở thận, nước tiểu được chứa trong bàng quang. Khi đi tiểu, cơ bàng quang co lại để đẩy nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo. Mỗi ngày thận tạo ra 1 đến 2 lít nước tiểu.

Đi tiểu là cơ chế bài tiết chất thải của cơ thể. Nếu không đi tiểu trong một thời gian dài, chất thải và chất lỏng dư thừa sẽ tích tụ trong cơ thể và dẫn đến nhiều vấn đề.

Các nguyên nhân làm thay đổi màu nước tiểu

Màu của nước tiểu là do sắc tố urochrome (urobilin) tạo nên. Nước tiểu thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách đậm. Nước tiểu càng nhạt màu thì càng loãng và ngược lại, nước tiểu sẫm màu có nghĩa là nồng độ chất thải cao và chứa ít nước. Nước tiểu sẫm màu có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mất nước.

Nếu nhận thấy màu nước tiểu khác thường thì cũng đừng hoảng sợ. Rất nhiều yếu tố có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu, bao gồm cả các loại thực phẩm và đồ uống. Ví dụ, ăn củ dền hay quả mâm xôi có thể làm nước tiểu có màu hồng đỏ.

Một số loại thuốc cũng có thể khiến nước tiểu chuyển màu, từ màu đỏ, cam cho đến màu xanh.

Tuy nhiên, màu nước tiểu bất thường cũng có thể chỉ ra vấn đề sức khỏe. Nước tiểu màu đỏ hoặc hồng có thể là dấu hiệu của tiểu ra máu. Nếu nghi ngờ nước tiểu có máu hoặc thấy cục máu đông trong nước tiểu thì bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân.

Nước tiểu màu nâu có thể là do thực phẩm hoặc một loại thuốc mà bạn mới sử dụng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến nước tiểu có màu nâu.

Thực phẩm khiến nước tiểu có màu nâu

Một số loại thực phẩm có thể làm nước tiểu chuyển sang màu nâu gồm có:

  • Nha đam
  • Đậu răng ngựa
  • Đại hoàng
  • Nước tiểu chuyển màu cũng có thể là do chất tạo màu thực phẩm.

Bệnh lý khiến nước tiểu có màu nâu

Các bệnh lý và tình trạng có thể làm nước tiểu chuyển sang màu nâu gồm có:

  • Chảy máu trong đường tiết niệu
  • Thiếu máu tán huyết
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan, chẳng hạn như viêm gan hoặc xơ gan
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin, một nhóm các bệnh di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến hemoglobin (huyết sắc tố) – loại protein vận chuyển oxy trong máu
  • Ung thư
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Mất nước nghiêm trọng

Thuốc khiến nước tiểu có màu nâu

Các loại thuốc và thực phẩm chức năng có thể làm cho nước tiểu sẫm màu gồm có:

  • Thuốc trị sốt rét như chloroquine và primaquine
  • Thuốc kháng khuẩn như furazolidone, metronidazole và nitrofurantoin
  • Chế phẩm bổ sung sắt
  • Thuốc nhuận tràng có chứa cascara hoặc senna
  • Levodopa – loại thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh parkinson

Ngoài ra, tổn thương cơ do tập thể dục cường độ cao, chấn thương hoặc chất hóa học có thể dẫn đến tiêu cơ vân. Tình trạng này làm giải phóng các thành phần của tế bào cơ vân vào máu như myoglobin. Myoglobin khiến nước tiểu chuyển sang màu nâu hoặc hồng.

Nếu nhận thấy nước tiểu có màu nâu sau khi tập thể dục thì hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

Cần làm gì khi nước tiểu chuyển màu nâu?

Nếu nhận thấy nước tiểu sẫm màu và nguyên nhân có thể do mất nước thì hãy uống nhiều nước. Nếu không phải do mất nước thì hãy nhớ lại xem có ăn loại thực phẩm nào làm thay đổi màu nước tiểu hay không. Nếu không phải do các nguyên nhân này thì hãy chú ý xem còn có triệu chứng bất thường nào khác hay không.

Ví dụ, nếu nước tiểu có màu nâu sẫm và da hoặc tròng trắng mắt chuyển màu vàng thì hãy đi khám càng sớm càng tốt. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh gan.

Bạn sẽ phải làm xét nghiệm nước tiểu để xác định nguyên nhân làm thay đổi màu nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp đánh giá chức năng lọc máu của thận và phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bạn cũng có thể phải làm xét nghiệm máu. Nếu nguyên nhân khiến nước tiểu có màu nâu là do thực phẩm hoặc mất nước thì chỉ cần uống nhiều nước và điều chỉnh chế độ ăn uống. Nếu do thuốc thì nên báo cho bác sĩ để được tư vấn. Còn nếu nguyên nhân là do một vấn đề sức khỏe thì sẽ phải điều trị để màu nước tiểu trở về bình thường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tại sao, nước tiểu
Tin liên quan
Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện những vấn đề nào?
Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện những vấn đề nào?

Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm giúp phát hiện hoặc theo dõi các vấn đề sức khỏe biểu hiện qua nước tiểu.

Tỷ trọng nước tiểu là gì?
Tỷ trọng nước tiểu là gì?

Chức năng chính của thận là lọc máu và duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể. Xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu là một cách nhanh chóng để đánh giá hoạt động của thận. Xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu có thể giúp phát hiện nhiều vấn đề như mất nước hoặc thừa nước, suy tim, đái tháo nhạt, suy thận và nhiễm trùng thận.

Đo lượng nước tiểu 24 giờ được thực hiện như thế nào?
Đo lượng nước tiểu 24 giờ được thực hiện như thế nào?

Đo lượng nước tiểu 24 giờ là phương pháp đo thể tích nước tiểu mà cơ thể tạo ra trong vòng một ngày và phân tích những gì có trong nước tiểu. Đó là một quy trình không xâm lấn và cách thực hiện rất đơn giản nhưng có thể giúp chẩn đoán các vấn đề về chức năng thận.

Xét nghiệm nồng độ nước tiểu cho biết điều gì?
Xét nghiệm nồng độ nước tiểu cho biết điều gì?

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm nồng độ nước tiểu nếu lượng tiểu quá nhiều hoặc quá ít. Xét nghiệm này giúp xác định các vấn đề về thận.

Cục máu đông dài trong nước tiểu là biểu hiện của bệnh gì?
Cục máu đông dài trong nước tiểu là biểu hiện của bệnh gì?

Nếu ở trong niệu quản hoặc niệu đạo đủ lâu, máu sẽ đông lại và đi ra ngoài theo nước tiểu ở dạng sợi dài. Tuy nhiên, điều này rất hiếm gặp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây