Sự khác nhau giữa đột quỵ và nhồi máu cơ tim
Một triệu chứng phổ biến của đột quỵ là đột ngột đau đầu dữ dội. Trong khi đó, nhồi máu cơ tim thường gây đau ngực.
Nếu bạn cho rằng bản thân hoặc một người nào đó đang bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay. Cho dù là nhồi máu cơ tim hay đột quỵ thì cũng cần can thiệp điều trị kịp thời để cứu tính mạng người bệnh. Các bác sĩ sẽ xác định chính xác vấn đề và từ đó tiến hành biện pháp điều trị thích hợp.
Triệu chứng nhồi máu cơ tim và đột quỵ
Các triệu chứng của cơn nhồi máu cơ tim và đột quỵ đều xuất hiện nhanh chóng và không có dấu hiệu cảnh báo trước. Các triệu chứng thường gặp gồm có:
Triệu chứng nhồi máu cơ tim | Triệu chứng đột quỵ |
Cảm giác khó chịu ở ngực, giống như bị chèn ép, bóp chặt, tức hoặc đau ngực | Xệ hoặc liệt nửa mặt |
Cảm giác khó chịu ở phần thân trên, thường là ở cánh tay, lưng trên, bụng hoặc cổ |
Yếu cơ cánh tay, thường xảy ra ở một cánh tay |
Hụt hơi | Khó nói hoặc khó hiểu lời nói của người khác |
Đổ mồ hôi lạnh | Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân |
Chóng mặt | Thay đổi thị lực |
Buồn nôn hoặc nôn mửa | Đi lại khó khăn |
Các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ và nhồi máu cơ tim, tuổi tác, giới tính và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ đều là vấn đề cần được điều trị khẩn cấp. Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bản thân hoặc người xung quanh có những dấu hiệu đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
Triệu chứng đột quỵ và nhồi máu cơ tim ở phụ nữ
Ngoài những triệu chứng kể trên, khi bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, phụ nữ có thể sẽ gặp phải thêm một số triệu chứng khác. Các triệu chứng này có thể chỉ rất nhẹ hoặc thoáng qua và do đó nhiều người không để ý đến, dẫn đến chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị.
Các triệu chứng của đột quỵ và nhồi máu cơ tim ở phụ nữ gồm có:
Triệu chứng nhồi máu cơ tim:
- Khó thở, có thể có hoặc không kèm theo cảm giác khó chịu ở ngực
- Đau lưng hoặc đau hàm
- Chóng mặt, choáng váng hoặc ngất
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
Triệu chứng đột quỵ
- Mệt mỏi, không có sức lực
- Mất phương hướng, lú lẫn hoặc suy giảm trí nhớ
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim có chung nhiều yếu tố nguy cơ, gồm có:
- Hút thuốc
- Cholesterol cao hoặc xơ vữa động mạch
- Cao huyết áp, khiến cho thành mạch máu dần trở nên suy yếu và cản trở sự lưu thông máu
- Tuổi cao
- Tiền sử gia đình
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ đột quỵ:
- Rối loạn nhịp tim, chẳng hạn như rung nhĩ vì nhịp tim bất thường sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông
- Đã từng bị đột quỵ hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua
- Bị đau nửa đầu aura
- Sử dụng thuốc tránh thai chứa estrogen hoặc liệu pháp hormone
- Bệnh tiểu đường không được kiểm soát
- Mang thai
- Mắc một số bệnh nhất định, chẳng hạn như COVID-19
Hồi phục sau đột quỵ và nhồi máu cơ tim
Khả năng hồi phục sau đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ và nhồi máu cơ tim cũng như thời điểm bắt đầu được điều trị.
Nhiều người gặp phải khó khăn khi đi lại hoặc nói chuyện trong suốt một thời gian dài sau đột quỵ. Nếu não bị tổn thương nghiêm trọng, các chức năng sẽ vĩnh viễn không thể phục hồi và người bệnh sẽ phải sống với biến chứng suốt phần đời còn lại. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn.
Sau cơn nhồi máu cơ tim, thực hiện những điều sau đây sẽ giúp người bệnh sớm trở về cuộc sống bình thường và giảm nguy cơ biến chứng:
- Tuân thủ khuyến nghị của bác sĩ
- Phục hồi chức năng tim mạch
- Duy trì chế độ ăn và những thói quan tốt cho tim mạch
Tóm tắt bài viết
Nhồi máu cơ tim thường gây đau và khó chịu ở ngực. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác tùy theo mức độ nghiêm trọng của cơn nhồi máu cơ tim.
Đột quỵ thường gây ra các triệu chứng như xệ mặt, yếu cơ ở một bên cơ thể, nói năng khó khăn và đau đầu dữ dội.
Nhồi máu cơ tim và đột quỵ có chung một số yếu tố nguy cơ nhưng mỗi tình trạng cũng có những yếu tố nguy cơ riêng. Cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ đều là những vấn đề rất nguy hiểm cần điều trị khẩn cấp để giảm nguy cơ tử vong và tàn tật.
Những người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, đặc biệt là trẻ em, có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn, nhất là đột quỵ thầm lặng, loại đột quỵ không có triệu chứng rõ rệt.
Những người bị đau nửa đầu aura có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn. Một số triệu chứng của đau nửa đầu aura giống với dấu hiệu của cơn đột quỵ, vì vậy nên biết được những điểm khác biệt giữa hai tình trạng này là điều rất quan trọng.
Đột quỵ lỗ khuyết có thể đe dọa tính mạng. Tuổi cao, tiền sử gia đình, hút thuốc và một số yếu tố về lối sống có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lỗ khuyết. Tập thể dục thường xuyên là một cách để giảm nguy cơ bị loại đột quỵ này.
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Những người bị rung nhĩ có thể cần dùng thuốc làm loãng máu để giảm nguy cơ.
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi sự lưu thông máu đến cơ tim đột ngột giảm mạnh, trong khi đột quỵ xảy ra do sự gián đoạn lưu thông máu đến não. Mặc dù nhồi máu cơ tim và đột quỵ có một số triệu chứng tương tự nhau nhưng cũng có những triệu chứng khác nhau.