1

Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý ở trẻ em - Bộ y tế 2015 

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG 

  • Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý là một nhóm những triệu chứng về hành vi bao gồm những biểu hiện giảm tập trung chú ý, tăng hoạt động quá mức, xung động thiếu kiềm chế, khởi phát trước 7 tuổi và có xu hướng tiến triển kéo dài. Rối loạn này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và mối quan hệ xã hội của trẻ với những người xung quanh.
  • Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý gặp ở 2-10% trẻ em lứa tuổi tiểu học, trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái.

2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

2.1. Nguyên nhân

  •  Do tổn thương não.
  •  Yếu tố di truyền.
  •  Yếu tố môi trường sống bất lợi như gia đình sống chật chội đông người, cách giáo dục trẻ không đúng.

2.2. Bệnh sinh:

Có một số giả thuyết như sau:

  •  Rối loạn sinh hóa não: một số nghiên cứu nhận thấy có sự giảm hấp thu glucose trong não ở người bị tăng động giảm chú ý.
  •  Bất thường về cấu trúc não: Nghiên cứu cho thấy trẻ tăng động giảm chú ý có sự bất thường về mối liên hệ giữa thùy trán, thùy thái dương, nhân đuôi và tiểu não.

3. YẾU TỐ THUẬN LỢI

  •  Môi trường sống không ổn định, ồn ào, đông đúc.
  •  Gia đình ít quan tâm giáo dục trẻ, cách dạy không thống nhất, phương pháp dạy chưa đúng: nặng về trừng phạt hoặc quá chiều chuộng trẻ, xem TV, chơi điện tử nhiều.

4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM

- Triệu chứng lâm sàng

(1) Các dấu hiệu giảm tập trung chú ý có 9 dấu hiệu thường gặp:

  •  Không chú ý vào chi tiết hoặc mắc lỗi cẩu thả với công việc được giao.
  •  Khó khăn khi phải duy trì chú ý vào nhiệm vụ/hoạt động.
  •  Dường như không chú ý nghe khi hội thoại.
  •  Không tuân theo hướng dẫn và không hoàn thành nhiệm vụ/bài vở. (không phải do chống đối hoặc không hiểu).
  •  Khó khăn trong tổ chức nhiệm vụ/hoạt động.
  •  Né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia các công việc đòi hỏi sự nỗ lực trí tuệ.
  •  Mất những đồ dùng cần thiết trong công việc/học tập.
  •  Dễ bị sao nhãng bởi những kích thích bên ngoài.
  •  Đãng trí trong các hoạt động hàng ngày.

(2) Các dấu hiệu tăng hoạt động, thiếu kiềm chế: có 9 dấu hiệu chính:

Có 6 dấu hiệu tăng hoạt động:

  •  Cựa quậy chân tay hoặc vặn vẹo, ngồi không yên.
  •  Ra khỏi chỗ ngồi ở những nơi cần phải ngồi yên.
  •  Chạy hoặc leo trèo quá mức ở những nơi cần phải ngồi yên.
  •  Khó khăn khi chơi hoặc tham gia vào các hoạt động tĩnh.
  •  Hoạt động luôn chân luôn tay hoặc hành động như thể được “gắn động cơ”.
  •  Nói quá nhiều.

Có 3 dấu hiệu của sự xung động thiếu kiềm chế:

  •  Bột phát trả lời khi người khi người khác chưa hỏi xong.
  •  Khó khăn khi chờ đợi đến lượt mình.
  •  Ngắt quãng hoặc chen ngang vào công việc/cuộc hội thoại của người khác.

4.2. Xét nghiệm:

  •  Trắc nghiệm tâm lý đánh giá khả năng trí tuệ (chỉ số IQ) cho trẻ trên 6 tuổi thông qua test Raven, Gille, vẽ hình người, WISC; đối với trẻ dưới 6 tuổi đánh giá sự phát triển tâm vận động bằng test Denver II, Baley.
  •  Trắc nghiệm tâm lý đánh giá hành vi cảm xúc của trẻ bằng bảng liệt kê hành vi của trẻ em Achenbach (CBCL), thang tăng động giảm chú ý của Vanderbilt. Thang Vanderbilt gồm có 4 phần để đánh giá mức độ giảm chú ý, tăng động xung động, rối loạn hành vi chống đối và cảm xúc, với phiên bản dành cho giáo viên và cha mẹ. Một số trẻ lớn có thể làm thêm test tâm lý khác để đánh giá các rối loạn hành vi- cảm xúc đi kèm.
  •  Các xét nghiệm sinh học khi trẻ có các triệu chứng thực thể.

5. CHẨN ĐOÁN VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

5.1. Chẩn đoán xác định:

- Trẻ cần được khám xét toàn diện, hỏi tiền sử bệnh sử để tìm hiểu nguyên nhân và quá trình diễn biến và cách ứng phó của gia đình khi nhận thấy trẻ bị tăng động giảm chú ý. Cần quan sát hành vi của trẻ ở một số hoàn cảnh khác nhau như khi trẻ chơi, cách trẻ hoạt động.

- Chẩn đoán xác định dựa theo tiêu chuẩn của ICD- X kết hợp với DSM-IV: trẻ phải có ít nhất là 6 dấu hiệu của giảm chú ý và 6 dấu hiệu của tăng động xung động, khởi phát trước 7 tuổi, thời gian bị rối loạn kéo dài trước đó ít nhất là 6 tháng và các dấu hiệu phải xảy ra trong 2 hoặc trên 2 hoàn cảnh, địa điểm khác nhau (ở nhà, ở trường...).

- Có một số rối loạn khác thường đi kèm với tăng động giảm chú ý là: rối loạn chống đối, rối loạn tic, rối loạn hành vi cảm xúc, khó khăn về đọc, về viết, tật chứng về nói, nghiện chơi điện tử.

- Phân loại bệnh:

  •  Thể tăng động xung động chiếm ưu thế.
  •  Thể giảm chú ý chiếm ưu thế.
  •  Thể kết hợp: trẻ có cả tăng hoạt động và giảm tập trung chú ý.

5.2. Chẩn đoán phân biệt:

Rối loạn thách thức chống đối, rối loạn phát triển lan tỏa, khó khăn về học, động kinh thái dương, động kinh cơn vắng ý thức, rối loạn stress sau sang chấn, chậm phát triển, lo âu, trầm cảm, giảm thính lực, một số bệnh lý cơ thể ảnh hưởng tới chức năng não.

6. ĐIỀU TRỊ

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn với gia đình và nhà trường.

6.1 Liệu pháp hóa dược:

Điều trị kết hợp thuốc với liệu pháp tâm lý đối với những trẻ quá tăng hoạt động.

  •  Thuốc sử dụng ưu tiên theo thứ tự: kích thích hệ thần kinh trung ương: Amphetamine, Methylphenidate (Concerta, Ritalin...) là những thuốc lựa chọn ưu tiên cho những trường hợp có biểu hiện kém tập trung; Atomoxetin, guanfacine, clonidin tác dụng kéo dài ít có tác dụng cải thiện khả năng tập trung, chủ yếu nhằm giảm các hành vi tăng động. Có thể dùng phối hợp với thuốc kích thích thần kinh.
  •  Nhóm Norepinephrine Reuptake Inhibitor: Atomoxetin
  •  An thần kinh: Risperidone liều thấp (0,05 – 0,1 mg/kg/24h).
  •  Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Amitriptilin.
  •  Clonidin liều thấp.
  •  Các vitamin và một số yếu tố vi lượng: Chưa có chứng cứ.

6.2. Liệu pháp tâm lý:

- Liệu pháp hành vi nhận thức:

  •  Giải thích cho trẻ hiểu việc cần làm, chia nhỏ các bước của nhiệm vụ và hướng dẫn trẻ cách làm.
  •  Khen thưởng khi trẻ tiến bộ để củng cố hành vi tốt.
  •  Lắng nghe trẻ giải thích lý do và chỉ cho trẻ biết trẻ đã sai ở chỗ nào và tìm cách khắc phục.
  •  Những hành vi sai vẫn tái phạm cần nghiêm khắc hơn với trẻ như phạt bằng thời gian tách biệt, không được hưởng quyền lợi.
  •  Cha mẹ cần có thái độ mềm mỏng nhẹ nhàng nhưng kiên quyết. Tránh đánh mắng trừng phạt trẻ sẽ làm cho rối loạn nặng thêm.

- Huấn luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội.

- Tư vấn gia đình.

- Các bài tập tâm vận động nhằm giúp trẻ lập kế hoạch vận động phù hợp.

- Chơi trị liệu phù hợp giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, tập luyện tính kiên trì, học cách tổ chức và ứng xử với bạn trong khi chơi. Đi bộ, tập thư giãn giúp trẻ giảm mức độ tăng hoạt động.

- Trị liệu nhóm.

7. TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG

  • Những trẻ tăng động giảm chú ý có tiên lượng tốt hơn nếu không có các rối loạn khác, gia đình có nhận thức tốt về rối loạn này. Tuân thủ điều trị, không có khó khăn về học đi kèm, IQ>70.
  • Nếu trẻ không được quan tâm đúng mức và can thiệp sớm, đến tuổi vị thành niên vấn đề trở nên rất khó khăn do trẻ thất bại trong học tập, rối loạn các mối quan hệ với bạn bè và người xung quanh, trẻ kém tự tin, mặc cảm hoặc nhiễm các thói hư tật xấu, nghiện hút, đua xe, hành vi chống đối xã hội.
  • Có trên 30% trẻ vẫn có các triệu chứng tăng động giảm chú ý ở tuổi trưởng thành, có nhiều khó khăn trong học tập, dễ xung đột với người xung quanh. Do vậy việc phát hiện, điều trị và can thiệp sớm rối loạn này là rất cần thiết.

8. PHÒNG BỆNH

  •  Mẹ có thai không được hút thuốc, uống rượu, giữ gìn sức khỏe.
  •  An toàn thai sản.
  •  Môi trường sống an toàn, ổn định, tránh nhiễm độc nhiễm trùng.
  •  Luôn quan tâm dạy dỗ trẻ phù hợp theo lứa tuổi.
  •  Kiểm tra sự phát triển tâm lý của trẻ, nếu thấy trẻ hiếu động nên cho đi khám và đánh giá tâm lý.

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tăng áp lực động mạch phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tăng Lactate máu trong các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Glôcôm góc đóng nguyên phát - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)?
Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)?

Nhiều người nghĩ rằng chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (attention-deficit/hyperactivity disorder – ADHD) chỉ xảy ra ở trẻ em nhưng trên thực tế, chứng rối loạn này cũng có thể xảy ra ở cả người lớn. Triệu chứng ADHD ở người lớn có thể thay đổi theo thời gian. Ở một số phụ nữ bị ADHD, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khi bước vào thời kỳ mãn kinh.

Các tư thế ngủ giúp giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt vào ban đêm
Các tư thế ngủ giúp giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt vào ban đêm

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - bàng quang tăng hoạt) là một nhóm các triệu chứng về tiết niệu, trong đó nổi bật nhất là tiểu gấp – tình trạng đột ngột buồn tiểu dữ dội. Đây là một vấn đề phổ biến. Ước tính có khoảng 16% dân số thế giới bị bàng quang tăng hoạt, tỷ lệ mắc ở nam giới và nữ giới là tương đương nhau.

Mối liên hệ giữa bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương
Mối liên hệ giữa bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương

Bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương thường xảy ra cùng nhau. Hai vấn đề này có chung một số nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và nghiên cứu cho thấy cả hai có mối liên hệ với nhau.

Giảm cân có thể điều trị rối loạn cương dương?
Giảm cân có thể điều trị rối loạn cương dương?

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý và vấn đề sức khỏe, gồm có cả rối loạn cương dương.

Tác dụng bất ngờ từ tập luyện: Các hoạt động đốt cháy calo hàng ngày
Tác dụng bất ngờ từ tập luyện: Các hoạt động đốt cháy calo hàng ngày

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình lại thở hổn hển sau khi lau nhà không? Đó là bởi vì bạn đang đốt cháy khoảng 230 calo trong một giờ!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1252 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ cho em xin lời khuyên về bệnh tăng động ở trẻ em
  •  4 năm trước
  •  0 trả lời
  •  972 lượt xem

Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ

Tăng sức cản động mạch tử cung là gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4752 lượt xem

Năm nay em 24 tuổi, mang thai lần đầu, 12 tuần. Em đi siêu âm độ mờ vai gáy là 1.5mm. Siêu âm động mạch tử cung là PI: 2.22 và RI: 0.85 - Kết luận: tăng sức cản động mạch tử cung. Bs cho toa Aspirin 81mg (mỗi sáng uống 1 viên). Em không biết đây là bệnh gì và thuốc Aspirin này có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Ngoài tích cực cho bé bú mẹ, giữ vệ sinh sạch sẽ, hạn chế đến nơi đông người thì cần làm gì để trẻ 3 tháng tăng sức đề kháng?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  627 lượt xem

Bé trai nhà em sinh thường nặng 3,5kg. Hiện bé đã được 3 tháng, mọi thứ đều bình thường. Tuy nhiên, vì em ít sữa nên em buộc phải cho bé bú mẹ kèm thêm sữa ngoài là Nan supreme. Em vẫn ưu tiên cho bé bú mẹ là chính để bé có sức đề kháng từ sữa mẹ. Em nghe nói trẻ khi được 3 - 6 tháng tuổi là sức đề kháng cũng yếu dần, dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài việc hạn chế cho bé đến nơi đông người, vệ sinh sạch sẽ bé và không gian sinh sống, tích cực cho bé bú nhiều sữa mẹ thì em cần làm gì để tăng sức đề kháng cho bé, hạn chế bệnh dịch ạ?

Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  17375 lượt xem

Vợ tôi đang mang thai ở tuần 36, đi siêu âm Doppler màu, bs kết luận: Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao - Có nguy hiểm không ạ? Mong bs tư vấn thêm cho tôi biết ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây