1

Quy trình truyền cyclophosphamid - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

1. CHỈ ĐỊNH CỦA CYCLOPHOSPHAMID TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

  •  Viêm da cơ, viêm đa cơ tự miễn: Có tổn thương phổi kẽ, hoặc có viêm mạch nặng, hoặc đáp ứng kém với corticoid phối hợp với methotrexat.
  •  Lupus ban đỏ có viêm cầu thận tiến triển, hội chứng thận hư... không đáp ứng với corticoid.
  •  Viêm mạch hệ thống mức độ nặng.
  •  Viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì toàn thể, viêm khớp vẩy nến đáp ứng kém với các thuốc điều trị cơ bản thông thường...

2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA CYCLOPHOSPHAMID

  •  Quá mẫn với thành phần của thuốc.
  •  Suy tủy trầm trọng.
  •  Viêm bàng quang.
  •  Tắc nghẽn niệu đạo.
  •  Phụ nữ có thai hoặc cho con bú (cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và tác hại).

3. LIỀU CYCLOPHOSPHAMID

- Trong các chỉ định nêu trên, với bệnh nhân chức năng gan thận bình thường, liều truyền tĩnh mạch cyclophosphamid là 10 - 15mg/kg cân nặng (một bệnh nhân 50kg thường chỉ định liều 700mg cyclophosphamid mỗi lần truyền).

- Nhằm tránh biến chứng chảy máu bàng quang do cyclophosphamid gây nên, cần truyền thêm natri 2 - mercapto ethan sulfonat. Liều mesna thông thường bằng 60-100% liều cyclophosphamid. Ngoài ra cần truyền dịch để tránh các tác dụng không mong muốn.

- Thông thường, phác đồ bao gồm 6 liều, truyền tĩnh mạch mỗi 4 tuần/1 liều, sau đó cứ mỗi 3 tháng truyền nhắc lại một liều cyclophosphamid (10- 15mg/kg cân nặng) như đã nêu ở trên.

* Quy trình cụ thể mỗi lần theo hướng dẫn dưới đây.

 - Quy trình truyền cyclophosphamid liều 700mg/lần

+ Ngày thứ nhất: Truyền tĩnh mạch các thuốc theo thứ tự sau (tốc độ XX giọt/phút)

  • Natri 2 - mercapto ethan sulfonat 400mg pha với 500ml glucose 5%
  • Cyclophosphamid 200mg pha với 500ml glucose 5%
  • Cyclophosphamid 500mg pha với 500ml glucose 5%
  • Natri 2 - mercapto ethan sulfonat 400mg pha với 500ml glucose 5%
  • Natriclorua 0,9% 500ml x 3 chai. Pha vào mỗi chai 3 ống kali clorua 0,5g

+ Ngày thứ hai và thứ ba: mỗi ngày truyền 2000ml các dịch sau:

  • 1000ml glucose 5% và 1000ml natriclorua 0,9%. Pha 4 ống kali chlorua 0,5g vào mỗi chai 1000ml, truyền tĩnh mạch XX giọt/phút.

+ Chú ý: trước hết cần hòa tan cyclophosphamid bằng 10ml nước cất (không dùng nước muối sinh lý), rồi mới bơm vào chai 500ml glucose 5%.

- Theo dõi và xử trí:

  •  Cần theo dõi tế bào máu ngoại biên, điện giải đồ: Sau truyền lần đầu 3-5 ngày (nếu xuất hiện bạch cầu máu giảm dưới 3000/mm3, cần theo dõi hàng ngày hoặc mỗi hai ngày); mỗi hai tuần nếu điều trị lâu dài.
  •  Tình trạng viêm, chảy máu, ung thư bàng quang: tiểu buốt rắt, tiểu đỏ. Trường hợp có đái máu đại thể, cần ngừng truyền cyclophosphamid) và truyền nốt liều Mesna và dịch.
  •  Nhằm tránh rụng tóc, nên chườm nước đá lạnh lên đầu trong khi truyền cyclophosphamid.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Quy trình truyền acid zoledronic - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Huyết học - Truyền máu - Miễn Dịch - Di truyền - Sinh học phân tử
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Huyết học - Truyền máu -
Miễn Dịch - Di truyền - Sinh học phân tử

Lập trình máy tạo nhịp tim - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Ghi điện cơ đo tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác của dây thần kinh ngoại biên chi trên - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Ghi điện cơ đo tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác của dây thần kinh ngoại biên chi dưới - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Xét nghiệm sàng lọc các rối loạn di truyền
Xét nghiệm sàng lọc các rối loạn di truyền

Sàng lọc là một xét nghiệm được thực hiện để xem bạn hoặc bạn tình có mang đột biến di truyền có thể gây rối loạn di truyền nghiêm trọng ở em bé hay không

Quá trình thụ thai - cách mà em bé được tạo ra
Quá trình thụ thai - cách mà em bé được tạo ra

Chắc chắn, bạn biết những điều cơ bản về cách em bé được sinh ra - một người nam và người nữ có quan hệ tình dục và chín tháng sau đó, một đứa trẻ đáng yêu được sinh ra. Nhưng thực sự có nhiều hơn thế.

Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Viêm da cơ địa có di truyền không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1232 lượt xem

Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.

Căng thẳng stress có gây trở ngại cho quá trình thụ thai hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1440 lượt xem

- Bác sĩ ơi, căng thẳng stress có gây trở ngại cho quá trình thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền trong gia đình không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  845 lượt xem

- Bác sĩ cho hỏi, các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền từ bố mẹ sang con không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Chương trình luyện tập có thể tiếp tục trong thời kỳ mang thai là gì?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  857 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có thể tiếp tục chương trình luyện tập của mình với những môn thể thao nào trong thời kỳ mang thai? Bác sĩ hãy cho tôi một số gợi ý nhé, cảm ơn bác sĩ!

Trẻ bú trực tiếp sữa của người khác thì có bị lây bệnh truyền nhiễm của người đó không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  705 lượt xem

Vợ em sinh mổ 1 bé trai và 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ. Khi sinh ra vì mẹ không đủ sữa nên nhà em sốt ruột đã cho 2 bé bú sữa trực tiếp của 1 chị cùng phòng sanh. Nếu chị kia bị bệnh truyền nhiễm thì hai bé nhà em có bị lây không ạ? Và khi nào thì các bé có thể làm xét nghiệm để biết bé có bị bệnh truyền nhiễm gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây