Lập trình máy tạo nhịp tim - Bộ y tế 2014
I. ĐẠI CƯƠNG
Người bệnh sau khi được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, cần phải được theo dõi và thiết lập chương trình hoạt động cho máy tạo nhịp định kỳ sao cho hoạt động của máy tạo nhịp tim được tối ưu phù hợp với từng người bệnh và hoàn cảnh bệnh lý.
II. CHỈ ĐỊNH
Tất cả các người bệnh được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- 01 bác sĩ tim mạch chuyên sâu về rối loạn nhịp tim và tạo nhịp tim.
- 01 kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng nội khoa.
2. Phương tiện
- Máy chương trình phù hợp với từng loại máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.
- Điện cực dán: 05 chiếc.
- Máy ghi điện tâm đồ.
- Giường bệnh: 01 chiếc.
3. Người bệnh
Giải thích cho người bệnh mục đích của việc lập trình máy tạo nhịp tim và người bệnh đồng ý thực hiện quy trình này.
4. Hồ sơ bệnh án
Hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Người bệnh nằm nghỉ yên tĩnh trên giường bệnh và được lắp các điện cực theo dõi nhịp tim.
- Sử dụng máy chương trình phù hợp với máy tạo nhịp tim vĩnh viễn để tái lập chương trình cho máy.
- Ghi điện tâm đồ trước và sau khi lập trình máy tạo nhịp tim.
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
- Hoạt động của máy tạo nhịp ổn định với các thông số phù hợp với từng người bệnh.
- Thời gian hoạt động còn lại của máy tạo nhịp tim và lần kiểm tra định kỳ tiếp theo.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Trong quá trình lập trình máy tạo nhịp tim, có thể có một số biến chứng như: nhịp tim chậm, ngừng tim, rung thất,... lúc đó cần phải kích hoạt ngay chế độ hoạt động cấp cứu của máy tạo nhịp tim và máy phá rung tự động.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014
Chắc chắn, bạn biết những điều cơ bản về cách em bé được sinh ra - một người nam và người nữ có quan hệ tình dục và chín tháng sau đó, một đứa trẻ đáng yêu được sinh ra. Nhưng thực sự có nhiều hơn thế.
Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.
Bệnh giang mai có thể lây truyền qua em bé trong suốt thời kỳ mang thai hoặc do tiếp xúc mụn loét trong khi sinh.
Chả mấy người khuyên phụ nữ mang thai nên “nghỉ ngơi trên giường (Bedrest)”. Nhưng việc bị gò bó ở nhà hoặc tệ hơn là ở một bệnh viện để tránh chuyển dạ sớm hoặc kiểm soát huyết áp cao là tình trạng phổ biến đến mức đáng ngạc nhiên.
- 1 trả lời
- 1440 lượt xem
- Bác sĩ ơi, căng thẳng stress có gây trở ngại cho quá trình thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 857 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi có thể tiếp tục chương trình luyện tập của mình với những môn thể thao nào trong thời kỳ mang thai? Bác sĩ hãy cho tôi một số gợi ý nhé, cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1169 lượt xem
Chồng em đang uống thuốc chống đông máu, gồm: sintrom, daflon, strolin. Vậy, trong thời gian này, bọn em có thể quan hệ để thụ thai được không ạ?
- 1 trả lời
- 1513 lượt xem
Em và bạn trai có quan hệ với nhau, nhưng chưa bị rách màng trinh. Bạn trai em xuất tinh bên ngoài. Như thế, liệu em có mang thai không ạ?
- 1 trả lời
- 586 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi: trong suốt quá trình mang thai, có bắt buộc phải tiêm ngừa uốn ván hay không? Hiện giờ tôi được 33,5 tuần, có hỏi ý kiến bác sỹ khám về việc tiêm ngừa, nhưng bác sĩ nói không cần do hiện giờ dụng cụ y tế an toàn.