1

Phytoestrogen có những lợi ích gì?

Phytoestrogen là nhóm hợp chất có tự nhiên trong một số loài thực vật, bao gồm cả những loại rau củ quả mà chúng ta vẫn thường ăn hàng ngày. Các hợp chất này hoạt động giống như hormone estrogen trong cơ thể.
Phytoestrogen có những lợi ích gì? Phytoestrogen có những lợi ích gì?

“Phyto” là từ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “thực vật”. Estrogen là nội tiết tố nữ có vai trò điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, hoạt động của hệ sinh dục và nhiều chức năng quan trọng khác trong cơ thể. Phytoestrogen mặc dù có nguồn gốc từ thực vật nhưng lại hoạt động giống như hormone estrogen trong cơ thể con người.

Cơ thể chúng ta cũng phản ứng với phytoestrogen giống như phản ứng với estrogen tự nhiên. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu xem phytoestrogen mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe và những loại thực phẩm nào chứa phytoestrogen.

Các lợi ích của phytoestrogen

Vì phytoestrogen có trong thực vật nên chế độ ăn có nhiều rau củ quả sẽ cung cấp lượng lớn phytoestrogen. Một trong những loại thực phẩm có hàm lượng phytoestrogen cao nhất là đậu nành.

Phytoestrogen giống như một dạng liệu pháp hormone thay thế hay liệu pháp estrogen tự nhiên.

Vì phytoestrogen mô phỏng hormone estrogen nên các hợp chất này thực hiện một số chức năng tương tự như estrogen khi vào trong cơ thể. Dưới đây là những lợi ích chính của phytoestrogen.

Làm giảm triệu chứng mãn kinh

Tiền mãn kinh là một giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc đời người phụ nữ, thường bắt đầu vào cuối độ tuổi 40. Trong khoảng thời gian này, chức năng buồng trứng suy giảm và sản xuất ít estrogen cùng progesterone hơn.

Sau 12 tháng liên tiếp không có kinh nguyệt, giai đoạn tiền mãn kinh kết thúc và chuyển sang mãn kinh.

Sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn tiền mãn kinh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, gồm có bốc hỏa, đổ nhiều mồ hôi, thay đổi tâm trạng, cảm xúc và giảm ham muốn tình dục. Những triệu chứng này có thể tiếp tục kéo dài sau khi mãn kinh.

Một tổng quan nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy phytoestrogen giúp làm giảm đáng kể các cơn bốc hỏa. Một nghiên cứu khác cũng đã tìm thấy lợi ích của phytoestrogen đối với tình trạng bốc hỏa và các triệu chứng tiền mãn kinh khác. (1)

Phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ

Nghiên cứu cho thấy phytoestrogen có thể giúp ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ lớn tuổi. (2) Hormone estrogen tự nhiên có vai trò duy trì mật độ khoáng chất trong xương và giữ cho xương chắc khỏe. Khi phụ nữ có tuổi, nồng độ estrogen thấp sẽ làm giảm mật độ xương và làm tăng nguy cơ loãng xương.

Vì hoạt động giống như hormone estrogen nên phytoestrogen có thể giúp làm giảm nguy cơ loãng xương. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm trước khi phytoestrogen được coi là một phương pháp phòng ngừa loãng xương.

Giảm các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt

Nồng độ estrogen thấp tại một số thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu. Thay thế lượng estrogen bị sụt giảm (bằng cách uống estrogen hoặc bổ sung phytoestrogen) có thể làm giảm các triệu chứng này. Phytoestrogen còn có thể giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh những lợi ích này của phytoestrogen.

Trị mụn trứng cá

Mụn trứng cá có thể hình thành do nồng độ androgen cao. Hormoen estrogen chống lại androgen và có thể giúp giảm mụn trứng cá. Vì phytoestrogen hoạt động tương tự như estrogen nên cũng được cho là có thể giúp trị hoặc ngăn ngừa mụn trứng cá ở phụ nữ.

Điều này đã được chứng minh trong một số nghiên cứu nhưng vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa.

Tác hại của phytoestrogen

Cũng giống như các chất dinh dưỡng, tốt nhất bạn nên bổ sung phytoestrogen từ các loại thực phẩm tự nhiên.

Trong những năm gần đây, nhiều người e ngại sử dụng estrogen tổng hợp do những tác dụng phụ tiêu cực, gồm có tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, ung thư và rối loạn sinh sản.

Trong các nghiên cứu, phytoestrogen có nguồn gốc từ thực vật không gây ra những rủi ro này. Một loại thực phẩm chứa nhiều phytoestrogen là đậu nành. Nhóm phytoestrogen chính trong đậu nành là isoflavone.

Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng đậu nành không làm tăng nguy cơ ung thư vú và thậm chí còn có lợi cho những phụ nữ đang bị ung thư vú.

Một nghiên cứu vào năm 2009 kết luận rằng ăn thực phẩm làm từ đậu nành có thể làm giảm nguy cơ tái phát và tử vong do ung thư vú. (3)

Tuy nhiên, hiện có nhiều thông tin không chính xác về tác hại của các loại thực phẩm chứa phytoestrogen, một trong số đó là sự gia tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Trên thực tế, một tổng quan gồm nhiều nghiên cứu vào năm 2020 cho thấy phytoestrogen có thể giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư nội mạc tử cung. (4)

Nhưng cũng chưa có nghiên cứu trên người nào cho thấy phytoestrogen có thể ngăn ngừa u xơ tử cung. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho rằng các loại thực phẩm chức năng hầu như không có tác dụng làm giảm các triệu chứng mãn kinh.

Mặc dù cần thêm bằng chứng nhưng nghiên cứu đã tìm thấy lợi ích cải thiện sức khỏe tim mạch và xương của phytoestrogen.

Một nghiên cứu vào năm 2019 đã đánh giá việc tiêu thụ isoflavone đậu nành ở châu Á. Trước đó đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng người dân châu Á có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và chứng sa sút trí tuệ thấp hơn so với những khu vực khác trên thế giới.

Một nghiên cứu vào năm 2018 trên gần 2.000 người trưởng thành ở khu vực Địa Trung Hải đã tìm thấy mối liên hệ giữa phytoestrogen trong chế độ ăn uống và sự giảm nguy cơ cao huyết áp. Một nghiên cứu khác vào năm 2018 cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 đã giảm ở những phụ nữ tiêu thụ phytoestrogen.

Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu trên người hơn nữa để hiểu rõ về các lợi ích của phytoestrogen. Các nghiên cứu cho đến nay đều chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật chỉ có lợi chứ không gây ra bất kỳ tác hại nào đến sức khỏe.

Không nên dùng thực phẩm chức năng phytoestrogen trừ khi được bác sĩ khuyến nghị. Hàm lượng phytoestrogen trong thực phẩm chức năng khác với thực phẩm tự nhiên và dùng các sản phẩm này có thể gây hại cho sức khỏe.

Các loại thực phẩm và thảo dược chứa phytoestrogen

Phytoestrogen có trong rất nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật và thảo dược. Mỗi loại thực phẩm và thảo dược chứa hàm lượng phytoestrogen khác nhau.

Một số loại thảo dược có hàm lượng phytoestrogen cao và được dùng làm thực phẩm chức năng. Thực phẩm chức năng thường có hàm lượng phytoestrogen cao hơn thực phẩm tự nhiên, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Các loại thực phẩm và thảo dược chứa nhiều phytoestrogen gồm có:

  • Bạch chỉ
  • Thiên ma
  • Bông cải xanh
  • Cà rốt
  • Quả cây trinh nữ châu Âu (chasteberry)
  • Cà phê
  • Đương quy
  • Hoa anh thảo
  • Các loại đậu (đậu phộng, đậu Hà Lan, đậu xanh)
  • Rễ cam thảo
  • Cam
  • Cỏ ba lá đỏ (red clover)
  • Đậu nành và thực phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ, tempeh, miso, sữa đậu nành
  • Trà

Tóm tắt bài viết

Phytoestrogen có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như giảm các triệu chứng mãn kinh, triệu chứng kinh nguyệt và giảm nguy cơ loãng xương. Tốt nhất nên bổ sung phytoestrogen từ các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật thay vì dùng thảo dược và thực phẩm chức năng. Mặc dù phytoestrogen có vẻ an toàn hơn estrogen tổng hợp nhưng dùng thực phẩm chức năng phytoestrogen vẫn tiềm ẩn rủi ro, nhất là khi dùng liều cao hoặc trong thời gian dài. Chế độ ăn đa dạng, cân bằng với các loại thực phẩm chứa phytoestrogen là cách an toàn nhất để bổ sung phytoestrogen. Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật còn mang lại những lợi ích khác cho sức khỏe.

Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thảo dược, thực phẩm chức năng nào chứa phytoestrogen hoặc tăng đáng kể lượng phytoestrogen trong chế độ ăn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nên bổ sung những loại vitamin nào vào thời kỳ tiền mãn kinh?
Nên bổ sung những loại vitamin nào vào thời kỳ tiền mãn kinh?

Ngoài liệu pháp hormone thay thế và một số loại thuốc khác, bổ sung vitamin cũng là một cách để làm giảm các triệu chứng do sự thay đổi nồng độ hormone trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Những ai cần liệu pháp hormone thay thế?
Những ai cần liệu pháp hormone thay thế?

Liệu pháp hormone thay thế thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng mãn kinh phổ biến, ví dụ như bốc hỏa và khô âm đạo...

Tất cả những điều bạn cần biết về thời kỳ mãn kinh
Tất cả những điều bạn cần biết về thời kỳ mãn kinh

Mãn kinh (menopause) chính thức bắt đầu khi bạn không có kinh nguyệt trong hơn 12 tháng liên tục. Ngay trước, trong và sau khi mãn kinh, phụ nữ thường gặp phải các tình trạng như đổ mồ hôi vào ban đêm. Mặc dù không có cách nào ngăn chặn thời kỳ mãn kinh nhưng có nhiều cách để giảm bớt các triệu chứng khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống.

U nang buồng trứng sau mãn kinh: Những điều cần biết
U nang buồng trứng sau mãn kinh: Những điều cần biết

Mặc dù phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ bị u nang buồng trứng thấp hơn so với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhưng chừng nào còn buồng trứng thì vẫn sẽ có nguy cơ bị u nang buồng trứng.

Những điều cần biết về chỉ số FSH và mãn kinh
Những điều cần biết về chỉ số FSH và mãn kinh

FSH (follicle-stimulating hormone hay hormone kích thích nang trứng) là hormone có vai trò hỗ trợ sự sản xuất estrogen và quá trình sinh sản trong cơ thể. Vì FSH điều hòa cả quá trình rụng trứng và sản xuất tinh trùng nên xét nghiệm đo nồng độ FSH trong máu có thể giúp đánh giá khả năng sinh sản của một người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây