1

Phẫu thuật u tuyến yên bằng đường qua xoang bướm - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

U tuyến yên chiếm khoảng 10% các khối u nội sọ, đa phần là các khối u lành tính, phát triển từ thùy trước tuyến yên (khối u thùy sau tuyến yên rất hiếm gặp). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30-40, không có sự khác biệt ở hai giới. Các triệu chứng đưa người bệnh đến viện thường do sự chèn ép của khối u (như đau đầu, buồn nôn, bán manh thái dương, sụp mi...) hoặc do tác động đến hệ thống nội tiết (như rối loạn kinh nguyệt, tiết sữa ở nữ và suy giảm sinh lý ở nam giới, tăng huyết áp, đái tháo nhạt, to đầu chi...). Các triệu chứng lâm sàng trên cùng với kết quả xét nghiệm nội tiết và quan trọng nhất là hình ảnh khối u trên phim cộng hưởng từ là các yếu tố quyết định phương pháp điều trị (phẫu thuật, xạ trị hoặc điều trị nội khoa). Với sự phát triển nhanh chóng của các trang thiết bị hiện đại như hệ thống định vị thần kinh, hệ thống nội soi, kính vi phẫu, phẫu thuật u tuyến yên ngày càng được chỉ định rộng rãi hơn và đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên việc tái khám và xét nghiệm định kỳ để có chỉ định sử dụng thuốc phù hợp vẫn là vô cùng quan trọng đối với tất cả các người bệnh có hay không có chỉ định phẫu thuật.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Khối u nằm chủ yếu trong hố yên hoặc xoang bướm, ít phát triển lên trên.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Đường vào bị hạn chế (như xoang bướm quá hẹp hoặc có bệnh lý ở mũi...).

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:

- Kíp mổ:

  •  03 bác sĩ: 01phẫu thuật viên chính và 02 bác sĩ phụ mổ.
  •  02 Điều dưỡng: 01 điều dưỡng phục vụ dụng cụ cho phẫu thuật viên, 01 điều dưỡng chạy ngoài.

- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.

2. Người bệnh:

  •  Hỏi bệnh, khám bệnh chi tiết, tỉ mỉ. Hồ sơ bệnh án mô tả đầy đủ tiền sử, diễn biến bệnh, có đầy đủ phim chụp (cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính), xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm nội tiết, kết quả khám mắt...
  •  Khám gây mê trước mổ theo quy định.
  •  Được gội đầu sạch sẽ, khí dung trước mổ.

3. Phương tiện:

  • Trang thiết bị để tiến hành gây mê nội khí quản và theo dõi người bệnh trong và sau mổ.
  • Bàn mổ có hệ thống gá đầu Mayfield.
  • Khoan mài, hệ thống định vị thần kinh, hệ thống nội soi hoặc kính vi phẫu, dao hút siêu âm.
  • Bộ dụng cụ vi phẫu thuật và nội soi sọ não.
  • Vật tư tiêu hao: 50 gạc con, 05 gói bông sọ, 05 gói gạc nội soi, 2 sợ chỉ prolene 5/0, 1 sợi chỉ Dafilon 3/0, 1 gói surgicel, 1 gói spongel, 1 gói sáp sọ, 2 meche merocele.
  • Chất liệu cầm máu Floseal, keo sinh học bioglue.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, đầu thẳng, cằm nghiêng sang phải, ngửa tối đa, được cố định chắc chắn trên khung Mayfield.

2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

3. Kỹ thuật:

  • Đăng ký hệ thống định vị thần kinh.
  • Vệ sinh 2 mũi bằng betadin loãng. Đặt meche tẩm naphazolin để cuốn mũi co tốt.
  • Sát trùng vùng mổ, trải toan.
  • Rạch và tách niêm mạc mũi dưới KVP hoặc tìm lỗ thông xoang, tạo vạt niêm mạc có cuống bằng dao điện (1 bên hoặc 2 bên) -> bộc lộ thành trước xoang bướm.
  • Mở thành xoang bằng khoan mài và cò súng. Đốt niêm mạc xoang.
  • Mở sàn hố yên, kiểm tra các cực dưới navi.
  • Mở màng cứng.
  • Lấy u từng phần bằng curette, pince hoặc ống hút đến khi hoành yên tụt xuống. Tránh làm rách màng nhện.
  • Cầm máu bằng dao điện lưỡng cực, surgicel, spongel hoặc floseal. Làm đầy ổ mổ bằng spongel hoặc tổ chức mỡ.
  • Nếu màng nhện rách ->Lấy cân đùi tạo hình màng cứng. Bơm keo sinh học bioglue.
  • Đặt lại niêm mạc mũi hoặc phủ vạt niêm mạc mũi làm đầy ổ mổ (nếu có).
  • Bơm rửa bằng betadin loãng và huyết thanh mặn.
  • Đặt 2 meche merocele 2 mũi. Cố định.

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

  • Mạch, huyết áp, thở, nhiệt độ.
  • Tri giác, đồng tử, nước tiểu.
  • Meche mũi.

2. Xử trí tai biến:

  • Đái tháo nhạt hoặc suy thượng thận: Điều trị bằng thuốc (hormone thay thế), bồi phụ nước - điện giải.
  • Chảy máu: Mổ lại lấy máu tụ và cầm máu.
  • Giãn não thất do chảy máu ổ mổ: Dẫn lưu não thất ra ngoài hoặc ổ bụng.
  • Rò dịch nước tủy (DNT): chọc dẫn lưu dịch não tủy thắt lưng, mổ lại vá rò.
  • Nhiễm trùng: Điều trị nội khoa (kháng sinh).
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật u sọ hầu bằng đường qua xoang bướm - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật u nguyên sống xương bướm bằng đường qua xoang bướm - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật u tầng trước nền sọ bằng đường mở nắp sọ trán và đường qua xoang sàng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật u nội sọ ,vòm đại nào không xâm lấn xoang tĩnh mạch bằng đường mở nắp sọ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật u nội sọ ,vòm đại nào, xâm lấn xoang tĩnh mạch bằng đường mở nắp sọ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt bằng robot có những ưu điểm gì?
Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt bằng robot có những ưu điểm gì?

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất trong những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu. Hiện nay có nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau. Một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu là phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt có sự hỗ trợ của robot.

Những điều cần biết về phẫu thuật tuyến tiền liệt
Những điều cần biết về phẫu thuật tuyến tiền liệt

Mục đích của việc phẫu thuật tuyến tiền liệt còn tùy thuộc vào vấn đề cần điều trị bằng phẫu thuật. Ví dụ, mục đích của phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt là loại bỏ tế bào ung thư. Mục đích của phẫu thuật điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt là loại bỏ mô tuyến tiền liệt phì đại và khôi phục lại khả năng tiểu tiện bình thường.

Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt đơn giản
Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt đơn giản

Nếu tuyến tiền liệt phát triển quá lớn thì sẽ phải can thiệp phẫu thuật để cắt bỏ phần bên trong của tuyến tiền liệt. Loại phẫu thuật này được gọi là cắt tuyến tiền liệt đơn giản (simple prostatectomy).

Phục hồi sau phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt
Phục hồi sau phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và cần phải điều trị. Có nhiều cách để điều trị phì đại tuyến tiền liệt và một trong số đó là phẫu thuật. Sau phẫu thuật người bệnh cần lưu ý những gì và làm thế nào để phục hồi nhanh hơn?

Các biến chứng của phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt
Các biến chứng của phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt

Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính là một vấn đề rất phổ biến và có thể điều trị được. Một trong các giải pháp điều trị là phẫu thuật. Do đây là một thủ thuật xâm lấn nên sẽ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra một số vấn đề không mông muốn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  690 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  610 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Bà bầu điều trị khí hư bằng đường uống, có sao không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  390 lượt xem

Mang thai ở tuần thứ 36, em bị huyết trắng ra nhiều và hay bị gò. Từ tuần 20 bs đã cho em đặt thuốc, nhưng không đỡ. Lần tái khám này, bs kê thuốc uống là Acigmentin 1000 và Sparenel để điều trị khí hư. Liệu mấy loại thuốc này có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

Phẫu thuật nới dây hãm được 8 ngày nhưng vết thương chậm khô
  •  1 năm trước
  •  1 trả lời
  •  570 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây