Phẫu thuật u nội sọ ,vòm đại nào không xâm lấn xoang tĩnh mạch bằng đường mở nắp sọ - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Ngày nay, những tiến bộ về chẩn đoán hình ảnh như CT và MRI giúp ích rất nhiều cho việc phát hiện sớm các bệnh lý u não. Mặc dù nhiều trường hợp u não có những đặc điểm hình ảnh riêng trên CT và MRI, có nhiều trường hợp thông tin đó là không đủ để đưa ra quyết định về điều trị. Nhất là những trường hợp u nằm ở sâu, ở những
II. CHỈ ĐỊNH
- U não ở nông gần vỏ não
- U não không gần các cấu trúc mạch máu lớn
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- U não gần các cấu trúc mạch máu lớn
- U não ở gần các vùng chức năng như thân não, bao trong, các hạch nền,...
- U não có nguy cơ chảy máu cao metastatic renal cell carcinoma, choriocarcinoma, hoặc metastatic melanoma
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- 2 bác sỹ: 1 phẫu thuật viên chính và 1 phẫu thuật viên phụ
- 2 điều dưỡng: 1 người phụ dụng cụ trong mổ và 1 người chạy dụng cụ bên ngoài
2. Phương tiện
- 1 bộ dụng cụ mở sọ thông thường, gồm: dao mổ, khoan sọ, panh, kéo, kẹp phẫu tích có và không răng, valve vén hay farabeuf, kìm kẹp kim, maleate, panh gắp u, máy hút, dao điện, bipolar,...
- Vật tư tiêu hao: gạc con 50 chiếc, bông sọ não 30 cái, chỉ vicryl 2/0 2-3 sợi, prolene 4/0 1-2 sợi, dafilon 3/0 1-2 sợi
- Vật liệu cầm máu: surgicel, spongel, ...
3. Người bệnh
- Được vệ sinh, gội đầu, tắm rửa sạch. Tóc có thể cạo hoặc không.
- Nhịn ăn uống trước mổ ít nhất 6h.
4. Hồ sơ bệnh án
- Đầy đủ thông tin hành chính, bệnh sử, tiền sử, diễn biến, các xét nghiệm chẩn đoán và các xét nghiệm máu liên quan để phẫu thuật như: đông máu, nhóm máu, xét nghiệm HIV, HbsAg,...
- Gia đình người bệnh và người bệnh phải ký cam đoan mổ.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
Đúng Nngười bệnh, đúng chẩn đoán và đúng chỉ định, đủ xét nghiệm để phẫu thuật.
2. Kiểm tra người bệnh
- Kiểm tra đúng tên, tuổi giữa hồ sơ và giấy đeo tay của người bệnh.
- Người bệnh đã được chuẩn bị mổ đầy đủ.
3. Thực hiện kỹ thuật
1. Tư thế: tuỳ theo vị trí của u mà quyết định đường mổ, trong phần lớn trường hợp,
- Người bệnh nằm tư thế ngửa, đầu cố định trên khung Mayfield.
2. Sát khuẩn:
- Sau khi xác định đường mổ, sát khuẩn quanh đường mổ từ 15-20 cm
- Trải toan bao phủ quanh trường mổ
- Gây tê da đầu đường mổ
3. Đường mổ:
- Rạch da theo đường mổ
- Khoan mở nắp sọ, độ rộng của mảnh xương sọ tuỳ thuộc vào kích thước và vị trí của u trên nhu mô não.
- Khâu treo màng cứng chỉ prolene 4/0
- Mở màng cứng vòng cung
4. Lấy u:
- Xác định vị trí u,
- Cầm máu vỏ não, mở vỏ não vào tổ chức u
- Tiến hành lấy u từng phần hay cả khối tùy theo tính chất u
5. Đóng vết mổ:
- Chờ kết quả tức thì khoảng 15-20 phút
- Nếu là u lành tính thì lấy cố gắng lấy hết u, tuỳ theo khả năng của phẫu thuật viên.
- Nếu là u ác tính thì không cần lấy hết u.
- Cầm máu diện lấy u bằng bipolar, surgicel
- Đóng màng cứng hoặc vá tạo hình màng cứng nếu cần
- Đặt lại xương cố định bằng ghim sọ
- Đặt 1 dẫn lưu dưới da đầu
- Đóng da theo các lớp giải phẫu bằng chỉ vicryl 2/0 và chỉ dafilon 3/0
VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC
- Tình trạng toàn thân: mạch, huyết áp, hô hấp
- Tình trạng nhiễm trùng: sốt
- Tình trạng thần kinh: tri giác, dấu hiệu thần kinh khư trú, co giật, đồng tử,...
- Tình trạng vết mổ: có chảy máu, nhiễm trùng, chảy dịch não tuỷ không, dẫn lưu ra dịch như thế nào
- Dẫn lưu dưới da đầu thường rút sau mổ 24 - 48h, không để lâu hơn do nguy cơ nhiễm trùng.
VII. XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG VÀ TAI BIẾN
- Chảy máu: mổ lại cầm máu hoặc điều trị nội khoa
- Phù não ít, người bệnh tỉnh táo thì điều trị nội khoa, giảm phù nề
- Phù não nhiều sau mổ thì mổ lại giải toả não rộng và thuốc giảm phù nề.
- Nhiễm khuẩn: điều trị nội khoa
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Một trong những phương pháp đó là sử dụng tinh dầu.
Những điều mà nam giới cần biết về khả năng sản xuất tinh trùng và khả năng sinh sản sau phẫu thuật tuyến tiền liệt.
Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh. Vì lý do này nên ngày càng có nhiều người muốn tìm các biện pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát và một trong những cách đó là sử dụng tinh dầu.
Chảy máu âm đạo trong thời gian đầu sau phẫu thuật cắt tử cung đa phần là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, đôi khi đây lại là điều bất thường.
Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt và là một lựa chọn lý tưởng cho chế độ ăn uống lành mạnh.
- 1 trả lời
- 821 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 752 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 491 lượt xem
Mang thai ở tuần thứ 36, em bị huyết trắng ra nhiều và hay bị gò. Từ tuần 20 bs đã cho em đặt thuốc, nhưng không đỡ. Lần tái khám này, bs kê thuốc uống là Acigmentin 1000 và Sparenel để điều trị khí hư. Liệu mấy loại thuốc này có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?
- 1 trả lời
- 1146 lượt xem
Thưa bác sĩ, đối với nam giới đang muốn sinh con, liệu thuốc lá có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1332 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!