1

Phẫu thuật điều trị rò hậu môn tiền đình 1 thì - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Rò hậu môn tiền đình với lỗ hậu môn bình thường, là một dị dạng hiếm gặp được mô tả lần đầu tiên bởi Bryndorf và Madsen. Các loại tổn thương bao gồm tận cùng đôi của đường tiêu hóa, rò kiểu chữ H, chữ N, ống tầng sinh môn hoặc rò hậu môn bẩm sinh với hậu môn bình thường. Các tổn thương thường gặp ở phụ nữ và là phổ biến hơn ở các nước châu Á. Tỷ lệ mắc ở Ấn Độ và Nhật Bản là 3,8% và 7,1% trong tất cả các dị tật hậu môn trực tràng. Nguyên nhân do sự thiểu sản của phần lưng màng ổ nhớp kết hợp với áp xe âm hộ gây nên rò hậu môn tiền đình. Điều trị rò hậu môn tiền đình có rất nhiều phương pháp như của Tsuchida, Mamoud, Kulshrestha, Tsugawa....Trong bài này chúng tôi nêu phương pháp của Tsugawa.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Rò hậu môn tiền đình là bệnh lý ngoại khoa, cần được chỉ định phẫu thuật, thường phẫu thuật khi trẻ được 3 tuổi.
  •  Những trường hợp bị loét vùng tầng sinh môn lan rộng mà điều trị nội khoa không kết quả bắt buộc phải làm hậu môn nhân tạo trước (Phẫu thuật 3 thì).

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Mắc các bệnh cấp tính
  •  Rối loạn đông máu

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Có chứng chỉ hành nghề là Phẫu thuật viên Nhi khoa và có kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng - tầng sinh môn.

2. Phương tiện

  •  Đèn chiếu sáng tốt, ánh sáng lạnh.
  •  Bộ dụng cụ phẫu thuật hậu môn: có que thăm dò, dao điện, máy hút, panh, kéo, kẹp phẫu tích,...
  •  Các loại chỉ khâu, thuốc bôi trơn (parafin), xanh metylen,...
  •  Bàn phẫu thuật: thường đặt được người bệnh tư thế phụ khoa, bàn có thể xoay được các tư thế.
  •  Bàn để dụng cụ

3. Người bệnh

  • Được chuẩn bị chu đáo, chẩn đoán xác định rò hậu môn tiền đình. Được giải thích tình trạng bệnh và khả năng có thể xảy ra.

4. Hồ sơ bệnh án: Theo qui định của Bộ Y tế

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1- Kiểm tra hồ sơ

2- Kiểm tra người bệnh

3- Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm: Gây mê tĩnh mạch có tê cùng cụt

3.2. Kỹ thuật

Người bệnh nằm ngửa, hai chân dạng ở tư thế sản khoa ở cuối bàn phẫu thuật.

- Các bước tiến hành:

  •  Đặt que thăm dò qua lỗ rò từ tiền đình xuống hậu môn, đường rạch da ngang, giữa hậu môn và tiền đình, sâu đến phần cơ thắt ngoài.
  •  Phẫu tích vào phía trước cơ thắt ngoài và thành trước trực tràng hướng lên phía trên, phẫu tích lên trên dọc theo trực tràng từ 1- 2cm.
  •  Cắt ngang đường rò
  •  Khâu đường rò bằng chỉ PDS 5/0 mũi rời
  •  Khâu phủ phần trước cơ thắt ngoài lên trên lỗ rò
  •  Khâu phục hồi lại đường rạch da
  •  Đặt lưu sông tiểu

VI. THEO DÕI

1. Khi làm kỹ thuật

  • Tổn thương thành trực tràng, thành âm đạo

2. Sau khi làm kỹ thuật

  •  Chảy máu vết mổ
  •  Nhiễm trùng vết mổ
  •  Rò lại

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Khi làm kỹ thuật

  • Khâu lại thành trực tràng, thànhâm đạo

2. Sau khi làm kỹ thuật

  •  Băng ép, khâu cầm máu vết mổ
  •  Nhịn ăn, kháng sinh, giảm viêm, truyền dịch
  •  Đợi sau 3 tháng phẫu thuật cắt rò lại
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật điều trị đại tiện mất tự chủ - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật cắt toàn bộ tiền liệt tuyến trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị gãy xương / Đặt lại xương trên một vùng chi thể (không sử dụng các phương tiện kết hợp xương) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật đặt điện cực sâu điều trị bệnh Parkinson - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị bệnh Verneuil - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Những điều cần biết về phẫu thuật tuyến tiền liệt
Những điều cần biết về phẫu thuật tuyến tiền liệt

Mục đích của việc phẫu thuật tuyến tiền liệt còn tùy thuộc vào vấn đề cần điều trị bằng phẫu thuật. Ví dụ, mục đích của phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt là loại bỏ tế bào ung thư. Mục đích của phẫu thuật điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt là loại bỏ mô tuyến tiền liệt phì đại và khôi phục lại khả năng tiểu tiện bình thường.

Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt là giải pháp điều trị tốt nhất trong những trường hợp khối u nằm bên trong tuyến tiền liệt và chưa xâm lấn khu vực xung quanh. Ca phẫu thuật được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư trước khi lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt: Phẫu thuật và xạ trị
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt: Phẫu thuật và xạ trị

Xạ trị và phẫu thuật là hai trong số các lựa chọn điều trị phổ biến nhất cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Cả hai phương pháp đều có khả năng chữa khỏi bệnh. Tỷ lệ sống tương đối 5 năm ở tất cả các giai đoạn của bệnh ung thư tuyến tiền liệt là 98%.

Điều trị rối loạn cương dương sau phẫu thuật tuyến tiền liệt
Điều trị rối loạn cương dương sau phẫu thuật tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh ung thư rất phổ biến ở nam giới. Đây là một căn bệnh có thể điều trị được, đặc biệt là khi được phát hiện sớm. Điều trị giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh nhưng các phương pháp điều trị ung thư đều đi kèm tác dụng phụ, thậm chí là tác dụng phụ nghiêm trọng. Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất là rối loạn cương dương.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  839 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  763 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Uống thuốc trị bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1068 lượt xem

Chị em mang thai 28 tuần, bị rối loạn tiền đình, đi khám, bs cho thuốc Piracetam 800mg và Acetyl - dl- leucin 500mg. Về nhà, đọc hướng dẫn sử dụng, em thấy, thuốc này không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Em hoang mang không biết nếu uống, sẽ ảnh hưởng đến thai thi thế nàò ạ?

Phẫu thuật nới dây hãm được 8 ngày nhưng vết thương chậm khô
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  768 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây