1

Phẫu thuật điều trị gãy xương / Đặt lại xương trên một vùng chi thể (không sử dụng các phương tiện kết hợp xương) - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Chấn thương gãy xương, trật khớp là thương tổn nặngvà thường gặp trong các tai nạn thương tích hiện nay, đặc biệt các gãy xương hở.
  • Điều trị cần đặt lại tốt giải phẫu và cố định vững diện gãy tránh các di chứng về sau.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Gãy kín thân xương dài ở trẻ em di lệch không thể nắn chỉnh bảo tồn.
  • Gãy kín thân xương dài ở trẻ em có biến chứng mạch máu, thần kinh.
  • Gãy kín vùng đầu xương có di lệch mặt khớp.
  • Gãy xương hở độ 2,3 (phân độ gãy xương hở theo Gustilo).
  • Gãy xương ở trẻ em có di lệch đã nắn chỉnh và điều trị bảo tồn thất bại.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Gãy xương trên người bệnh có bệnh phối hợp không thể tiến hành phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 03 Phẫu thuật viên chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.

2. Người bệnh và gia đình:

  •  Chuẩn bị tâm lý, cần được giải thích trước mổ về quá trình phẫu thuật, hậu phẫu và tập phục hồi chức năng sau mổ. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm cần thiết.
  •  Chuẩn bị người bệnh trước mổ: nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng mổ, kháng sinh dự phòng.

3. Phương tiện, trang thiết bị :

  •  Bộ dụng cụ mổ chấn thương chi.
  •  Thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.

4. Dự kiến thời gian tiến hành: 60 phút

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.

2. Vô cảm:

  • Kháng sinh dự phòng.
  • Vô cảm người bệnh bằng gây tê tủy sống hoặc gây mê.

3. Kỹ thuật:

  • Sát khuẩn vùng mổ bằng dung dịch Betadine.
  • Dùng garo hơi trong mổ với áp lực bằng hai lần áp lực động mạch tối đa.
  • Rạch da đường đường mổ tùy theo thương tổn cần nắn chỉnh.
  • Rạch cânvà bao khớp để vào bộc lộ vùng mặt khớp gãy di lệch nếu có.
  • Nắn chỉnh đặt lại xương theo giải phẫu.
  • Cầm máu, bơm rửa làm sạch và đặt dẫn lưu.
  • Đóng cân và phần mềm theo các lớp giải phẫu.
  • Đóng da hai lớp (dưới da và khâu da) với gãy xương kín, đóng một lớp da thưa với gãy xương hở.
  • Cố định bột tùy theo thương tổn (nẹp bột hoặc bột rạch dọc).

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

  •  Theo dõi tình trạng toàn thân: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác.
  •  Theo dõi tình trạng thiếu máu: da niêm mạc nhợt.
  •  Theo dõi tình trạng chi thể: Màu sắc da, vận động, cảm giác đầu chi, mạch đầu chi.
  •  Kháng sinh đường tiêm dùng 3-5 ngày sau mổ.
  •  Giảm đau sau mổ đường tiêm, đặt hậu môn hoặc uống.
  •  Gác chân cao, chườm lạnh trong 24h đầu.
  •  Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổsớm.

2. Xử trí tai biến:

  •  Chảy máu vết mổ: băng chun ép cầm máu, có thể phải mở vết mổ cầm máu nếu cần.
  •  Nhiễm trùng vết mổ: Tách chỉ vết mổ, thay băng làm sạch vết mổ hàng ngày, dùng thuốc theo kháng sinh đồ.
  •  Hội chứng khoang: nới các phương tiện cố định, gác chi cao, có thể can thiệp phẫu thuật mở cân nếu cần.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Gây mê nội khí quản phẫu thuật điều trị can sai xương gò má/hàm trên/hàm dưới
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Phẫu thuật u vùng rãnh trượt bằng đường qua xương đá - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị trật xương bánh chè bẩm sinh - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật bó bột xương đùi-chậu/cột sống làm khuôn nẹp trên gối - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy xương đòn - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Ung thư tuyến tiền liệt di căn xương: Dấu hiệu, điều trị và tiên lượng
Ung thư tuyến tiền liệt di căn xương: Dấu hiệu, điều trị và tiên lượng

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư có khả năng di căn (lan) đến xương cao nhất. Ung thư tuyến tiền liệt gồm có 4 giai đoạn chính và ở giai đoạn cuối, ung thư thường di căn đến xương.

Điều gì xảy ra khi ung thư tuyến tiền liệt lan đến xương?
Điều gì xảy ra khi ung thư tuyến tiền liệt lan đến xương?

Ung thư tuyến tiền liệt có thể lan đến xương cũng như các bộ phận khác của cơ thể và gây ra các triệu chứng khác ngoài những triệu chứng về tiết niệu thường gặp. Tiên lượng của những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt di căn tùy thuộc vào các yếu tố như tình trạng sức khỏe tổng thể và tuổi tác của bệnh nhân.

Truyền thuốc điều trị loãng xương có hiệu quả không?
Truyền thuốc điều trị loãng xương có hiệu quả không?

Bên cạnh thuốc đường uống, một giải pháp khác để điều trị loãng xương là truyền thuốc qua đường tĩnh mạch. Thuốc thường được truyền mỗi 3 hoặc 12 tháng một lần. Tác dụng phụ thường nhẹ và đa phần chỉ xảy ra sau lần truyền thuốc đầu tiên.

Fluor (fluoride) có tác dụng phòng ngừa hoặc điều trị chứng loãng xương?
Fluor (fluoride) có tác dụng phòng ngừa hoặc điều trị chứng loãng xương?

Bệnh loãng xương hiện chưa có cách chữa trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số loại khoáng chất có thể giúp cải thiện sức khỏe xương, một trong số đó là fluor (fluoride). Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm hiểu liệu bổ sung fluor có giúp điều trị hay phòng ngừa bệnh loãng xương hay không.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Xương mũi em bé hơi ngắn, có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2969 lượt xem

Năm nay em 21 tuổi, mang thai lần đầu. Khi thai được 14 tuần, em đi siêu âm, các chỉ số như sau: Tim thai 135l/p, đường kính lưỡng đỉnh 26mm, đường kính ngang bụng 25mm, chiều dài xương đùi 13mm, chu vi bụng 80mm, cân nặng 93g và xương mũi 2.3mm. Bs bảo xương mũi bé hơi ngắn, cần theo dõi thêm và hẹn tháng sau tái khám. Em và chồng đều có sống mũi cao. Xem trên mạng thấy nói "xương mũi ngắn thường liên quan đến bệnh Down" nên em rất lo lắng. Nhờ bs giải đáp giúp ạ?

Trẻ 6 tháng tuổi có nổi gờ xương trên đỉnh đầu là do thóp chưa liền hay bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1028 lượt xem

Bé nhà em đang được 6 tháng. Tuy nhiên trên đỉnh đầu của bé lại có cái gờ xương nổi lên. Khi bé được 5 tháng rưỡi thì em cho bé đi khám ở khoa Thần Kinh ở bệnh viện Xanh Pôn. Bác sĩ kết luận là thóp đầu của bé chưa liền hẳn, khi nào bé được 1 tuổi thì đến khám lại. Em rất lo, không biết bé như vậy có bị làm sao không ạ?

Trẻ 5 tháng bú ít, xương sống yếu, không cứng cáp có bị làm sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  728 lượt xem

Hiện bé nhà em đang 5 tháng tuổi, nhưng bé chỉ nặng 5,6kg ạ. Do em không đủ sữa nên em phải bổ sung sữa ngoài cho bé, nhưng bé cũng bú rất ít. Mỗi lần không muốn bú là bé ưỡn người, gồng lên không chịu. Bé hay nghiêng cổ sang bên phải nhưng ngủ thì không chịu nằm ngửa, chỉ nằm nghiêng sang bên trái. Khi bé thì xương sống lưng của bé cũng rất yếu. Cho bé ngồi thử thì lưng cong và đầu đổ về phía trước. Bé như vậy có bị làm sao không ạ?

Có cần chọc ối không, khi thai nhi bị bất sản xương mũi?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1824 lượt xem

Em mang thai lần đầu 19 tuần, siêu âm độ mờ da gáy 1,3mm; double test: down 1/82, siêu âm dị tật thai nhi tuần 17: bất sản xương mũi. Em đã xét nghiệm NIPT: không có bất thường nhiếm sắc thể (NST). Vậy, với trường hợp bất sản xương mũi, em thì có cần phải chọc ối không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây