1

Kỹ thuật bó bột xương đùi-chậu/cột sống làm khuôn nẹp trên gối - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Bột xương đùi-chậu/cột sống là loại bột gồm 2 phần: một phần ôm vòng quanh khung chậu và bụng dưới được liên kết với một phần là toàn bộ chân.
  •  Bột xương đùi-chậu/cột sống là một loại bột lớn, muốn bó được cần phải có bàn đặc dụng và cần nhiều người phục vụ.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Làm khuôn nẹp trên gối khi người bệnh bị di chứng bại liệt, liệt tứ chi hay liệt hai chi dưới.
  •  Làm khuôn nẹp trên gối cho các bệnh lý về khớp háng: viêm khớp háng, lao khớp háng, Perthès...

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Gẫy xương chưa được xử trí phẫu thuật.
  •  Có tổn thương đụng dập nặng phần mềm vùng háng, đùi, khoeo, cẳng chân.
  •  Có tổn thương mạch máu, thần kinh, theo dõi hội chứng khoang.
  •  Có tổn thương bụng hoặc theo dõi tổn thương bụng.
  •  Người bệnh có thai.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình.

2. Phương tiện

- Bàn nắn: bó bột xương đùi-chậu/cột sống dù có phải nắn xương hay không, nặng hay nhẹ, thì cũng đều bắt buộc phải có bàn chuyên dụng (bàn chỉnh hình Pelvie). Cấu tạo 1 bàn chỉnh hình gồm 3 phần chủ yếu:

  •  Phần 1: bộ phận phía đầu: là 1 bàn để người bệnh nằm, mặt bàn phải phẳng, rộng, chắc chắn và cố định, để đỡ toàn bộ lưng, cổ và đầu người bệnh. Có 2 giá đỡ 2 tay.
  •  Phần 2: bộ phận trung tâm: là 1 giá đỡ xương cùng cụt và 2 mông, có 1 ống kim loại hình trụ, đường kính chừng 4 - 5 cm, cao chừng 15 - 17 cm theo chiều thẳng đứng, để giữ vững vùng xương cùng cụt.
  •  Phần 3: bộ phận phía cuối: là 2 khung đỡ 2 chân, cho i ra 2 bên như hình chữ V, có gắn 2 đế giầy bằng kim loại để cố định 2 chân người bệnh và kèm theo mỗi đế giầy là 1 bộ vô lăng, trục xoắn để căng chỉnh. Bộ phận này không cố định, có thể tháo lắp tùy khi sử dụng hay không.

- Bột thạch cao: bột xương đùi-chậu/cột sống là một bột rất lớn, nên cần: 15 cuộn bột khổ 20 cm. Có thể chuẩn bị thêm vài cuộn bột cỡ nhỏ hơn (15 cm) để bó vùng cổ chân, bàn chân.

3. Người bệnh

  •  Được thăm khám toàn diện ở tư thế nằm.
  •  Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật, động viên để họ yên tâm, hợp tác tốt với thầy thuốc. Với bệnh nhi, cần giải thích cho bố mẹ hoặc người thân.
  •  Được vệ sinh sạch sẽ vùng xương đùi-chậu/cột sống, cẳng bàn chân.

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Ghi chép đầy đủ tình trạng bệnh lý và kết quả lượng giá vùng xương đùi, xương chậu, cột sống, cẳng, bàn chân.
  •  Cần ghi rõ ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám toàn thân.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra tình trạng bệnh lý và kết quả lượng giá vùng xương đùi, xương chậu, cột sống, cẳng, bàn chân của người bệnh.

2. Kiểm tra người bệnh

  • Người bệnh ở tư thế nằm ngửa thoải mái dễ chịu, thuận tiện để làm khuôn bột xương đùi, xương chậu, cột sống, cẳng, bàn chân.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sau khi quấn giấy vệ sinh hoặc bông lót.

- Bó bột xương đùi-chậu/cột sống (bó xuống đến gối hoặc 1/3 dưới cẳng chân).

 -Người bệnh được đặt nằm trên bàn như đ mô tả ở trên, hai bàn chân được cố định chặt vào 2 đế giầy của khung kéo.

- Quay vô lăng để căng chỉnh. Chân bên đối diện cũng được căng chỉnh làm đối lực, nhưng lực căng thường giảm hơn bên chân làm khuôn bột.

- Chỉnh 2 khung đỡ 2 chân cho chân dạng ra hoặc khép vào, xoay vào hoặc xoay ra theo ý muốn rồi cố định khung lại. Quấn giấy vệ sinh hoặc bông lót toàn bộ vùng định bó bột (nên quấn lót rộng r i hơn phần bó bột).

- Đo chu vi khung chậu và dùng bột khổ lớn nhất (20 cm) để rải 1 đai bột to, rộng (thường rộng từ 20 cm trở lên, tùy hình thể người bệnh), đủ dài để bó vòng quanhkhung chậu và bụng. Ngâm bột nhanh, vắt ráo nước, vuốt phẳng đai bột, luồn qua dưới  lưng người bệnh. Bên kia, người hỗ trợ đón đầu đai bột. Đưa 2 đầu đai bột gặp nhau và gối lên nhau ở trước giữa bụng. Nên đặt 1 gối mỏng trước bụng, bó xong thì rút bỏ để tránh bột chặt khi người bệnh ăn no.

- Rải tiếp 2 nẹp bột to bản nữa, đủ dài:

  •  1 nẹp đặt từ trước bụng bên làm khuôn bột, gối lên phần đai bột đ đặt trước đó (đai bột vòng quanh khung chậu và bụng). Quấn bắt chéo qua cung đùi ra ngoài, để ra sau đùi, quấn chéo từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong cho hết nẹp bột.
  •  1 nẹp bột nữa tương tự, nhưng quấn chéo và xoáy trôn ốc theo chiều ngược lại với nẹp bột trên. Xuất phát điểm từ sau mào chậu, quấn vòng từ trên xuống dưới, qua mào chậu để từ ngoài vào trong, từ trước ra sau và cuối cùng từ trong ra ngoài cho hết chiều dài của nẹp bột. Mép trên của nẹp bột trùng với cung đùi. Có thể đặt 2 nẹp bột trên song song nhau, cùng chiều, gối nhau 1 ít, đỡ bị cộm.

- Dùng bột rải kiểu Zích-zắc tăng cường vùng trước bẹn. Đến đây coi như xong phần rải và đặt các nẹp bột.

- Quấn bột: dùng bột to bản (cỡ 20 cm) quấn từ trên xuống dưới, đến 1/3 dưới cẳng chân hoặc gần cổ chân thì dừng lại, quấn ngược lên trên, quấn lên quấn xuống như vậy đến khi cảm thấy đủ dầy thì được. Nhớ quấn bổ sung cho đai bột ở xung quanh bụng và khung chậu đ được đặt ban đầu. Sửa sang, chỉnh trang cho đẹp. Cũng như các loại bột bó 2 thì khác, chỗ bột nối nhau giữa 2 thì nên bó mỏng dần để khi bó bột thì 2 gối lên khỏi bị cộm.

- Cắt băng cố định cổ bàn chân khỏi đế giày.

- Đưa người bệnh sang bàn nắn thường để bó nốt bột cẳng - bàn chân. Tăng cường bột ở chỗ nối giữa 2 thì. Xong rồi thì xoa cho bột đẹp và mịn. Lau chùi sạch các ngón chân để dễ theo dõi..

- Rạch dọc bột, lau chùi sạch các ngón chân.

- Tháo khuôn bột khỏi xương đùi-chậu/cột sống, cẳng, bàn chân và rửa vùng xương đùi-chậu/cột sống cẳng, bàn chân.

* Thời gian 4 - 12 giờ.

VI. THEO DÕI

  • Theo dõi cảm giác đau, căng tức, khó chịu vùng xương đùi-chậu/cột sống cẳng, bàn chân của người bệnh.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Nếu người cảm thấy đau, khó chịu vùng xương đùi-chậu/cột sống cẳng, bàn chân.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật điều trị gãy xương / Đặt lại xương trên một vùng chi thể (không sử dụng các phương tiện kết hợp xương) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phân tích dấu ấn/CD/marker miễn dịch tủy xương bằng kỹ thuật flow cytometer (làm cho một dấu ấn/CD/marker ) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Gây mê nội khí quản phẫu thuật điều trị can sai xương gò má/hàm trên/hàm dưới
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Phẫu thuật KHX gãy hở độ II trên và liên lồi cầu xương đùi - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

10 loại thực phẩm nhiều canxi/vitamin D tốt cho sức khỏe xương
10 loại thực phẩm nhiều canxi/vitamin D tốt cho sức khỏe xương

Canxi và vitamin D là hai chất quan trọng nhất đối với sức khỏe xương nhưng ngoài ra cơ thể còn cần rất nhiều chất dinh dưỡng khác để duy trì xương chắc khỏe.

Dẫn lưu bàng quang trên xương mu là gì?
Dẫn lưu bàng quang trên xương mu là gì?

Dẫn lưu bàng quang trên xương mu giúp dẫn nước tiểu trực tiếp ra khỏi bàng quang khi người bệnh không thể tự đi tiểu. Một số trường hợp cần dẫn lưu bàng quang gồm có bí tiểu (không thể tự đi tiểu), tiểu không tự chủ (rò rỉ nước tiểu) và sa tạng vùng chậu.

Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?

Các vấn đề về cột sống là một trong những biến chứng của bệnh loãng xương, gồm có gãy xương sống và hẹp đốt sống. Sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và tập thể dục có thể giúp kiểm soát bệnh loãng xương và phòng ngừa các vấn đề về cột sống.

Mối liên hệ giữa loãng xương và vẹo cột sống
Mối liên hệ giữa loãng xương và vẹo cột sống

Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong sang một bên. Vẹo cột sống thường xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc tuổi thiếu niên nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Loãng xương là tình trạng mật độ khoáng xương thấp. Tình trạng này khiến xương yếu, xốp và làm tăng nguy cơ gãy xương.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ 6 tháng tuổi có nổi gờ xương trên đỉnh đầu là do thóp chưa liền hay bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1006 lượt xem

Bé nhà em đang được 6 tháng. Tuy nhiên trên đỉnh đầu của bé lại có cái gờ xương nổi lên. Khi bé được 5 tháng rưỡi thì em cho bé đi khám ở khoa Thần Kinh ở bệnh viện Xanh Pôn. Bác sĩ kết luận là thóp đầu của bé chưa liền hẳn, khi nào bé được 1 tuổi thì đến khám lại. Em rất lo, không biết bé như vậy có bị làm sao không ạ?

Trẻ 5 tháng bú ít, xương sống yếu, không cứng cáp có bị làm sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  711 lượt xem

Hiện bé nhà em đang 5 tháng tuổi, nhưng bé chỉ nặng 5,6kg ạ. Do em không đủ sữa nên em phải bổ sung sữa ngoài cho bé, nhưng bé cũng bú rất ít. Mỗi lần không muốn bú là bé ưỡn người, gồng lên không chịu. Bé hay nghiêng cổ sang bên phải nhưng ngủ thì không chịu nằm ngửa, chỉ nằm nghiêng sang bên trái. Khi bé thì xương sống lưng của bé cũng rất yếu. Cho bé ngồi thử thì lưng cong và đầu đổ về phía trước. Bé như vậy có bị làm sao không ạ?

Xương chậu gãy, có ảnh hưởng đến việc sinh con không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1712 lượt xem

Vợ em đã 2 lần mang thai. Nhưng cách đây 2 năm, trong lần mang thai thứ hai cô ấy bị gãy xương chậu (do tai nạn giao thông). Giờ, vợ em vừa mang thai được hơn 4 tuần, Vậy, vợ em có nên giữ thai không hay bỏ. Và, nếu giữ thai thì lần sinh này, việc gãy xương chậu liệu có ảnh hưởng gì khi sinh bé không ạ?

Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  941 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây