1

Nước tiểu có mùi cà phê là do đâu?

Nước tiểu là chất lỏng do thận tạo ra và được thải ra ngoài qua niệu đạo. Đây là cơ chế đào thải nước dư thừa và chất thải của cơ thể. Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách đậm và mùi khai. Tuy nhiên, đôi khi mùi nước tiểu có sự thay đổi do đồ ăn hoặc thức uống, chẳng hạn như cà phê.
Nước tiểu có mùi cà phê là do đâu? Nước tiểu có mùi cà phê là do đâu?

Nguyên nhân nước tiểu có mùi cà phê

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến nước tiểu có mùi cà phê là do uống quá nhiều cà phê. Cà phê chứa một số hợp chất có lợi, gồm có các loại polyphenol như hydroxycinnamic axit. Những hợp chất này tạo nên mùi đặc trưng của cà phê và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi vào cơ thể, các hợp chất này bị phân hủy và tạo ra một số chất chuyển hóa được bài tiết vào nước tiểu. Các chất chuyển hóa từ hợp chất trong cà phê là nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi cà phê.

Cà phê còn chứa caffeine, một chất có đặc tính lợi tiểu, có nghĩa làm tăng sự tạo nước tiểu ở thận và dẫn đến đi tiểu nhiều. Do đó, uống quá nhiều caffeine có thể gây mất nước. Khi bị mất nước, nước tiểu sẽ trở nên cô đặc, nồng độ các chất chuyển hóa trong nước tiểu tăng lên và dẫn kết kết quả là nước tiểu có mùi nồng hơn bình thường.

Không nên uống quá nhiều caffeine để tránh bị đi tiểu nhiều và mất nước. Mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ tối đa 400mg caffeine, tương đương khoảng 4 tách cà phê đen. Ngoài ra, hãy uống nhiều nước khi uống cà phê hay các loại đồ uống chứa caffeine khác để tránh bị mất nước.

Nước tiểu có mùi bất thường còn có thể là do nhiều nguyên nhân khác. Ví dụ, nước tiểu có mùi ngọt có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Nếu thấy nước tiểu có mùi lạ và không rõ nguyên nhân do đâu thì nên đi khám.

Nước tiểu có mùi cà phê có nguy hiểm không?

Mặc dù nước tiểu có mùi cà phê đa phần là vô hại nhưng đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang tiêu thụ quá nhiều caffeine. Không chỉ gây mất nước, caffeine còn làm tăng tác dụng của dopamine và giảm tác dụng của adenosine (hai chất dẫn truyền thần kinh). Điều này sẽ gây buồn ngủ, uể oải.

Caffeine là một chất kích thích và có thể gây mất ngủ. Để tránh điều này, bạn nên tránh uống cà phê trong vòng 6 giờ trước khi đi ngủ.

Uống quá nhiều caffeine có thể gây ra các vấn đề khác như:

  • Bồn chồn, hồi hộp
  • Tim đập nhanh
  • Nhức đầu
  • Kích động
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt

Sử dụng caffeine quá liều có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Nôn mửa
  • Ảo giác
  • Đau ngực
  • Lú lẫn
  • Co giật

Tình trạng này hiếm khi xảy ra do uống cà phê hay các loại đồ uống chứa caffeine khác mà chủ yếu do dùng quá liều thực phẩm chức năng chứa caffeine. Cần đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng kể trên.

Làm thế nào để tránh nước tiểu có mùi cà phê?

Giảm lượng cà phê sẽ giúp tránh hoặc giảm tình trạng nước tiểu có mùi cà phê nhưng do caffeine có đặc tính gây nghiện nên đối với nhiều người, giảm lượng cà phê là điều không hề đơn giản. Bạn có thể thay cà phê bằng trà vì trà chứa ít caffeine hơn cà phê. Bạn cũng có thể pha loãng cà phê với nhiều nước để làm giảm nồng độ caffeine. Một điều quan trọng là phải uống nhiều nước khi uống cà phê. Điều này vừa giúp hạn chế mùi nước tiểu và vừa ngăn ngừa mất nước.

Cho dù chọn cà phê hay trà thì cũng không nên uống ngay sau khi thức dậy mà nên chờ ít nhất 30 đến 60 phút. Lý do là vì trong khoảng thời gian này, cơ thể tiết ra cortisol – một loại hormone giúp chúng ta tỉnh táo. Khi đã tỉnh táo, bạn có thể sẽ cần uống ít cà phê hoặc trà hơn.

Tóm tắt bài viết

Nước tiểu có mùi cà phê đa phần là do uống quá nhiều cà phê. Để tránh tình trạng này và ngăn ngừa mất nước, hãy cố gắng cắt giảm lượng cà phê hàng ngày và uống nhiều nước. Nếu nước tiểu vẫn có mùi bất thường thì bạn nên đi khám.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: cà phê, nước tiểu
Tin liên quan
Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện những vấn đề nào?
Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện những vấn đề nào?

Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm giúp phát hiện hoặc theo dõi các vấn đề sức khỏe biểu hiện qua nước tiểu.

Tỷ trọng nước tiểu là gì?
Tỷ trọng nước tiểu là gì?

Chức năng chính của thận là lọc máu và duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể. Xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu là một cách nhanh chóng để đánh giá hoạt động của thận. Xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu có thể giúp phát hiện nhiều vấn đề như mất nước hoặc thừa nước, suy tim, đái tháo nhạt, suy thận và nhiễm trùng thận.

Đo lượng nước tiểu 24 giờ được thực hiện như thế nào?
Đo lượng nước tiểu 24 giờ được thực hiện như thế nào?

Đo lượng nước tiểu 24 giờ là phương pháp đo thể tích nước tiểu mà cơ thể tạo ra trong vòng một ngày và phân tích những gì có trong nước tiểu. Đó là một quy trình không xâm lấn và cách thực hiện rất đơn giản nhưng có thể giúp chẩn đoán các vấn đề về chức năng thận.

Xét nghiệm nồng độ nước tiểu cho biết điều gì?
Xét nghiệm nồng độ nước tiểu cho biết điều gì?

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm nồng độ nước tiểu nếu lượng tiểu quá nhiều hoặc quá ít. Xét nghiệm này giúp xác định các vấn đề về thận.

Cục máu đông dài trong nước tiểu là biểu hiện của bệnh gì?
Cục máu đông dài trong nước tiểu là biểu hiện của bệnh gì?

Nếu ở trong niệu quản hoặc niệu đạo đủ lâu, máu sẽ đông lại và đi ra ngoài theo nước tiểu ở dạng sợi dài. Tuy nhiên, điều này rất hiếm gặp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây