1

Những ai có nguy cơ bị thoái hóa khớp?

Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất, xảy ra do sụn trong khớp bị mòn theo thời gian hoặc bị phá hủy. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp trên cơ thể.
Những ai có nguy cơ bị thoái hóa khớp? Những ai có nguy cơ bị thoái hóa khớp?

Sụn là mô liên kết dẻo dai, linh hoạt có chức năng bảo vệ các đầu xương và cho phép khớp chuyển động trơn tru. Sụn bị mòn sẽ để lộ ra các đầu xương bên dưới. Các xương sẽ ma sát với nhau, gây đau đớn và tổn thương vùng mô xung quanh. Cuối cùng, sụn có thể bị mòn hoàn toàn, dẫn đến đau đớn dữ dội và giảm khả năng vận động.

Sụn bị mòn đi một cách tự nhiên theo thời gian do các chuyển động hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng bị thoái hóa khớp. Khoa học hiện vẫn chưa lý giải được tại sao tất cả mọi người đều bị mòn sụn theo thời gian nhưng có người bị thoái hóa khớp trong khi có người lại không bị. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã xác định được các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp

Một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoái hóa khớp nằm ngoài tầm kiểm soát, ví dụ như tiền sử gia đình, tuổi tác và giới tính nhưng cũng có những yếu tố có thể thay đổi được, gồm có các yếu tố về lối sống như:

  • Sử dụng khớp quá mức
  • Béo phì
  • Lối sống ít vận động
  • Tư thế xấu

Tiền sử gia đình

Bệnh thoái hóa khớp đôi khi xảy ra ở nhiều thế hệ trong cùng một gia đình. Những người có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị thoái hóa khớp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Khoa học vẫn chưa lý giải được điều này. Chưa có gen nào được xác định là có liên quan đến bệnh thoái hóa khớp. Có thể các thành viên trong gia đình có cùng thói quen sống làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Tuổi tác

Thóa hóa khớp xảy ra do sự hao mòn sụn theo thời gian. Do đó, bệnh lý này chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hơn một phần ba số người trên 65 tuổi có các triệu chứng của thoái hóa khớp.

Giới tính

Cả nam giới và phụ nữ đều có thể bị thoái hóa khớp nhưng theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (the National Institutes of Health), ở độ tuổi dưới 45, nam giới có tỷ lệ bị thoái hóa khớp cao hơn phụ nữ. Nhưng sau đó, phụ nữ lại có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Điều này có thể là do sự thay đổi các yếu tố gây tổn thương khớp theo độ tuổi.

Từng bị chấn thương

Những người bị chấn thương khớp sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn trong tương lai.

Béo phì

Ở những người thừa cân hoặc béo phì, các khớp như khớp hông và khớp gối phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Điều này khiến sụn bị mòn nhanh hơn và làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Những người thừa cân hoặc béo phì đặc biệt dễ bị thoái hóa khớp ở đầu gối, hông và cột sống.

Tuy nhiên, thoái hóa khớp cũng có thể xảy ra ở cả các khớp không chịu trọng lượng, chẳng hạn như các khớp bàn tay. Điều này cho thấy rằng sự gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp ở người thừa cân, béo phì còn do những yếu tố khác chứ không phải chỉ do áp lực mà trọng lượng cơ thể tác động lên khớp.

Một số nghề nghiệp

Những công việc cần thực hiện chuyển động lặp đi lặp lại sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Ví dụ về những hoạt động làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gồm có:

  • Quỳ hoặc ngồi xổm
  • Bê vác nặng
  • Leo cầu thang
  • Đi bộ

Những người thường xuyên chơi các môn thể thao vận động nhiều cũng có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn.

Tư thế xấu

Tư thế xấu khi ngồi, đứng hoặc đi lại có thể gây áp lực lên khớp và làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Các loại viêm khớp khác

Mắc các loại viêm khớp khác có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp, ví dụ như:

  • Bệnh gout
  • Viêm khớp do nhiễm trùng
  • Viêm khớp dạng thấp

Các bệnh lý khác

Các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe khớp có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Ví dụ, rối loạn đông máu có thể gây chảy máu ở khớp. Các bệnh lý làm giảm sự lưu thông máu và bệnh lý viêm cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Ví dụ về những bệnh lý này gồm có:

  • Hoại tử xương
  • Bệnh Paget xương
  • Đái tháo đường
  • Bệnh gout
  • Suy giáp

Các tác nhân khiến triệu chứng thoái hóa khớp tái phát

Thông thường, các triệu chứng thoái hóa khớp không kéo dài liên tục mà xảy ra thành đợt. Các triệu chứng có thể tái phát khi có sự tác động của yếu tố lối sống hoặc môi trường. Tác nhân khiến triệu chứng thoái hóa khớp tái phát ở mỗi người là khác nhau nhưng dưới đây là ba tác nhân phổ biến.

Ít vận động

Lối sống ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp và còn có thể làm tăng nặng triệu chứng khi đã mắc bệnh. Ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu sẽ khiến các khớp bị cứng và khi cử động lại, khớp sẽ dễ bị đau hơn. Đó là lý do tại sao cơn đau do thoái hóa khớp thường tăng lên vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Stress

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress hay căng thẳng làm tăng cảm giác đau.

Thay đổi thời tiết

Những thay đổi về thời tiết có thể khiến các triệu chứng thoái hóa khớp trở nên trầm trọng hơn. Những người bị thoái hóa khớp thường đặc biệt nhạy cảm với thời tiết lạnh và ẩm ướt.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thoái hóa khớp sau chấn thương: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp sau chấn thương: Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp sau chấn thương là tình trạng các cấu trúc trong khớp bị tổn thương sau khi khớp bị chấn thương.

Thế nào là thoái hóa khớp nguyên phát và thoái hóa khớp thứ phát?
Thế nào là thoái hóa khớp nguyên phát và thoái hóa khớp thứ phát?

Thoái hóa khớp được chia thành hai loại: thoái hóa khớp nguyên phát và thoái hóa khớp thứ phát. Thoái hóa khớp nguyên phát xảy ra do sự hao mòn sụn không rõ nguyên nhân còn thoái hóa khớp thứ phát xảy ra do một bệnh lý khác.

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hông
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hông

Thoái hóa khớp hông xảy ra do sụn trong khớp bị mòn, khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau khi chuyển động, điều này gây viêm và làm hỏng xương. Tình trạng này gây đau đớn và cứng khớp.

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là một vấn đề phổ biến gây đau, sưng tấy, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối, từ các biện pháp khắc phục tại nhà như chườm, tập thể dục nhẹ nhàng cho đến dùng thuốc và phẫu thuật.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây