1

Thế nào là thoái hóa khớp nguyên phát và thoái hóa khớp thứ phát?

Thoái hóa khớp được chia thành hai loại: thoái hóa khớp nguyên phát và thoái hóa khớp thứ phát. Thoái hóa khớp nguyên phát xảy ra do sự hao mòn sụn không rõ nguyên nhân còn thoái hóa khớp thứ phát xảy ra do một bệnh lý khác.
Thế nào là thoái hóa khớp nguyên phát và thoái hóa khớp thứ phát? Thế nào là thoái hóa khớp nguyên phát và thoái hóa khớp thứ phát?

Có hơn 100 loại viêm khớp và thoái hóa khớp là loại phổ biến nhất. Đây là tình trạng xảy ra do sụn ở đầu xương trong khớp bị mất đi.

Ước tính có hàng trăm triệu người trưởng thành trên khắp thế giới bị thoái hóa khớp và bệnh này chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi. Thoái hóa khớp nhẹ thường có thể điều trị bằng cách giảm cân nếu thừa cân, tập thể dục và dùng thuốc không kê đơn. Thoái hóa khớp nặng có thể phải điều trị bằng phẫu thuật.

Thoái hóa khớp được chia thành hai loại: thoái hóa khớp nguyên phát và thoái hóa khớp thứ phát. Thoái hóa khớp nguyên phát xảy ra do sự hao mòn sụn không rõ nguyên nhân còn thoái hóa khớp thứ phát xảy ra do một bệnh lý khác.

Sự khác biệt giữa thoái hóa khớp nguyên phát và thoái hóa khớp thứ phát

Thoái hóa khớp được coi là nguyên phát khi không xác định được nguyên nhân và được coi là thứ phát khi nguyên nhân do chấn thương hoặc một bệnh lý khác.

Thoái hóa khớp nguyên phát phổ biến hơn thoái hóa khớp thứ phát. Thoái hóa khớp nguyên phát thường xảy ra do sự hao mòn theo thời gian và chủ yếu xảy ra ở người trên 65 tuổi. Thoái hóa khớp nguyên phát thường xảy ra ở nhiều khớp hoạt dịch.

Khớp hoạt dịch là các khớp có khoang chứa dịch lỏng giữa hai đầu xương. Thoái hóa khớp thường xảy ra ở các khớp sau:

  • Bàn tay
  • Hông
  • Lưng dưới
  • Cổ
  • Đầu gối

Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp xảy ra khi sụn bao phủ các đầu xương trong khớp bị mất đi. Điều này khiến các đầu xương cọ xát vào nhau, dẫn đến các triệu chứng như đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động.

Thoái hóa khớp nguyên phát

Thoái hóa khớp nguyên phát còn được gọi là thoái hóa khớp vô căn. “Vô căn” có nghĩa là không xác định được nguyên nhân. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân chính xác nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp nguyên phát.

Ví dụ, các yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp hông nguyên phát gồm có:

  • Tuổi cao
  • Tiền sử gia đình bị thoái hóa khớp hông
  • Béo phì
  • Từng bị gãy xương hông
  • Thực hiện chuyển động lặp đi lặp lại ở hông
  • Làm công việc tay chân nặng nhọc
  • Chơi các môn thể thao gây áp lực lớn lên khớp hông

Thoái hóa khớp thứ phát

Thoái hóa khớp thứ phát xảy ra khi một nguyên nhân nào đó phá hủy sụn trong khớp. Loại thoái hóa khớp này thường xảy ra do chấn thương hoặc trật khớp.

Nếu tình trạng thoái hóa khớp xảy ra ở một khớp hiếm khi bị thoái hóa thì rất có thể đó là thoái hóa khớp thứ phát.

Nhiều nguyên nhân có thể gây thoái hóa khớp thứ phát gồm có:

  • Các bệnh về khớp di truyền như trật khớp háng bẩm sinh, loạn sản xương hông và hội chứng tăng động khớp
  • Chấn thương, chẳng hạn như rách dây chằng chéo trước, gãy xương hoặc phẫu thuật cắt bỏ sụn chêm (sụn ở đầu gối)
  • Các bệnh do rối loạn chuyển hóa như bệnh gout, quá tải sắt và ochronosis ngoại sinh
  • Các bệnh nội tiết như suy giáp, bệnh to đầu chi và đái tháo đường
  • Các bệnh lý thần kinh như bệnh thần kinh đái tháo đường và bệnh giang mai thần kinh
  • Các bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm khớp nhiễm trùng, bệnh Paget và hoại tử xương

Các loại viêm khớp khác cũng có thể góp phần dẫn đến thoái hóa khớp thứ phát.

Ví dụ, một nghiên cứu vào năm 2017 đã phát hiện ra rằng những nam giới bị viêm cột sống dính khớp có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn đáng kể và cần phải thay toàn bộ khớp háng hoặc đầu gối. (1)

Ai có nguy cơ bị thoái hóa khớp?

Các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 3,3% đến 3,6% dân số thế giới bị thoái hóa khớp. (2)

Các yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gồm có:

  • Tiền sử chấn thương khớp hoặc sử dụng khớp quá mức
  • Béo phì
  • Là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trên 50 tuổi
  • Tuổi cao
  • Tiền sử gia đình
  • Chủng tộc, ví dụ người châu Á có nguy cơ thoái hóa khớp thấp hơn

Các yếu tố khác có thể góp phần dẫn đến thoái hóa khớp gồm có:

  • Yếu cơ
  • Làm công việc chân tay nặng nhọc
  • Thực hiện một chuyển động lặp đi lặp lại hàng ngày
  • Cơ tứ đầu yếu
  • Nồng độ hormone sinh dục thấp
  • Mật độ xương thấp
  • Chế độ ăn uống không đủ chất

Bước tiếp theo sau khi chẩn đoán thoái hóa khớp

Sau khi xác nhận chẩn đoán thoái hóa khớp, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị. Nói chung, nên bắt đầu với các phương pháp điều trị bảo tồn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thay đổi thói quen hoạt động.

NSAID giúp giảm viêm và đau khớp nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Loét và xuất huyết dạ dày
  • Suy thận mạn

Ngoài ra, acetaminophen – một loại thuốc giảm đau không kê đơn - cũng thường được dùng để điều trị viêm khớp. Loại thuốc này có ít tác dụng phụ hơn NSAID.

Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc bôi như lidocaine hoặc NSAID dạng bôi (voltaren hoặc diclofenac) để giảm đau khớp. NSAID dạng bôi sẽ an toàn hơn NSAID đường uống.

Nếu đã sử dụng các loại thuốc không kê đơn mà các triệu chứng không cải thiện thì sẽ phải chuyển sang thuốc giảm đau kê đơn, thuốc tiêm hoặc phẫu thuật.Phẫu thuật thường là giải pháp cuối cùng để điều trị thoái hóa khớp.

Người bệnh sẽ phải khám sức khỏe tổng thể để xem có mắc các bệnh góp phần gây thoái hóa khớp hay không. Một số bệnh lý ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, chẳng hạn như bệnh gout và đái tháo đường, có thể dẫn đến các vấn đề về khớp.

Điều trị thoái hóa khớp

Không có cách nào có thể chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp nhưng sử dụng thuốc và thay đổi lối sống thể giúp giảm triệu chứng.

Giảm cân và tập thể dục

Những người bị béo phì hoặc thừa cân nên cố gắng giảm cân để giảm áp lực lên khớp. Giảm cân còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường – một trong những bệnh lý góp phần gây ra các vấn đề về khớp.

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức mạnh của cơ, khớp và hỗ trợ giảm cân.

Thuốc

Thoái hóa khớp nhẹ có thể điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn như:

  • Acetaminophen
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Thuốc bôi

Nếu các loại thuốc này không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid. Steroid có tác dụng tương tự hormone cortisol, giúp giảm viêm và đau. Hiệu quả có duy trì trong nhiều tuần đến nhiều tháng.

Phương pháp điều trị hỗ trợ

Có thể kết hợp dùng thuốc với các phương pháp điều trị hỗ trợ dưới đây để giảm đau:

  • Kích thích thần kinh bằng điện qua da
  • Chườm nóng và lạnh
  • Các thiết bị hỗ trợ như nẹp, giày chống sốc, lót giày y khoa, gậy chống

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường chỉ cần thiết trong những trường hợp thoái hóa khớp nghiêm trọng, khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Các loại phẫu thuật để điều trị thoái hóa khớp gồm có:

  • Hợp nhất khớp: sử dụng nẹp vít giữ cố định các đầu xương trong khớp để ngăn khớp chuyển động và giảm đau. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ không thể cử động khớp được nữa.
  • Thay khớp: Thay khớp bị hỏng bằng một khớp nhân tạo làm bằng nhựa hoặc kim loại.
  • Cắt xương: được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp gối và hông. Trong ca phẫu thuật, bác sĩ ghép một phần xương nhỏ được lấy từ trên hoặc dưới đầu gối hoặc hông để làm giảm các triệu chứng.

Tóm tắt bài viết

Thoái hóa khớp là một loại viêm khớp xảy ra do sụn và các mô khác trong khớp bị phá hủy. Thoái hóa khớp được chia làm hai loại là thoái hóa khớp nguyên phát và thoái hóa khớp thứ phát. Thoái hóa khớp nguyên phát không rõ nguyên nhân, trong khi thoái hóa khớp thứ phát xảy ra do một bệnh lý khác, chấn thương hoặc trật khớp.

Nguy cơ thoái hóa khớp tăng theo tuổi tác. Nếu bị đau khớp dai dẳng, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác. Tuy rằng không có cách nào có thể điều trị dứt điểm thoái hóa khớp và phục hồi khớp lại như trước nhưng các phương pháp điều trị như dùng thuốc có thể giúp giảm đau và kiểm soát các triệu chứng khác, đồng thời cải thiện khả năng vận động.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nốt Heberden do thoái hóa khớp: Nguyên nhân và cách điều trị
Nốt Heberden do thoái hóa khớp: Nguyên nhân và cách điều trị

Nốt Heberden là những nốt sưng xuất hiện trên khớp ngón tay. Đó là một dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp do sụn trong khớp bị phá hủy. Nốt Heberden gây biến dạng ngón tay và gây khó khăn cho việc sử dụng bàn tay. Tuy rằng không có cách nào có thể điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp và nốt Heberden nhưng có nhiều cách để giảm đau và cải thiện khả năng cử động bàn tay.

Thoái hóa khớp sau chấn thương: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp sau chấn thương: Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp sau chấn thương là tình trạng các cấu trúc trong khớp bị tổn thương sau khi khớp bị chấn thương.

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hông
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hông

Thoái hóa khớp hông xảy ra do sụn trong khớp bị mòn, khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau khi chuyển động, điều này gây viêm và làm hỏng xương. Tình trạng này gây đau đớn và cứng khớp.

Thoái hóa khớp bàn ngón chân cái: Triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp bàn ngón chân cái: Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Thoái hóa khớp là do sụn trong khớp bị mòn, khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau. Điều này gây sưng, đau khớp và làm giảm phạm vi chuyển động của khớp. Thoái hóa khớp thường tiến triển từ từ theo thời gian. Một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất trên cơ thể là khớp bàn ngón chân cái (khớp nối ngón chân cái với xương bàn chân).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây