1

Nguyên nhân gây vấn đề về tâm lý trong thời kỳ mãn kinh

Bên cạnh những thay đổi về thể chất, phụ nữ sẽ còn gặp phải những thay đổi về tâm lý, tinh thần trong thời kỳ mãn kinh.
Nguyên nhân gây vấn đề về tâm lý trong thời kỳ mãn kinh Nguyên nhân gây vấn đề về tâm lý trong thời kỳ mãn kinh

Nội dung chính của bài viết:

  • Khi ở tuổi mãn kinh, buồng trứng sản xuất ít estrogen và progesterone hơn thì cơ thể và não bộ của phụ nữ cũng có nhiều thay đổi. Một số thay đổi này có liên quan đến tâm trạng.
  • Mãn kinh khiến phụ nữ thường xuyên cảm thấy lo lắng, bất an về sự lão hóa, điều này có thể gây buồn bã và tâm trạng tiêu cực.
  • Những thay đổi về tâm lý diễn ra giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh sẽ tự hết khi nồng độ nội tiết tố trong cơ thể ổn định trở lại sau mãn kinh. Quá trình này có thể phải mất vài tháng hoặc thậm chí vài năm.
  • Trong thời gian này bạn có thể chủ động khắc phục vấn đề bằng cách duy trì lối sống lành mạnh. Nếu tình trạng vẫn không có cải thiện thì có thể đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra hướng điều trị phù hợp. 

Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên diễn ra trong cuộc đời của mỗi phụ nữ, được xác định sau 12 tháng không có kinh nguyệt. Những năm trước khi mãn kinh được gọi là giai đoạn tiền mãn kinh. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường. Mức độ ra máu có thể nhiều hơn hoặc ít hơn và thời gian có kinh có thể dài hơn hoặc ngắn hơn so với trước đây. Nguyên nhân gây ra những bất thường này chủ yếu là do sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone khi cơ thể chuẩn bị mãn kinh, có nghĩa là chấm dứt hẳn chu kỳ kinh nguyệt. Estrogen và progesterone là những hormone tham gia điều hòa hệ thống sinh sản ở phụ nữ.

Phụ nữ sẽ gặp phải nhiều dấu hiệu, triệu chứng khác nhau trong cả giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Những dấu hiệu, triệu chứng này gồm có:

Triệu chứng về thể chất:

  • Bốc hỏa
  • Khô âm đạo
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Khó ngủ
  • Người mệt mỏi, ủ rũ

Triệu chứng về tâm lý, tinh thần:

  • Tâm trạng thay đổi thất thường
  • Dễ cáu gắt
  • Thường xuyên buồn bã, chán nản
  • Hay bồn chồn, lo lắng
  • Giảm tập trung

Tâm trạng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân và nhiều khi không thể xác định rõ những vấn đề về tâm lý hay những cảm xúc tiêu cực là do đâu.

Nguyên nhân

Mãn kinh thường diễn ra trong độ tuổi từ 40 đến 50. Độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ là 51. Khoảng thời gian trước mãn kinh hay tiền mãn kinh bắt đầu từ trước đó vài năm. Khi phụ nữ ở trong giai đoạn từ giữa đến cuối độ tuổi 30, nồng độ estrogen và progesterone bắt đầu giảm từ từ. Quá trình này dẫn đến tiền mãn kinh và sau đó là mãn kinh. Khi buồng trứng sản xuất ít estrogen và progesterone hơn thì cơ thể và não bộ cũng có nhiều thay đổi. Một số thay đổi này có liên quan đến tâm trạng.

Estrogen giúp điều chỉnh nồng độ một số hormone có vai trò cải thiện tâm trạng, tạo cảm giác vui vẻ, phấn chấn như:

  • Hormone serotonin
  • Hormone norepinephrine
  • Hormone dopamine

Estrogen còn hỗ trợ một số chức năng của não bộ, chẳng hạn như chức năng nhận thức. Khi nồng độ estrogen sụt giảm thì tâm trạng sẽ thay đổi. Sự suy giảm mức estrogen còn có thể khiến cho nhiều phụ nữ trở nên hay quên và điều này cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý.

Mãn kinh và tiền mãn kinh cũng gây nên nhiều thay đổi về thể chất và một số trong đó có thể dẫn đến trạng thái tinh thần, cảm xúc không tốt, ví dụ như khó ngủ và các vấn đề về tình dục. Nhiều phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh còn thường xuyên cảm thấy lo lắng, bất an về sự lão hóa, điều này có thể gây buồn bã và tâm trạng tiêu cực.

Không phải tất cả phụ nữ đều gặp phải những triệu chứng về tâm lý trong thời kỳ mãn kinh nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gặp phải những vấn đề này, ví dụ như:

  • Tiền sử trầm cảm
  • Thường xuyên phải chịu căng thẳng
  • Tình trạng sức khỏe kém

Biện pháp khắc phục tại nhà

Bạn có thể hạn chế triệu chứng thay đổi tâm trạng thất thường và những cảm xúc tiêu cực trong thời kỳ mãn kinh bằng một số thay đổi trong lối sống, ví dụ như:

  • Tập thể dục thường xuyên: Theo các nghiên cứu, thói quen tập thể dục ít nhất 4 lần một tuần, mỗi lần 50 phút sẽ giúp giảm bớt một số triệu chứng mãn kinh, gồm có đổ mồ hôi về đêm, khó chịu và cải thiện tâm trạng. Tập thể dục và các hoạt động thể chất kích thích cơ thể giải phóng endorphin và các hóa chất tạo cảm giác hưng phấn khác trong não bộ. Không cần tập luyện cường độ quá cao mà chỉ cần tập vừa phải và thay đổi nhiều bài tập khác nhau để tạo hứng khởi cho thói quen tập luyện. Ngoài ra, đi bộ trước khi bắt đầu làm việc hoặc sau bữa tối có thể đem lại tác dụng cải thiện tâm trạng tương đương với chạy bộ.
  • Ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe: Một chế độ ăn uống gồm nhiều loại thực phẩm lành mạnh sẽ tốt cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Có thể ăn đồ ngọt sẽ giúp tạo cảm giác vui vẻ nhưng điều này chỉ là tạm thời và sau đó có thể tâm trạng sẽ còn trở nên tệ hơn. Thay vào đó thì nên ăn các loại rau củ quả và thực phẩm giàu protein. Một chế độ ăn uống đa dạng có nhiều loại thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau xanh, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt còn cung cấp axit béo omega-3, folate và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Đây đều là những chất có thể giúp cải thiện tâm trạng.
  • Giảm căng thẳng bằng những biện pháp như tập yoga, ngồi thiền, ra ngoài đi dạo, xem phim, nghe nhạc,…
  • Ngủ đủ giấc: Việc thiếu ngủ có thể gây mệt mỏi, tâm trạng ủ rũ, cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng thất thường. Hãy tạo cho mình một số thói quen vào buổi tối để đảm bảo chất lượng giấc ngủ như tắt các thiết bị điện tử, không ăn nhiều, không uống trà, cà phê và rượu trước khi đi ngủ, giữ cho nhiệt độ phòng ngủ mát mẻ và loại bỏ hết ánh sáng xung quanh. Một giấc ngủ kéo dài từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm sẽ giúp có tâm trạng thoải mái vào ngày hôm sau và ngoài ra còn giúp phục hồi chức năng miễn dịch.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Cần đi khám bác sĩ nếu gặp phải các vấn đề ở mức độ nghiêm trọng, kéo dài mà không cải thiện và gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Trước khi đi khám, nên theo dõi trạng thái tâm lý, tinh thần của bản thân cũng như là những tác nhân gây ra cảm xúc tiêu cực, ví dụ như:

  • Các hoạt động
  • Tình huống căng thẳng
  • Thói quen ăn uống
  • Các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang dùng

Trước hết bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để phát hiện hay loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến tâm trạng. Sau đó có thể sẽ cần làm xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone và chức năng tuyến giáp.

Các phương pháp điều trị

Liệu pháp hormone thay thế (HRT) ngắn hạn là một giải pháp giúp cải thiện những triệu chứng về tâm lý cũng như là các triệu chứng về thể chất xảy ra trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định điều trị bằng liệu pháp hormone vì phương pháp này có thể làm tăng nguy cơ xảy ra một số vấn đề về sức khỏe như:

Những người có tiền sử mắc một trong các bệnh này cũng không nên điều trị bằng liệu pháp hormone. Dựa trên các yếu tố nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mãn kinh mà bác sĩ sẽ tư vấn liệu pháp này có lợi hay không. Liệu pháp hormone thay thế có nhiều dạng khác nhau như:

  • Dạng miếng dán
  • Dạng kem bôi
  • Dạng thuốc uống

Ngoài ra, châm cứu cũng là một phương pháp khác có tác dụng cải thiện những vấn đề tiêu cực về tâm lý, cảm xúc trong thời kỳ mãn kinh. Châm cứu giúp cân bằng nồng độ hormone, kích thích cơ thể tăng cường sản xuất hormone dopamine và norepinephrine.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Rụng tóc khi mãn kinh: Nguyên nhân và cách khắc phục
Rụng tóc khi mãn kinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ở những phụ nữ đang phải trải qua thời kỳ mãn kinh, nguyên nhân gây rụng tóc đa phần đều có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên còn có nhiều yếu tố khác cũng có thể góp phần gây rụng tóc trong thời kỳ này, ví dụ như căng thẳng mức độ cao trong thời gian dài, bệnh tật hoặc thiếu một số chất dinh dưỡng.

Tại sao phụ nữ lại tăng cân trong thời kỳ mãn kinh?
Tại sao phụ nữ lại tăng cân trong thời kỳ mãn kinh?

Mãn kinh sẽ gây ra rất nhiều thay đổi, cả về thể chất lẫn cảm xúc, tinh thần. Những thay đổi này gồm có cả tăng cân.

Tại sao lại bị ngứa trong thời kỳ mãn kinh?
Tại sao lại bị ngứa trong thời kỳ mãn kinh?

Sự thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ mãn kinh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu mà phổ biến nhất là bốc hỏa, thay đổi tâm trạng, khô âm đạo và đổ mồ hôi về đêm. Nhiều phụ nữ còn gặp phải những triệu chứng ở da, chẳng hạn như khô da và ngứa ngáy.

Trầm cảm và sức khỏe tinh thần trong thời kỳ mãn kinh
Trầm cảm và sức khỏe tinh thần trong thời kỳ mãn kinh

Trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh là một vấn đề có thể điều trị được. Khi nhận thấy có những thay đổi tâm lý, cảm xúc bất thường thì nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn những phương pháp can thiệp, điều trị hiệu quả nhất.

Loãng xương và sức khỏe xương khớp trong thời kỳ mãn kinh
Loãng xương và sức khỏe xương khớp trong thời kỳ mãn kinh

Vấn đề loãng xương thường không được phát hiện cho đến khi xương quá yếu và bị gãy. Khi đã bị gãy xương một lần do loãng xương thì sẽ rất dễ tiếp tục bị gãy trong tương lai.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây