1

Rụng tóc khi mãn kinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ở những phụ nữ đang phải trải qua thời kỳ mãn kinh, nguyên nhân gây rụng tóc đa phần đều có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên còn có nhiều yếu tố khác cũng có thể góp phần gây rụng tóc trong thời kỳ này, ví dụ như căng thẳng mức độ cao trong thời gian dài, bệnh tật hoặc thiếu một số chất dinh dưỡng.
Rụng tóc khi mãn kinh: Nguyên nhân và cách khắc phục Rụng tóc khi mãn kinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nội dung chính của bài viết:

  • Ở những phụ nữ đang phải trải qua thời kỳ mãn kinh, nguyên nhân gây rụng tóc đa phần đều có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố. 
  • Còn có nhiều yếu tố khác cũng có thể góp phần gây rụng tóc trong thời kỳ này, ví dụ như căng thẳng mức độ cao trong thời gian dài, bệnh tật hoặc thiếu một số chất dinh dưỡng.
  • Một số cách giúp phụ nữ giữ được mái tóc dày và khỏe trong thời kỳ mãn kinh, đó là: giảm căng thẳng, tăng cường vận động, ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, hạn chế gây tổn hại cho tóc và lưu ý tới các loại thuốc đang dùng.

Nguyên nhân gây rụng tóc vào thời kỳ mãn kinh

Mãn kinh là một quá trình sinh học tự nhiên mà tất cả phụ nữ phải trải qua vào một độ tuổi nhất định. Từ khoảng một vài năm trước khi mãn kinh (được gọi là giai đoạn tiền mãn kinh), cơ thể sẽ bắt đầu có nhiều thay đổi về thể chất do sự thay đổi nồng độ hormone. Các triệu chứng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải trải qua trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh gồm có bốc hỏa, thay đổi tâm trạng và mất ngủ. Ngoài ra, rụng tóc cũng là một triệu chứng phổ biến khác.

Rụng tóc ở nữ giới thường khó nhận thấy hơn so với nam giới. Ở phụ nữ, tình trạng rụng tóc đa phần chỉ dẫn đến kết quả là tóc mỏng hơn chứ không tạo nên những mảng hói như ở nam. Hiện tượng tóc mỏng đi này có thể xảy ra ở đằng trước, hai bên hoặc ở đỉnh đầu. Tóc cũng có thể rụng theo từng lọn lớn trong khi chải và gội đầu.

Rụng tóc trong giai đoạn tiền mãn kinh là kết quả do sự mất cân bằng nội tiết tố. Cụ thể, nguyên nhân là do sự giảm sản sinh estrogen và progesterone trong cơ thể. Những hormone này giúp tóc mọc nhanh hơn và bám được trên da đầu trong thời gian dài hơn. Khi nồng độ estrogen và progesterone sụt giảm thì tóc mọc chậm hơn và trở nên mỏng hơn rất nhiều. Mức estrogen và progesterone thấp còn kích thích có thể tăng sản sinh androgen - một nhóm các hormone nam. Androgen gây thu nhỏ nang tóc và dẫn đến rụng tóc. Trong một số trường hợp, những hormone này còn gây hiện tượng mọc lông không mong muốn trên mặt và trên nhiều khu vực khác của cơ thể.

Ở những phụ nữ đang phải trải qua thời kỳ mãn kinh, nguyên nhân gây rụng tóc đa phần đều có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên còn có nhiều yếu tố khác cũng có thể góp phần gây rụng tóc trong thời kỳ này, ví dụ như căng thẳng mức độ cao trong thời gian dài, bệnh tật hoặc thiếu một số chất dinh dưỡng. Một số phương pháp xét nghiệm máu sẽ giúp xác định nguyên nhân gây rụng tóc, ví dụ như xét nghiệm tuyến giáp và xét nghiệm công thức máu toàn bộ.

Rụng tóc sẽ khiến phụ nữ cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình nhưng thường thì tình trạng này sẽ không kéo dài vĩnh viễn và cũng có nhiều biện pháp khác nhau để điều trị rụng tóc cũng như là cải thiện chất lượng tóc. Dưới đây là một số cách giúp phụ nữ giữ được mái tóc dày và khỏe trong thời kỳ mãn kinh.

1. Giảm căng thẳng

Điều quan trọng nhất là phải kiểm soát mức độ căng thẳng để tránh mất cân bằng nội tiết tố. Sự giảm sản sinh estrogen có thể ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não bộ và gây thay đổi tâm trạng, lo âu và căng thẳng. Tập yoga và các biện pháp thư giãn khác như bài tập thở là những giải pháp rất hiệu quả trong việc giảm căng thẳng và kiểm soát nhiều triệu chứng mãn kinh khác. Bạn cũng có thể hạn chế căng thẳng bằng những biện pháp đơn giản khác như ra ngoài đi dạo hay dành nhiều thời gian hơn cho những sở thích của bản thân.

2. Tăng cường vận động

Tập thể dục là phần rất quan trọng trong một lối sống lành mạnh. Thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ nâng cao sức khỏe và giúp tinh thần vui vẻ, phấn chấn hơn. Điều này còn có tác dụng ngăn ngừa một số triệu chứng khác của thời kỳ mãn kinh, gồm có thay đổi tâm trạng, tăng cân và mất ngủ. Đây đều là những yếu tố rất quan trọng để duy trì sự cân bằng nội tiết tố và thúc đẩy sự mọc tóc.

Hãy chọn một hình thức tập thể dục mà bạn cảm thấy phù hợp nhất, có thể là chỉ đi bộ, đến phòng gym, tập thể dục nhịp điệu, đánh cầu lông hay chạy bộ.

3. Ăn uống đủ chất

Một chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất nhưng ít chất béo là một trong những cách tốt nhất để chống rụng tóc. Nên bổ sung thêm các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả trong mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, nên kết hợp các loại dầu bão hòa đơn, như dầu ô-liu và dầu mè vào chế độ ăn uống hàng ngày. Uống trà xanh và dùng viên uống bổ sung vitamin B6, axit folic sẽ giúp phục hồi sự phát triển của tóc. Các axit béo thiết yếu cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của tóc. Những axit béo này có trong các loại thực phẩm như:

  • Cá hồi
  • Cá ngừ
  • Dầu hạt lanh
  • Quả óc chó
  • Hạnh nhân

4. Uống nhiều nước

Cơ thể chúng ta cần được cũng cấp đủ nước để có thể duy trì hoạt động bình thường. Tốt nhất nên uống nước lọc và tránh xa những loại đồ uống chứa nhiều đường như nước trái cây, soda… Các loại đồ uống này sẽ khiến cho lượng đường trong cơ thể tăng cao và gây hại cho sức khỏe. Lượng nước cần uống mỗi ngày ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào chiều cao, cân nặng, tình trạng sức khỏe tổng thể và mức độ vận động nhưng thông thường nên cố gắng uống 8 cốc nước (mỗi cốc khoảng 230ml) mỗi ngày.

5. Hạn chế gây tổn hại cho tóc

Để tránh tóc bị khô và gãy thì tốt nhất nên tránh xa các phương pháp làm tóc sử dụng nhiệt độ cao như sấy tóc hay uốn tóc. Nói chung, tất cả các phương pháp làm tóc như nối tóc hay nhuộm tóc đều sẽ làm cho tóc bị yếu và gây rụng tóc sớm. Nếu muốn nhuộm tóc thì nên chọn những màu tự nhiên như nâu. Hóa chất có trong các loại thuốc nhuộm và uốn tóc sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của cả da đầu và tóc. Khi gội đầu thì luôn luôn phải sử dụng dầu xả để giữ cho da đầu khỏe mạnh, thúc đẩy sự mọc tóc và nuôi dưỡng tóc mềm mượt.

Khi đi bơi thì nên đội mũ bơi vì clo trong nước bể bơi có thể góp phần làm suy yếu và gãy tóc. Khi cần ra ngoài trời nắng hoặc gió trong thời gian dài thì phải nhớ đội mũ để bảo vệ tóc không bị khô và gãy rụng.

6. Chú ý đến các loại thuốc đang dùng

Một số loại thuốc có đi kèm tác dụng phụ là gây rụng tóc. Nếu bạn đang dùng thuốc và nhận thấy bị rụng tóc nhiều thì nên thông báo cho bác sĩ. Nếu đúng nguyên nhân là do thuốc thì bác sĩ sẽ kê một loại thuốc khác an toàn hơn. Không được tự ý ngừng dùng thuốc kê đơn khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì điều này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nguyên nhân
Tin liên quan
Cách khắc phục khô âm đạo vào thời kỳ mãn kinh
Cách khắc phục khô âm đạo vào thời kỳ mãn kinh

Mãn kinh đánh dấu sự kết thúc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nếu đã qua 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt thì có nghĩa là bạn đã mãn kinh. Độ tuổi mãn kinh trung bình là 51 tuổi nhưng mãn kinh có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn.. Nội tiết tố có sự thay đổi lớn vào thời kỳ mãn kinh. Ở giai đoạn này, nồng độ estrogen và progesterone sẽ sụt giảm. Điều này gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, gồm có khô âm đạo.

Mãn kinh ở độ tuổi 20: Nguyên nhân và cách điều trị
Mãn kinh ở độ tuổi 20: Nguyên nhân và cách điều trị

Ở hầu hết phụ nữ, thời kỳ mãn kinh bắt đầu ở độ tuổi cuối 40 đến đầu 50. Nhưng ở một số người, sự sản xuất estrogen suy giảm và chu kỳ kinh nguyệt kết thúc sớm hơn nhiều. Thời kỳ mãn kinh có thể bắt đầu trước tuổi 40 và thậm chí có thể xảy ra ở độ tuổi 20. Thời kỳ mãn kinh bắt đầu trước tuổi 40 được gọi là mãn kinh quá sớm (premature menopause).

Nguyên nhân nào gây mãn kinh sớm?
Nguyên nhân nào gây mãn kinh sớm?

Hầu hết phụ nữ bắt đầu mãn kinh trong độ tuổi từ 45 đến 55 mà đa phần là ngoài 50 tuổi. Nếu phụ nữ mãn kinh trước độ tuổi này thì gọi là mãn kinh sớm.

Nguyên nhân gây vấn đề về tâm lý trong thời kỳ mãn kinh
Nguyên nhân gây vấn đề về tâm lý trong thời kỳ mãn kinh

Bên cạnh những thay đổi về thể chất, phụ nữ sẽ còn gặp phải những thay đổi về tâm lý, tinh thần trong thời kỳ mãn kinh.

Nguyên nhân gây buồn nôn vào thời kỳ mãn kinh
Nguyên nhân gây buồn nôn vào thời kỳ mãn kinh

Mặc dù không phổ biến nhưng buồn nôn cũng có thể là một triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Buồn nôn vào thời kỳ mãn kinh có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra, gồm có sự thay đổi nội tiết tố và các triệu chứng mãn kinh khác như bốc hỏa. Buồn nôn cũng có thể là tác dụng phụ của liệu pháp hormone thay thế.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây