1

Nguyên nhân bị rụng tóc khi dùng metformin

Nguyên nhân gây rụng tóc khi dùng metformin có thể là do lượng đường trong máu cao hoặc thiếu vitamin B12 chứ không phải do metformin trực tiếp gây ra. Mối liên hệ giữa sự thiếu hụt vitamin B12, tăng đường huyết và rụng tóc vẫn chưa được xác định rõ.
Nguyên nhân bị rụng tóc khi dùng metformin Nguyên nhân bị rụng tóc khi dùng metformin

Metformin (metformin hydrochloride) là một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường type 2 hoặc tăng đường huyết. Loại thuốc này làm giảm lượng đường được tạo ra bởi gan và tăng độ nhạy của tế bào cơ với insulin. Đôi khi metformin còn được sử dụng để điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Metformin có gây rụng tóc không?

Có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy metformin trực tiếp gây rụng tóc.

Đã có một vài báo cáo đơn lẻ về tình trạng rụng tóc ở những người dùng metformin. Trong một báo cáo, một người mắc bệnh tiểu đường type 2 dùng metformin và sitagliptin - một loại thuốc điều trị tiểu đường khác đã bị rụng lông mày và lông mi. (1) Có thể đây là một tác dụng phụ của thuốc nhưng điều này là chưa chắc chắn. Có thể còn có những nguyên nhân khác.

Một nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy rằng việc sử dụng metformin trong thời gian dài có thể làm giảm mức vitamin B12 và folate (vitamin B9) trong cơ thể. Ngoài ra, một nghiên cứu bệnh-chứng vào năm 2015 đã tìm thấy mối liên hệ giữa tình trạng rụng tóc và lượng đường trong máu cao. (2)

Nguyên nhân gây rụng tóc khi dùng metformin có thể là do lượng đường trong máu cao hoặc thiếu vitamin B12 chứ không phải do metformin trực tiếp gây ra. Mối liên hệ giữa sự thiếu hụt vitamin B12, tăng đường huyết và rụng tóc vẫn chưa được xác định rõ.

Các nguyên nhân liên quan khác gây rụng tóc

Mặc dù metformin có thể không phải là nguyên nhân trực tiếp gây rụng tóc nhưng có một số yếu tố có thể góp phần khiến cho tóc trở nên yếu và dễ gãy rụng khi dùng metformin. Các yếu tố này gồm có:

  • Stress: Cơ thể bị stress khi có vấn đề về sức khỏe (bệnh tiểu đường hoặc hội chứng buồng trứng đa nang) và stress có thể gây rụng tóc tạm thời.
  • Nội tiết tố: Bệnh tiểu đường và hội chứng buồng trứng đa nang có thể ảnh hưởng đến mức nội tiết tố trong cơ thể. Sự thay đổi nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến sự mọc tóc.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Một trong những triệu chứng phổ biến của hội chứng buồng trứng đa nang là rụng tóc.
  • Tăng đường huyết: Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương mạch máu, bao gồm cả các mạch máu ở da đầu. Khi nang tóc không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng, tóc sẽ bị rụng.

Metformin có thể gây thiếu vitamin B12

Nếu bạn đang dùng metformin và bị rụng tóc thì nguyên nhân có thể là do thiếu vitamin B12. Mặc dù cơ thể không cần nhiều vitamin B12 nhưng quá ít vitamin B12 có thể gây ra các vấn đề lớn như:

  • Rụng tóc
  • Thiếu năng lượng
  • Mệt mỏi
  • Táo bón
  • Chán ăn
  • Sụt cân

Metformin có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B12 ở ruột non là dẫn đến thiếu vitamin B12. Một số tác dụng phụ của metformin cũng có thể gây thiếu hụt vitamin B12. Do đó, nếu bạn đang dùng metformin và có các dấu hiệu thiếu vitamin B12 như rụng tóc thì hãy bổ sung vitamin B12 cho cơ thể. Vitamin này có trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa. Nếu không ăn được nhiều thực phẩm giàu vitamin B12 thì có thể dùng thực phẩm chức năng để bổ sung nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Các cách trị rụng tóc tự nhiên

Dưới đây là một số cách đơn giản để giảm và ngăn ngừa rụng tóc.

  • Giảm căng thẳng: Hãy cố gắng hạn chế căng thẳng và thư giãn bằng các cách như đọc sách, tập thể dục nhẹ nhàng hay dành thời gian cho sở thích cá nhân. Giảm căng thẳng sẽ giúp giảm rụng tóc.
  • Tránh các kiểu tóc phải buộc tóc quá chặt như tóc đuôi ngựa hay tết tóc. Việc buộc tóc quá chặt sẽ gây rụng tóc.
  • Tránh các phương pháp làm tóc sử dụng nhiệt như ép tóc hay uốn tóc.
  • Hạn chế sử dụng hóa chất lên tóc như thuốc nhuộm hay tẩy tóc.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Thiếu hụt chất dinh dưỡng là một nguyên nhân gây rụng tóc.

Nếu đã thử nhiều cách mà vẫn bị rụng tóc thì nên đi khám. Rụng tóc có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Trong trường hợp này, điều trị vấn đề đó sẽ giúp giảm rụng tóc.

Khi nào cần đi khám?

Nếu nhận thấy tóc bị rụng quá nhiều và mỏng đi rõ rệt, hãy đi khám. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề.

Tóm tắt bài viết

Có rất nhiều loại thuốc gây rụng tóc và điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trong quá trình điều trị. Metformin không nằm trong số đó. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường type 2 và hội chứng buồng trứng đa nang - các vấn đề được điều trị bằng metformin – có thể gây rụng tóc. Do đó, rụng tóc có thể là triệu chứng của bệnh chứ không phải là tác dụng phụ của thuốc điều trị.

Nếu đúng là như vậy, việc kiểm soát tốt tình trạng bệnh sẽ giúp làm giảm rụng tóc. Ngoài ra còn có các biện pháp tự nhiên để cải thiện tình trạng rụng tóc như giảm căng thẳng, ăn uống đủ chất và tránh các phương pháp làm tóc gây hại đến tóc.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường?
Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính xảy ra do cơ thể không thể sử dụng lượng đường trong máu (glucose) một cách hiệu quả. Nguyên nhân chính xác gây ra điều này vẫn chưa được xác định rõ nhưng rất có thể một phần là do các yếu tố di truyền và môi trường. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gồm có béo phì và mức cholesterol cao. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể gây bệnh tiểu đường.

Các nguyên nhân gây đau khớp ở người bị đái tháo đường
Các nguyên nhân gây đau khớp ở người bị đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có thể làm hỏng khớp và dẫn đến một tình trạng gọi là bệnh khớp do đái tháo đường. Đau khớp do chấn thương xảy ra ngay lập tức nhưng triệu chứng đau của bệnh khớp do đái tháo đường tiến triển từ từ theo thời gian.

Đau chân và chuột rút do đái tháo đường: Nguyên nhân và cách điều trị
Đau chân và chuột rút do đái tháo đường: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh đái tháo đường có thể gây nên nhiều biến chứng khác nhau, một trong số đó là đau chân và chuột rút chân. Những biến chứng này thường xảy ra do tổn thương dây thần kinh hay còn được gọi là bệnh thần kinh đái tháo đường. Khi các dây thần kinh ở cánh tay hoặc chân bị ảnh hưởng thì tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. Đây có thể là hậu quả trực tiếp của tình trạng đường huyết cao trong thời gian dài.

Nguyên nhân thay đổi tâm trạng thất thường ở người bệnh tiểu đường
Nguyên nhân thay đổi tâm trạng thất thường ở người bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường có thể bị thay đổi tâm trạng thất thường do dao động lượng đường trong máu, stress hoặc vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Người bị tiểu đường có thể sử dụng chất làm ngọt nhân tạo không?
Người bị tiểu đường có thể sử dụng chất làm ngọt nhân tạo không?

Chất làm ngọt nhân tạo là các chất hóa học tổng hợp có tác dụng kích thích các thụ thể cảm nhận vị ngọt trên lưỡi. Các chất làm ngọt nhân tạo tạo vị ngọt cho đồ ăn mà thường chứa ít calo và không có giá trị dinh dưỡng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây