1

Khi nào có thể ngừng dùng metformin?

Mặc dù metformin thường được dùng lâu dài để kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 nhưng đôi khi có thể ngừng thuốc. Nhiều người bị tiểu đường có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách thực hiện một số thay đổi về lối sống, chẳng hạn như duy trì cân nặng khỏe mạnh, chú ý đến chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên.
Khi nào có thể ngừng dùng metformin? Khi nào có thể ngừng dùng metformin?

Có thể ngừng dùng metformin không?

Metformin là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị bệnh tiểu đường. Thuốc này giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường type 2. Metformin có cả dạng viên nén (Glumetza) và chất lỏng (Riomets). Thuốc được dùng trong hoặc ngay sau bữa ăn.

Mặc dù metformin thường được dùng lâu dài để kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 nhưng đôi khi có thể ngừng thuốc. Nhiều người bị tiểu đường có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách thực hiện một số thay đổi về lối sống, chẳng hạn như duy trì cân nặng khỏe mạnh, chú ý đến chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên.

Tuy nhiên, phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ngừng dùng metformin, ngay cả khi những thay đổi về lối sống có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

Đọc tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về tác dụng của metformin và khi nào thì có thể ngừng thuốc.

Cơ chế kiểm soát bệnh tiểu đường của metformin

Metformin không điều trị được nguyên nhân gốc rễ của bệnh tiểu đường mà chỉ điều trị các triệu chứng của bệnh bằng cách làm giảm lượng đường (glucose) trong máu thông qua các cơ chế sau đây:

  • Giảm lượng glucose được giải phóng từ gan
  • Giảm sự hấp thụ glucose từ ruột vào máu
  • Cải thiện độ nhạy insulin ở các tế bào ngoại biên, tăng khả năng hấp thụ và sử dụng glucose của tế bào

Ngoài tác dụng cải thiện lượng đường trong máu, metformin còn mang lại những lợi ích khác như:

  • Giảm lipid, dẫn đến giảm mức triglyceride trong máu
  • Giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL cholesterol hay cholesterol xấu)
  • Tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL cholesterol hay cholesterol tốt)
  • Giảm cảm giác thèm ăn, nhờ đó hỗ trợ giảm cân ở mức độ vừa phải

Tác dụng phụ của metformin

Metformin là một loại thuốc an toàn và hiệu quả để điều trị bệnh tiểu đường type 2.

Tuy nhiên, giống như hầu hết các loại thuốc khác, metformin cũng có thể gây tác dụng phụ và không phù hợp với một số người, chẳng hạn như:

  • Người có tiền sử bệnh gan
  • Người có tiền sử bệnh thận nghiêm trọng
  • Người có tiền sử một số bệnh tim mạch

Nếu bạn hiện đang dùng metformin và gặp phải tác dụng phụ thì còn có thể chuyển sang loại thuốc khác. Ngoài metformin còn có rất nhiều loại thuốc khác để điều trị bệnh tiểu đường.

Tác dụng phụ phổ biến

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của metformin là đau đầu và các vấn đề về tiêu hóa như:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn
  • Khó tiêu, đầy hơi hay cảm giác khó chịu ở bụng
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng

Các tác dụng phụ khác

Metformin có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B12 và dẫn đến thiếu hụt vitamin B12 nhưng điều này thường chỉ xảy ra sau khi sử dụng thuốc trong thời gian dài.

Dùng metformin còn có thể gây chán ăn. Điều này có thể dẫn đến sụt cân nhẹ. Không giống như với nhiều loại thuốc khác, metformin không gây tăng cân.

Ngoài ra còn có một vài tác dụng phụ khác mà người dùng metformin có thể gặp phải.

Nhiễm toan axit lactic

Mặc dù rất hiếm gặp nhưng metformin có thể gây ra một tác dụng phụ nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng gọi là nhiễm toan axit lactic. Đây là tình trạng axit lactic tích tụ trong máu. Người bị nhiễm toan axit lactic không nên dùng metformin. Nhiễm toan axit lactic rất nguy hiểm và có thể gây tử vong.

Người mắc bệnh thận có nguy cơ nhiễm toan axit lactic cao hơn. Do đó, những người bị bệnh thận cần cho bác sĩ biết để bác sĩ kê loại thuốc phù hợp.

Hạ đường huyết

Dùng metformin cùng với insulin hoặc các loại thuốc trị tiểu đường khác sẽ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp).

Nhưng chỉ dùng một mình metformin sẽ không gây hạ đường huyết.

Điều quan trọng là người bệnh phải đo đường huyết thường xuyên để bác sĩ điều chỉnh liều dùng thuốc.

Khi nào có thể ngừng dùng metformin?

Dùng các loại thuốc như metformin là một phần quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu như bệnh tiểu đường thuyên giảm thì có thể giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc hoàn toàn.

Nếu muốn ngừng dùng thuốc điều trị tiểu đường, trước tiên người bệnh cần trao đổi với bác sĩ.

Cho dù có dùng thuốc hay không, người bệnh tiểu đường cũng nên thực hiện một số thay đổi về thói quen sống.

Duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn là những cách tốt nhất để giữ lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh. Nếu như có thể kiểm soát mức đường huyết bằng cách thay đổi lối sống thì có thể ngừng dùng metformin hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường khác.

Một phương pháp thường được sử dụng để theo dõi bệnh tiểu đường là xét nghiệm A1C. Xét nghiệm máu này cho biết mức đường huyết trung bình trong thời gian vài tháng. Để có thể ngừng dùng thuốc điều trị tiểu đường, người bệnh cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Chỉ số A1C dưới 6,5% trong 6 tháng trở lên liên tục
  • Mức đường huyết lúc đói vào buổi sáng dưới 130mg/dL.
  • Mức đường huyết ngẫu nhiên hoặc sau bữa ăn dưới 180mg/dL.

Nếu không đáp ứng các điều kiện này thì không được ngừng dùng metformin.

Các điều kiện nêu trên có thể thay đổi theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe tổng thể và một vài yếu tố khác. Vì vậy, tốt nhất hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ trước khi thay đổi việc sử dụng metformin.

Thay đổi lối sống để kiểm soát bệnh tiểu đường

Metformin có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng về lâu dài của bệnh tiểu đường type 2. Nhưng người bệnh có thể ngừng thuốc nếu bác sĩ xác nhận có thể kiểm soát lượng đường trong máu mà không cần dùng đến thuốc.

Người bệnh tiểu đường có thể giảm và kiểm soát tốt mức đường huyết mà không cần dùng thuốc bằng cách thực hiện các thay đổi về lối sống sau đây:

  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Giảm lượng carb trong chế độ ăn uống
  • Ngừng sử dụng thuốc lá
  • Hạn chế hoặc không uống rượu bia

Tóm tắt bài viết

Metformin là một loại thuốc trị tiểu đường được sử dụng rất phổ biến. Nếu như có thể kiểm soát thành công bệnh tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống thì có thể ngừng dùng metformin. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ngừng thuốc.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Có được uống rượu bia khi sử dụng metformin không?
Có được uống rượu bia khi sử dụng metformin không?

Uống rượu bia có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh tiểu đường và rủi ro sẽ còn lớn hơn nếu như uống rượu bia trong khi dùng metformin – một loại thuốc được dùng để kiểm soát lượng đường trong máu. Tại sao việc uống đồ uống có cồn lại có thể gây nguy hiểm khi dùng metformin và đồ uống có cồn ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường?

Nguyên nhân bị rụng tóc khi dùng metformin
Nguyên nhân bị rụng tóc khi dùng metformin

Nguyên nhân gây rụng tóc khi dùng metformin có thể là do lượng đường trong máu cao hoặc thiếu vitamin B12 chứ không phải do metformin trực tiếp gây ra. Mối liên hệ giữa sự thiếu hụt vitamin B12, tăng đường huyết và rụng tóc vẫn chưa được xác định rõ.

Thuốc kết hợp metformin-pioglitazone: Liều dùng và tác dụng phụ
Thuốc kết hợp metformin-pioglitazone: Liều dùng và tác dụng phụ

Metformin-pioglitazone được sử dụng để giảm lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường type 2. Thuốc được sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục.

Ăn bưởi trong khi dùng metformin có sao không?
Ăn bưởi trong khi dùng metformin có sao không?

Theo các nghiên cứu trên động vật, uống nước ép bưởi trong khi dùng metformin có thể dẫn đến nhiễm toan axit lactic. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên người lại không cho thấy sự tương tác này.

Tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường metformin
Tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường metformin

Metformin có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ về tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn hoặc nôn. Mặc dù hiếm gặp nhưng metformin cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng cần can thiệp khẩn cấp như nhiễm toan axit lactic.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây